Đây là quá trình đặc trưng của hoạt động Marketing, hay còn gọi là hoạt động “bề nổi” của Marketing. Tuy nhiên, đối với từng loại hình doanh nghiệp, đòi hỏi phải có những khác biệt trong quá trình này. Đối với những loại hình đặc biệt như tài chính – ngân hàng, việc thông báo giá trị này đòi hỏi phải thực hiện một cách rất tinh tê. Trong phần kinh nghiệm tại mục 3, chúng tôi có đưa ra một số kinh nghiêm thu thập từ ngân hàng trong nước và nước ngoài. Nguyên tắc cơ bản hàng đầu của lĩnh vực này là quá trình thông báo giá trị phải diễn ra hết sức tinh tế để tạo được niềm tin lớn nhất của khách hàng vào ngân hàng.
Như đã phân tích ở mục 3.1.3, chúng ta thấy hoạt động thông báo giá trị còn rất ít. Đối vơí khách hàng doanh nghiệp, Chi nhánh chỉ áp dụng hính thức tiếp thị trực tiếp. Trong nội bộ phòng nào thì các nhân viên có nhiệm vụ thực hiện thông
báo giá trị cho phòng đó. Đối với khách hàng cá nhân, Chi nhánh chủ yếu tiếp thị hệ thống thẻ.
Một mặt, điều này dẫn đến thành công nhất định về mặt thị phần của Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua, khi hoạt động thanh toán quốc tế chiếm đến 40% thị phần, và hệ thống thẻ vẫn đang đứng đầu thị trừơng toàn khu vực.
Mặt khác, ta thấy, Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh hoàn toàn không tập trung vào việc quảng bá một cách rộng rãi. Cứ theo đà này, thì trong lòng công chúng lẫn doanh nghiệp đã và ngày càng thêm mù mờ về một Ngân hàng Vietcombank từng có một thời kỳ rất sáng giá và khách hàng đã gủi gắm nhiều kỳ vọng. “Sự “vô tư” này dường như có nguồn gốc từ nếp nghĩ chủ quan của các nhà điều hành Vietcombank, ít nhiều ngộ nhận rằng mình vốn đã là một Ngân hàng thương mại lớn, có bề dày lịch sử lâu đời, nên “hữu xạ tự nhiên hương” chăng?” Tuy nhiên, hoạt động trong kinh tế thị trường thì không có một quy mô và bề dày lịch sử nào là tuyệt đối. Bên cạnh đó, thương hiệu của Vietcombank thật sự vẫn còn nhiều hạn chế. Hệ thống định vị thương hiệu của Ngân hàng chưa được quan tâm đầu tư xây dựng đúng mức: logo, hình ảnh Ngân hàng, hình ảnh nhân viên, uy tín - truyền thống, định vị…. Mặc dù ban lãnh đạo ngân hàng đã xác định tương đối cụ thể hình ảnh cần phấn đấu thể hiện của Ngân hàng, tuy nhiên các biện pháp xây dựng nhận thức của khách hàng và công động vẫn chưa cụ thể, mang tính hệ thống và chiến lược cao.
Tóm lại, việc quản trị Marketing còn rất mang tính tự phát và riêng lẻ cao. Nếu không nhận thức tác động quan trong của hoạt động này thì năng lực cạnh tranh trong tương lai của Chi nhánh sẽ bị giảm sút.
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP THỰC TIỄN CHO HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG NGÂN HAØNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH THAØNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.