Quản trị Marketing trong quá trình nghiên cứu giá trị

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá và xây dựng mô hình quản trị Marketing doc (Trang 62 - 64)

Nhiệm vụ của quá trình nghiên cứu giá trị là nghiên cứu xây dựng sản phẩm và nghiên cứu mức độ thoả mãn, sự phù hợp của sản phẩm Ngân hàng. Để thực hiện nhiệm vụ đó, đòi hỏi ngân hàng phải xác định được yêu cầu của đối tượng khách hàng trong thị trường này, đồng thời, xác định được yêu cầu khách hàng và chất lượng dịch vụ cung cấp. Kết thúc quá trình này, ngân hàng phải đạt được kết quả là xác định thị trường mục tiêu và định vị của ngân hàng trên thị trường đó.

Với mục tiêu là “ giữ vững thế mạnh truyền thống, mở rộng hoạt động cho đa dạng đối tượng dựa trên đa dạng sản phẩm”, ta dễ dàng nhận thấy Vietcombank

Thành phố Hồ Chí Minh xác định cho mình thị trường mục tiêu là thị trường thanh toán quốc tế, với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp lẫn cá nhân. Kết quả này chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khách quan đến cách thực hiện chủ quan của nội tại Ngân Hàng Ngoại thương Việt Nam và chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.

Trước hết, đó là yếu tố ảnh hưởng của lịch sử: Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh ra đời với chức năng là quản lý nhà nước trên lĩnh vực ngoại hối. Do đó, trong suốt quá trình phát triển của mình, Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh có hơn 10 năm độc quyền trong thị trường thanh toán quốc tế, dẫn đến Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh xem đây như là thế mạnh tuyệt đối và là thị trường mục tiêu của mình.

Bên cạnh đó, là ảnh hưởng của môi trường: sự phát triển của thị trường khách hàng doanhnghiệp lẫn khách hàng cá nhân, tác động của các Ngân hàng thương mại khác, xu thế phát triển của các Ngân hàng thương mại toàn cầu. Do đó, Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh quyết định mở rộng quy mô và phát triển thành ngân hàng đa năng, tức là đa dạng hoá thị trường và đa dạng hoá sản phẩm.

Ngoài ra, yếu tố nội tại của Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò rất quan trọng, chủ yếu là từ hai hướng, cấp lãnh đạo và cấp nhân viên. Ở cấp lãnh đạo, Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng từ chính sách chung Vietcombank trung ương. Dựa vào đó, ban lãnh đạo phải vận dụng cho phù hợp với thị trường Thành phố Hồ Chí Minh và ra kế hoạch hoạt động trọn gói cho hoạt động toàn chi nhánh. Cần phải khẳng định nguồn thông tin cho ban lãnh đạo làm việc là từ kết quả của phòng nghiên cứu tổng hợp, quy định chung của ngân hàng ngoại thương trung ương, kết hợp với nhận định và kinh nghiệm

của của lãnh đạo từ Chi nhánh đến Trung ương. Ở cấp nhân viên, trong quá trình thực thi, họ sẽ phản hồi những vấn đề gặp phải cùng những kiến nghị phương pháp giải quyết. Tuy nhiên, các vấn đề thường xoay quanh nghiệp vụ, đặc trưng từng bộ phận và mang tính hiện tại hơn là hướng tới khách hàng, thị trường tổng thể và có tính tương lai.

Trên đây là phương pháp và kết quả đạt được của hoạt động nghiên cứu giá trị tại Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh. Dễ nhận thấy, Ngân Hàng Ngoại thương Việt Nam nói chung và Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh xác định rõ thị trường mục tiêu là thị trường ngoại hối, song song đó là mở rộng đa dạng khách hàng và đa dạng sản phẩm. Kết quả của quá trình này ảnh hưởng rất lớn đến hai quá trình còn lại của Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá và xây dựng mô hình quản trị Marketing doc (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)