Đây là hoạt động chủ yếu trong tất cả các Ngân hàng thương mại trên toàn cầu, thường thể hiện dưới hình thức là cho vay, đầu tư… Riêng tại Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh, đối với khách hàng doanh nghiệp, thì hoạt động này đang ngày càng được đẩy mạnh, với phương châm đa dạng hóa khách hàng và đa dạng hóa sản phẩm.
2.4.1.1. Tổng quát
- Mục tiêu: hai mục tiêu chính được đặt ra trong việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng tại Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh là nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro.
- Cách thức quản lý: Tại Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động này được chia thành các bộ phận dựa trên cơ cấu sản phẩm, đồng thời quản lý theo từng cấp, tức là tại trụ sở của chi nhánh và tại các chi nhánh cấp 2 và phòng giao dịch thuộc chi nhánh. Tại mỗi cấp, sẽ có 2 – 3 phòng ban phụ trách hoạt động này. Riêng tại trụ sở chính, hoạt động này do 2 phòng ban chính phụ trách là:
o Phòng Quan hệ khách hàng (tín dụng ngắn hạn của doanh nghiệp).
o Phòng Đầu tư dự án (tín dụng trung và dài hạn của doanh nghiệp).
2.4.1.2. Các phòng ban chức năng
Phòng Quan hệ khách hàng - Nhiệm vụ:
o Cung cấp tín dụng cho khách hàng có nhu cầu về vốn ngắn hạn, dưới 10 tỉ VNĐ và có tài sản đảm bảo.
o Tìm kiếm khách hàng mới, giới thiệu toàn bộ sản phẩm của Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh.
o Xử lý các vấn đề liên quan tới khách hàng và bàn giao cho phòng ban chức năng cụ thể.
- Đối tượng khách hàng: Doanh nghiệp vừa và lớn, quốc doanh và ngoài quốc doanh.
- Cơ cấu tổ chức:
o Phó giám đốc phụ trách khách hàng
o Trưởng phòng quan hệ khách hàng
o 03 Phó phòng quan hệ khách hàng
o Nhân viên quan hệ khách hàng (32 người) Phòng Đầu tư dự án
- Nhiệm vụ: Cung cấp tín dụng cho khách hàng có nhu cầu về vốn dài hạn, dưới 10 tỉ VNĐ và có tài sản đảm bảo.
- Đối tượng khách hàng: Doanh nghiệp vừa và lớn. - Cơ cấu tổ chức:
o Trưởng phòng đầu tư dự án
o 3 Phó phòng đầu tư dự án
2.4.1.3. Quy trình
Một trong những yếu tố làm nên sự thành công của Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua, đó chính là có một quy trình tương đối hợp lý trong việc phục vụ khách hàng. Quy trình hoạt động cung cấp nguồn lực tài chính khá phức tạp và được Vietcombank chuẩn hóa chặt chẽ bằng các quy định chung cho toàn hệ thống. Nhìn chung, có thể tóm tắt quy trình hoạt động cung cấp nguồn lực tài chính dành cho doanh nghiệp tại Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh thành các bước tuần tự sau:
- Tiếp nhận yêu cầu và hồ sơ khách hàng. Kiểm tra hồ sơ. - Thẩm định các vấn đề liên quan.
- Trình duyệt tại hội đồng tín dụng hoặc Ban giám đốc.
- Tiến hành thực hiện dịch vụ. Theo dõi và đánh giá hoạt động khách hàng trong suốt thời gian cho vay.
Tại từng bước trong quy trình, Vietcombank có mẫu biểu rõ ràng cùng quy định chặt chẽ. Qua đó ta có thể thấy sự đầu tư của Vietcombank cho hoạt động tín dụng, đồng thời sự cẩn trọng của Ngân hàng trong hạn chế rủi ro. Nhờ đó, chất lượng hoạt động tín dụng được nâng cao, doanh thu tín dụng tăng mạnh qua các năm ( tăng 287% từ 1999 đến 2003 và tăng 166% từ 2003 đến 2005). Mặc dù dư nợ tăng nhanh như vậy, nhưng nợ quá hạn chỉ vào khoảng 0.2% đến 0.65%.
2.4.1.4. Nhân sưï
Lực lượng nhân sự tại hai phòng ban chức năng trên của Vietcombank có quy mô lớn, trung bình khoảng 40 cán bộ mỗi phòng. Nguồn đầu vào nhân sự tại Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh có trình độ kỹ thuật và nghiệp vụ cao. Trong thời gian làm việc tại Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh, các cán bộ
sẽ được huấn luyện về kỹ thuật để thực hiện tốt và nhanh chóng nghiệp vụ của mình. Tuy nhiên, những nghiệp vụ liên quan đến khách hàng và marketing vẫn chưa được trang bị đầy đủ cho nhân viên.
2.4.1.5. Kết quả thu được
Bảng 2.1. Sự tăng trưởng tổng dư nợ qua các năm Đơn vị: phần trăm thị phần
Sự tăng trưởng tổng dư nợ qua các năm
-40.0% -20.0% 0.0% 20.0% 40.0% 60.0% 80.0% 100.0% 120.0% 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 năm ph ần tr ăm
Tăng trưởõng % tổng dư nợ/tài sản
Nguồn: Cáo bạch Báo cáo tài chính Vietcombank năm 2005