Thành công

Một phần của tài liệu ogistics trong ngoại thương tại Việt Nam (Trang 76 - 81)

2.3.1.1. Bước đầu đã nhận thức về vai trò và lợi ích của logistics.

Trong khoảng vài năm qua, thuật ngữ logistics mới bắt đầu đƣợc nhắc đến nhiều trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Một số cuộc hội thảo về logistics đƣợc thực hiện cũng đã giúp cho logistics nhận đƣợc sự quan tâm nhiều hơn của các tổ chức, cá nhân và xã hội. Hiện nay, dịch vụ logistics đã đƣợc quy định trong các văn bản pháp luật và đƣợc thừa nhận là một hành vi thƣơng mại, đƣợc pháp luật khuyến khích. Xét về góc độ quản lý pháp luật, nhận thức về logistics cũng có nhiều biến chuyển mang tính chất tích cực. Sự ra đời của Luật Thƣơng mại 2005 và sau đó là Nghị định 140/NĐ-CP/2007

quy định chi tiết về điều kiện của thƣơng nhân kinh doanh hoạt động logistics là những mốc quan trọng. Tuy những quy định này chƣa thật cụ thể nhƣng cũng đã tạo ra một khung pháp lý quan trọng cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, nhà nƣớc hiện nay cũng đã có một số chính sách và hoạt động cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc phát triển logistics nhƣ tập trung đầu tƣ cho cơ sở ha ̣ tầng , nghiên cứu khả thi và bắt đầu thực hiện một số dự án bao gồm các cảng biển (cụm cảng Cái Mép – Thị Vải, cảng Đình Vũ, Lạch Huyện, cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong…), sân bay (dự án sân bay quốc tế Long Thành, dự án sân bay quốc tế Hoà Lạc, các dự án nâng cấp các sân bay hiện tại…), đƣờng cao tốc (khởi công các dự án cao tốc TP Hồ Chí Minh – Phnom Pênh, cao tốc Long Thành - Dầu Giây, cao tốc Bên Lức – Long Thành, dự án cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Nội Bài – Quảng Ninh…), dƣ̣ án nâng cấp tuyến đƣờng sắt Bắc – Nam, nâng cấp hệ thống kho bãi tại các cảng hiê ̣n có… Về mă ̣t chính sách , lộ trình hội nhập cho ngành logistics tƣ̀ nay đến năm 2014 đã đƣơ ̣c công bố nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thời gian chuẩn bị nhiều hơn trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Kể từ khi Việt Nam mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam đã cảm nhận đƣợc sức ép cạnh tranh từ các đối thủ nƣớc ngoài và những bất lợi trong việc thiếu hiểu biết, phụ thuộc nhiều vào các công ty nƣớc ngoài, không đủ khả năng tự tổ chức các hoạt động logistics quốc tế. Trong vài năm gần đây, nhận thức về logistics của các doanh nghiệp Việt Nam cũng có những biến chuyển tích cực. Những khó khăn thực tế mà các doanh nghiệp gặp phải trong quá trình tham gia thƣơng mại quốc tế đã giúp họ hiểu đƣợc một phần tầm quan trọng của logistics và những lợi ích của việc áp dụng logistics trong thƣơng mại. Hiện nay, logistics đƣợc coi nhƣ là một công cụ quan trọng giúp họ nâng cao năng lực cạnh tranh một cách bền vững và chủ động hơn trong quá trình kinh doanh và hội nhập với thế giới.

Với nhận thức đúng và việc bƣớc đầu thực hiện đầu tƣ cho logistics trong thời gian qua, hoạt động logistics tại Việt Nam đã đạt đƣợc một số tiến bộ nhất định. Khởi đầu từ một cơ sở hầu nhƣ là không đáng kể khi Việt Nam bắt đầu thực hiện cải cách (những năm cuối của thập niên 80 và những năm đầu của thập niên 90), sau hơn 20 năm, mức độ phát triển của logistics tại Việt Nam hiện nay đã thực sự có sự biến đổi cả về lƣợng và chất.

- Về cơ chế hoạt động: trƣớc đây, hoạt động logistics là độc quyền của nhà nƣớc. Hiện nay logistics đƣợc khuyến khích phát triển ở rất nhiều thành phần kinh tế nhƣ nhà nƣớc, tƣ nhân và cả khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

- Về chất lƣợng dịch vụ: từ chỗ các doanh nghiệp nhà nƣớc độc quyền chỉ thực hiện một số nghiệp vụ đơn giản thì hiện nay hầu hết các nghiệp vụ hiện đại trong chuỗi logistics đều có thể đƣợc cung cấp tại Việt Nam (chủ yếu do các doanh nghiệp nƣớc ngoài đang hoạt động tại thị trƣờng Việt Nam cung cấp).

- Về số lƣợng các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ logistics: hiện nay tại Việt Nam đã có trên 2000 doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh và khoảng hơn 800 doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế đang hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ logistics.

Theo báo cáo đánh giá hiệu quả logistics năm 2007 của Ngân hàng Thế giới (World Bank), Việt Nam có mức độ phát triển logistics ở mức trung bình khá trên thế giới (Việt Nam xếp ở vị trí 53/150 quốc gia và vùng lãnh thổ đƣợc khảo sát). Nếu nhìn vào tƣơng quan mức độ phát triển của logistics so với mức độ phát triển của nền kinh tế thì đây là một trong những kết quả đáng khích lệ cho logistics Việt Nam. Tại khu vực Đông Nam Á, mức độ phát triển của logistics của Việt Nam đƣợc xếp thứ 5 (sau Singapore - hạng 1, Malaysia - hạng 27, Thái Lan - hạng 31, Indonesia - hạng 43). Với những lợi thế nhất định về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý cũng nhƣ các yếu tố chủ quan (chính sách, luật pháp đang dần đƣợc hoàn thiện theo hƣớng mở cửa, hội nhập) mức độ phát triển logistics của Việt Nam còn đƣợc đánh giá cao hơn nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển hơn cao hơn Việt Nam nhƣ Bungari (hạng 55),

Mexico (hạng 56), Braxin (hạng 61), Philippines (hạng 65) hay Cộng hoà Liên bang Nga (hạng 99).

Bảng 2.1:Báo cáo đánh giá mức độ phát triển và hiệu quả logistics của

World Bank năm 2007(nguồn: http://go.worldbank.org/EFCTANSVL0).

Nước Thứ hạng Điểm Nước Thứ hạng Điểm. Nước Thứ hạng Điể m.

Singapore 1 4,19 Rumani 51 2,91 Senegal 101 2,37

Hà Lan 2 4,18 Jordan 52 2,89 Bờ Biển Ngà 102 2,36

Đức 3 4,10 Việt Nam 53 2,89 Kyrgyzstan 103 2,36

Thụy Điển 4 4,06 Panama 54 2,89 Etiopia 104 2,33

Áo 5 4,06 Bungari 55 2,87 Liberia 105 2,31

Nhật Bản 6 4,02 Mexico 56 2,87 Moldova 106 2,31

Thụy Sĩ 7 4,02

Sao Tome

and Principe 57 2,86 Bolivia 107 2,31

Hongkong 8 4,00 Lít va 58 2,78 Lessotho 108 2,30

Anh 9 3,99 Peru 59 2,77 Mali 109 2,29

Canada 10 3,92 Tuynidi 60 2,76 Mozambique 110 2,29

Ailen 11 3,91 Braxin 61 2,75 Azecbaijan 111 2,29

Bỉ 12 3,89 Guinea 62 2,71 Yemen 112 2,29

Đan Mạch 13 3,86 Croatia 63 2,71 Burundi 113 2,29

Mỹ 14 3,84 Sudan 64 2,71 Zimbawe 114 2,29

Phần Lan 15 3,82 Philippines 65 2,69 Secbia 115 2,28

Na Uy 16 3,81 El Salvador 66 2,66 Guinea Bissau 116 2,28

Australia 17 3,79 Mauriantia 67 2,63 Lào 117 2,25

Pháp 18 3,78 Pakistan 68 2,62 Jamaica 118 2,25

New

Zealand 19 3,75 Velezuela 69 2,62 Togo 119 2,25

UAE 20 3,73 Ecuador 70 2,60 Madagasca 120 2,24

Đài Loan 21 3,64 Paraguay 71 2,57 Burkina Faso 121 2,24

Italia 22 3,58 Costa Rica 72 2,55 Nicaragua 122 2,21

Luxemburg 23 3,54 Ucraina 73 2,55 Haiti 123 2,21

Hàn Quốc 25 3,52 Guatemala 75 2,53 Ghana 125 2,16

Tây Ban

Nha 26 3,52 Kenia 76 2,52 Namibia 126 2,16

Malaysia 27 3,48 Gambia 77 2,52 Somali 127 2,16

Bồ Đào

Nha 28 3,39 Iran 78 2,51 Bhutan 128 2,16

Hi Lạp 29 3,36 Uruguay 79 2,51 Uzerbekistan 129 2,16

Trung

Quốc 30 3,32 Honduras 80 2,50 Nepal 130 2,14

Thái Lan 31 3,31 Campuchia 81 2,50 Acmenia 131 2,14

Chile 32 3,25 Columbia 82 2,50 Muritanus 132 2,13

Israel 33 3,21 Uganda 83 2,49 Kazakhstan 133 2,12

Thổ Nhĩ Kỳ 34 3,15 Cameroon 84 2,49 Gabon 134 2,10

Hungary 35 3,15 Commors 85 2,49 Syria 135 2,09

Bahrain 36 3,15 Angola 86 2,48 Mông Cổ 136 2,06

Slovenia 37 3,14 Bangladesh 87 2,47 Tanzania 137 2,06

CH Séc 38 3,13 Bosnia 88 2,46 Solomon 138 2,06

Ấn Độ 39 3,07 Benin 89 2,45 Albania 139 2,06

Ba Lan 40 3,04 Macedonia 90 2,43 Angeri 140 2,06

Arập Saudi 41 3,02 Malawi 91 2,42 Gruzia 141 2,06

Látvia 42 3,02 Srilanka 92 2,40 Chad 142 1,98

Indonesia 43 3,01 Nigeria 93 2,40 Niger 143 1,97

Kuwatt 44 2,99 Maroc 94 2,38 Sirra Leon 144 1,96

Achentina 45 2,98

Papua New

Ginea 95 2,38 Djibouti 145 1,94

Qatar 46 2,98 Dominica 96 2,38 Tajikistan 146 1,90

Estonia 47 2,96 Ai Cập 97 2,37 Myanmar 147 1,86

Oman 48 2,92 Li Băng 98 2,37 Rwanda 148 1,77

Síp 49 2,92 LB Nga 99 2,37 Đông Timor 149 1,71

Slovakia 50 2,92 Ziambia 100 2,37 Afghanistan 150 1,22

Tiềm năng và tốc độ phát triển của logistics tại Việt Nam hiện nay đƣợc đánh giá khá lớn. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tƣơng đối thuận lợi, nền

kinh tế phát triển nhanh cùng với chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế trong đó có mở cửa thị trƣờng cung cấp dịch vụ logistics, bắt đầu thực hiện cam kết trong WTO về logistics từ năm 2009, hoạt động logistics tại Việt Nam chắc chắn sẽ có những bƣớc phát triển rất sôi động trong những năm sắp tới.

2.3.1.3. Hình thành hệ thống các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics.

Sau hơn hai mƣơi năm thực hiện mở cửa và đổi mới, hơn tám năm sau khi Luật Doanh nghiệp sửa đổi có hiệu lực (1/1/2000), hiện nay tại Việt Nam đã hình thành nên hệ thống các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics. Trên cả nƣớc có khoảng hơn 800 doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế hoạt động từ khắp Bắc, Trung, Nam. Hiện tại, Việt Nam cũng là thị trƣờng hoạt động của khoảng 40 hãng hàng không và trên 50 hãng tàu biển quốc tế. Hệ thống các doanh nghiệp (bao gồm cả các doanh nghiệp nội địa và các doanh nghiệp nƣớc ngoài) có thể cung cấp rất nhiều khâu của dịch vụ logistics hiện đại tại thị trƣờng Việt Nam. Có thể nói sự hình thành hệ thống các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics với số lƣợng đông đảo nhƣ hiện nay cũng là một trong những thành công của ngành logistics Việt Nam. Ngƣợc lại, sự năng động của các doanh nghiệp trên thị trƣờng cũng giúp cho ngành logistics Việt Nam có đƣợc những động lực nội tại để có thể phát triển hơn nữa trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu ogistics trong ngoại thương tại Việt Nam (Trang 76 - 81)