Cải tiến công tác quy hoạch, tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giảng

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên Khoa Sư phạm tiếng Anh - Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh mới (Trang 93 - 99)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Cải tiến công tác quy hoạch, tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giảng

hồi từ phía sinh viên đối với nhà trƣờng nói chung và đối với giảng viên nói riêng.

3.3.2. Cải tiến công tác quy hoạch, tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giảng viên viên

3.3.2.1. Ý nghĩa cuả biện pháp

Việc cải tiến công tác quy hoạch, tuyển chọn và sử dụng ĐNGV sẽ giúp cho khoa và nhà trƣờng lựa chọn đƣợc một ĐNGV vừa đủ và thích đáng, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực trong từng bộ môn, không gây tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu và tạo cơ hội để mọi GV có cơ hội đóng góp khả năng, sức lực của mình vào nhiệm vụ đào tạo của trƣờng.

Việc quy hoạch, tuyển chọn và sử dụng ĐNGV phải dựa trên qui mô đào tạo, dựa trên thực trạng ĐNGV của khoa và trên cơ sở mục tiêu của khoa đề ra để đáp ứng nhu cầu về loại hình GV đang thiếu….Lãnh đạo khoa và trƣờng cần xây dựng kế hoạch quy hoạch, tuyển chọn và sử dụng ĐNGV phù hợp với từng giai đoạn phát triển của khoa. Công tác này phải đạt đƣợc mục tiêu: đảm bảo đủ số lƣợng, cơ cấu đội ngũ hợp lý và chất lƣợng cao.

Trong quá trình quy hoạch, tuyển chọn và sử dụng ĐNGV cần chú trọng tới việc bổ sung và tuyển chọn đúng tiêu chuẩn, đúng yêu cầu, đúng đối tƣợng mà khoa đang cần, làm cho đội ngũ tăng cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng. Việc đổi mới công tác quy hoạch, tuyển chọn và sử dụng ĐNGV phải đạt đƣợc nhuãng mục tiêu sau:

- Những GV đƣợc bổ sung, tuyển chọn phải đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp…ƣu tiên những GV giỏi, có trình độ chuyên môn cao, những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc.

- Phải tạo đƣợc sự cân đối về cơ cấu bộ môn, độ tuổi, giới tính trong ĐNGV, đảm bảo đáp ứng những yêu cầu trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài cho sự phát triển của nhà trƣờng.

- Đảm bảo việc sử dụng phải phát huy hết khả năng của ĐNGV một cách hợp lý và có hiệu quả.ớiử dụng đúng ngƣời, đúng việc, đúng chỗ giúp cho khoa phát huy khả năng sẵn có trong ĐNGV, thực sự mang lại hiệu quả và nâng cao chất lƣợng giảng dạy.

- Công tác quy hoạch:

Trong quá trình quy hoạch, phát triển ĐNGV của khoa cần phải đảm bảo sự hợp lý, cân đối về cơ cấu giữa các tổ bộ môn. Việc cải thiện cơ cấu ĐNGV phải bắt đầu từ từng bộ môn, đặc biệt chú ý tới các lớp nhân sự trong từng bộ môn (cân đối những bộ môn không có GV đầu ngành, những bộ môn có nhiều GV mới vào nghề, những bộ môn có GV tuổi cao hoặc là những CBQL kiêm nhiệm giảng dạy).

Ở những bộ môn có cơ cấu nhân sự chƣa hợp lý thì việc điều động nội bộ, tuyển chọn thêm Gv phải chú ý đến các vấn đề cơ cấu (tuổi đời, giới tính, trình độ…) ngăn chặn nguy cơ làm mất cân đối về nhân sự.

Số cán bộ quản lý ở các tổ bộ môn phải sớm đƣợc đƣa vào quy hoạch để việc đề bạt, bổ nhiệm kịp thời trnhs tình trạng hẫng hụt CBQL ở một số tổ bộ môn. Tuy nhiên phải quy hoạch đƣợc đội ngũ quản lý có “tài”, có “tâm” để chỉ đạo mọi hoạt động chuyên môn cũng nhƣ các hoạt động khác của khoa. Tránh tình trạng “ngồi nhầm chỗ”hoặc tƣ tƣởng “sống lâu lên lão làng”.

CBQL ở các tổ bộ môn phải là những GVcó năng lực chuyên môn vững vàng, có uy tín với đồng nghiệp, có nhƣ vậy mới có tác dụng tới tập thể ĐNGV, thúc đẩy tập thể phát triển.

Phải làm tốt công tác quy hoạch cán bộ để đào tạo, bồi dƣỡng, bổ nhiệm làm cán bộ quản lý trên cơ sở ĐNGV hiện có là biện pháp quan trọng để sử dụng hợp lý ĐNGV. Biện pháp này vừa giúp tạo ra đƣợc đội ngũ CBQL đủ năng lực, đủ đức, đủ tài phục vụ yêu cầu quản lý của khoa trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài, vừa thể hiện tính liên tục, tính kế thừa phát triển trong công tác cán bộ của Đảng và Nhà nƣớc.

Quy hoạch ĐNGV có thể đặt ra mục tiêu cho từng giai đoạn, từng khoảng thời gian nhất định (có thể là 1-2 năm, 3-5 năm, 5-10 năm…). Việc quy hoạch này phải phù hợp với qui mô đào tạo, bồi dƣỡng của khoa đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội trong bối cảnh mới.

Công tác quy hoạch có thể đƣợc thực hiện nhƣ sau:

- Căn cứ vào chủ trƣơng, định hƣớng của nhà trƣờng, khoa tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, sau đó đề xuất phƣơng án trình Ban Giám Hiệu bằng văn bản chính thức để tổ chức thực hiện.

- Việc cử GV đi học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ phải có kế hoạch, theo đúng quy hoạch từ đầu để đào tạo những GV giỏi thực sự, tránh tình trạng trình độ không tƣơng xứng với năng lực chuyên môn.

Lập quy hoạch phát triển ĐNGV phải gắn liền với thực hiện nghiêm túc quy hoạch đã lập, trong quá trình thực hiện cần có sự kiểm chứng với thực tiễn để có sự điều chỉnh kịp thời.

- Công tác tuyển chọn:

Việc tuyển chọn phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai; thực hiện đúng các bƣớc thi tuyển theo qui định của pháp luật. Ngƣời đƣợc tuyển chọn phải thực hiện thời gian tập sự, có sự dìu dắt, hƣớng dẫn của GV có nhiều kinh nghiệm. Hết thời gian tập sự phải có sự đánh giá, nhận xét của ngƣời hƣớng dẫn và lãnh đạo khoa, nếu đạt yêu cầu lãnh đạo khoa sẽ trình lên phòng Tổ Chức Cán Bộ và Ban giám hiệu để ra quyết định tuyển dụng chính thức. Các ứng viên phải có sự cam kết lâu dài tại khoa, tránh trƣờng hợp coi việc làm ở khoa nhƣ một trạm “trung chuyển”, đồng thời qui định thời hạn sau khi đƣợc tuyển dụng sẽ tiếp tục đi học nâng cao trình độ. Trong bất kỳ trƣờng hợp tuyển dụng nào phải hạn chế tuyệt đối cơ chế “xin cho” để tránh trƣờng hợp ngƣời đƣợc tuyển dụng vào không đáp ứng đƣợc yêu cầu giảng dạy, dẫn đến hậu quả ĐNGV phát triển về số lƣợng nhƣng lại thiếu về chất lƣợng.

Trong quá trình tuyển dụng mới đánh giá đƣợc tổng thể hài hoà giữa trình độ chuyên môn và năng lực sƣ phạm, chính vì vậy nhất thiết phải có hai phần thi đó là thi viết và thi vấn đáp. Cấn công khai kế hoạch và tiêu chuẩn

nhiều nguồn tuyển dụng. Kiên quyết chống hiện tƣợng tiêu cực trong tuyển chọn GV, bởi nếu tuyển những GV không đủ năng lực, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp thì sẽ dẫn đến chất lƣợng đào tạo kém, có nguy cơ làm hỏng cả nhiều thế hệ.

Tuyển chọn GV trẻ, sinh viên mới tốt nghiệp đại học phải có chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của khoa và phải tốt nghiệp loại giỏi trở lên. Nếu thuyên chuyển GV từ nơi khác đến cần chú ý đến tuổi đời và trình độ chuyên môn, phải có biện pháp tổ chức cán bộ đi thẩm định về phẩm chất đạo đức, chính trị và năng lực giảng dạy ở nơi công tác cũ.

Công tác tuyển chọn có thể đƣợc thực hiện nhƣ sau:

-Xác định các vị trí, tiêu chuẩn, số lƣợng cần tuyển chọn và lập kế hoạch tuyển chọn, báo cáo lên Phòng tổ chức cán bộ và Ban giám hiệu nhà trƣờng để phê duyệt.

- Phòng tổ chức cán bộ sẽ ra thông báo tuyển dụng công khai tại trƣờng và các phƣơng tiện thông tin đại chúng.

- Phòng tổ chức thẩm định hồ sơ - Thành lập hội đồng tuyển dụng

- Thi tuyển chính thức hai môn: Đọc Viết và Vấn đáp

- Có thời gian thử việc một năm dƣới sự hƣớng dẫn của GV có nhiều kinh nghiệm.

- Lãnh đạo Khoa và ngƣời hƣớng dẫn đánh giá kết quả sau một năm và trình lên Phòng Tổ chức cán bộ và Ban giám hiệu để ra quyết định tuyển dụng.

- Công tác sử dụng ĐNGV:

Sử dụng đúng ngƣời, đúng việc, đúng chuyên môn sẽ tạo đƣợc môi trƣờng tốt, giúp GV cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Việc phân công Gv theo đúng chuyên môn và năng lực nhằm phát huy đƣợc các điểm mạnh của GV đó; đồng thời phải chú ý tới khối lƣợng công việc sao cho

không tổ bộ môn nào bị quá tải. Ngoài ra trong quá trình công tác, nếu phát hiện Gv có những năng lực và sở trƣờng khác, khoa và trƣờng có thể khuyến khích, đào tạo và bồi dƣỡng để có thể phát triển năng lực và sở trƣờng đó.

Trong quá trình sử dụng cán bộ, phải trân trọng những “nhân tài”, bố

trí họ vào những vị trí xứng đáng, có nhƣ vậy mới phát huy đƣợc sức mạnh, tài năng của họ. Ngƣợc lại không sử đúng “nhân tài” sẽ dẫn đến hiện tƣợng

mặc cảm, thậm chí bất mãn, chây ì, không muốn phấn đấu, điều đó sẽ ảnh hƣởng không tốt tới tập thể ĐNGV.

Cử GV có trình độ, năng lực, uy tín để giúp đỡ, tạo điều kện cho những GV năng lực còn hạn chế. Sử dụng Gv gắn với việc đào tạo, bồi dƣỡng thƣờng xuyên để ngƣời GV luôn đƣợc cập nhật kiến thức mới, bổ sung cho việc giảng dạy.

Trong điều kiện khoa vẫn còn thiếu GV, cần xây dựng chế độ, chính sách khuyến khích GV nào có khả năng đảm nhiệm từ hai chuyên ngành chở lên, cho đi đào tạo, bồi dƣỡng để họ phát huy hết khả năng của mình, đồng thời khoa cũng khai thác triệt để năng lực ĐNGV hiện có giúp giảm thiểu tình trạng thiếu GV. Tuy nhiên việc khai thác này phải đảm bảo làm sao để họ có thời gian học tập, nghiên cứu, tự bồi dƣỡng nâng cao trình độ.

Để đáp ứng yêu cầu liên tục đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục của khoa và của trƣờng, việc sử dụng cán bộ phải tiến hành bằng biện pháp sàng lọc và lựa chọn. Trong quá trình công tác nếu xét thấy GV nào không đáp ứng đƣợc yêu cầu, giảng dạy không đạt hiệu quả thì cho họ đi đào tạo lại hoặc chuyển sang vị trí công tác khác phù hợp hơn. Đối với Gv sa sút về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn yếu, không cố gắng học tập và rèn luyện để vƣơn lên; kkhoa và nhà trƣờng nhiều lần nhắc nhở, góp ý mà không chuyển biến thì cần có biện pháp xử lý cƣơng quyết theo đúng các quy định hiện hành. Có nhƣ vậy mới tạo ra động lực nhằm thúc đẩy GV khác phấn đấu

vƣơn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, chất lƣợng GV ngày càng đƣợc củng cố và nâng cao.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên Khoa Sư phạm tiếng Anh - Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh mới (Trang 93 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)