Công tác đánh giá ĐNGV

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên Khoa Sư phạm tiếng Anh - Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh mới (Trang 80 - 81)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.3. Công tác đánh giá ĐNGV

Đánh giá ĐNGV là hoạt động hết sức quan trọng nó giúp cho mỗi GV thấy đƣợc mặt mạnh cũng nhƣ mặt yếu của chính mình, từ đó giúp họ nâng cao ý thức tự học tập, tự bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng giảng dạy và hoàn thiện mình để phù hợp với sự phát triển của giáo dục, đào tạo trong bối cảnh mới.

Hiện nay công tác đánh giá ĐNGV của Trƣờng ĐHNN – ĐHQG HN nói chung vẫn chủ yếu theo phƣơng pháp hành chính nhƣ: Chấp hành giờ giấc lên lớp, coi, chấm thi, sinh hoạt chuyên môn....mà chƣa có tiêu chí cụ thể đánh giá chất lƣợng GV. Tuy nhiên hoạt động này cũng đã đƣợc thực hiện ở một số tổ bộ môn của khoa SPTA, nhƣng hoạt động này là hoàn toàn tự phát do một số GV của tổ Thực Hành Tiếng 1 nhận thấy đây là công việc cần thiết để giúp những GV trẻ tích luỹ kinh nghiệm từ những GV đi trƣớc vào hoạt động giảng dạy của mình, vì đây là tổ bộ môn có hầu hết GV là những sinh viên mới ra trƣờng đƣợc về giảng dạy tại khoa, chứ chƣa có sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo. Hơn nữa, các tiêu chí để đánh giá chất lƣợng GV là hoàn toàn dựa trên những kinh nghiệm tự mày mò qua sách báo rồi tự xây dựng nên các tiêu chí đánh giá và kết quả đánh giá mới chỉ dừng lại ở chỗ: tổ bộ môn tự rút kinh nghiệm với nhau, rồi chia sẻ với nhau. Chính vì vậy, công tác đánh giá còn chƣa khoa học, chƣa đánh giá đúng năng lực của từng GV,

chƣa đƣợc tiến hành rộng rãi tại khoa nên cũng rất khó đánh giá đƣợc chất lƣợng đào tạo của khoa. Kết quả khảo sát thông qua phỏng vấn trực tiếp gần 30 GV của tổ THT1, nơi mà công tác đánh giá đang đƣợc thực hiện, kết quả thu đƣợc nhƣ sau: 100% GV đƣợc hỏi cho là công tác đánh giá ĐNGV là rất cần thiết, vì từ đó sẽ sàng lọc đƣợc những GV còn yếu kém để có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng kịp thời.

Tóm lại, công tác đánh giá ĐNGV từ trƣớc tới nay của khoa cũng nhƣ của nhà trƣờng mới chỉ dừng lại ở việc bình bầu danh hiệu thi đua, chứ chƣa mang tính chuyên nghiệp, chƣa đi sâu vào chuyên môn. Hơn nữa, vì chƣa có tiêu chí đánh giá GV một cách cụ thể nên khó phân loại chính xác ĐNGV. Các sinh hoạt khoa học và sinh hoạt chuyên môn còn nhiều hạn chế, nặng tính lí thuyết, chƣa thiết thực nên không thu hút đƣợc sức lực trí tuệ của tập thể ĐNGV, nhất là GV trẻ, mà phần lớn ĐNGV của khoa SPTA lại là GV trẻ. Điều này dẫn đến ngoài giờ lên lớp giảng dạy đủ số giờ theo định mức, GV không muốn tham gia các hoạt động khác của khoa, mà tranh thủ đi dạy thêm. Thậm chí đã có những trƣờng hợp nhờ GV khác dạy hộ miễn sao đủ số giờ theo định mức qui định để ở nhà mở lớp dạy thêm. Cũng do việc chƣa có tiêu chí đánh giá GV cụ thể nên ý thức tự học tập nâng cao trình độ và NCKH chƣa đƣợc nhìn nhận là cần thiết và bắt buộc đối với ĐNGV.

Nhƣ vậy, để có đƣợc ĐNGV có chất lƣợng phục vụ công tác đào tạo của nhà trƣờng, thì các nhà quản lý cần sớm đƣa ra đƣợc các tiêu chí cụ thể để đánh giá ĐNGV và áp dụng nhƣ là một hoạt động bắt buộc trong toàn trƣờng, có nhƣ vậy thì mới có thể nâng cao chất lƣợng đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên Khoa Sư phạm tiếng Anh - Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh mới (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)