Công tác qui hoạch, tuyển chọn và sử dụng ĐNGV

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên Khoa Sư phạm tiếng Anh - Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh mới (Trang 76 - 80)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.2. Công tác qui hoạch, tuyển chọn và sử dụng ĐNGV

Công tác qui hoạch, tuyển chọn và sử dụng giảng viên là công tác quan trọng nhằm phát triển cả về số lƣợng, cơ cấu và chất lƣợng ĐNGV trong nhà trƣờng.

Hàng năm để chuẩn bị nhân sự cho năm học mới thì cuối học kỳ 2 của năm học trƣớc khoa SPTA đều có kế hoạch rất rõ ràng cho công tác qui hoạch cán bộ (hay còn gọi là công tác định biên). Công tác qui hoach này đƣợc thực hiện theo các bƣớc sau:

- Rà soát lại ĐNGV và căn cứ vào tổng số GV hiện có của khoa - Căn cứ vào tổng số lớp hiện có của khoa

- Lấy số tín chỉ của từng môn học nhân với số tuần học/1 năm sẽ có đƣợc tổng số giờ mà khoa phải đảm nhận

- Lấy tổng số giờ đó chia cho tổng số GV hiện có của khoa và căn cứ vào định mức giờ dạy của mỗi GV ta sẽ có đƣợc thông tin bộ môn nào thiếu bao nhiêu GV và cả khoa sẽ phải tuyển mới bao nhiêu GV.

Dựa vào kết quả định biên đó khoa trình lên Phòng tổ chức cán bộ và Ban giám hiệu để phê duyệt. Sau khi đƣợc phê duyệt phòng Tổ Chức Cán Bộ sẽ ra các thông báo tuyển dụng.

Qua khảo sát thông qua hỏi ý kiến trực tiếp hơn 20 cán bộ, GV trong đó có cả cán bộ quản lý thì có đến 81 % ngƣời đƣợc hỏi cho rằng công tác lập qui hoạch của khoa SPTA là tốt, 9 % cho là khá tốt, 10% cho là chƣa tốt. Nhƣ vậy, phần lớn lãnh đạo và cán bộ, GV đều đánh giá cao công tác qui hoạch ĐNGV của khoa SPTA và điều này là phù hợp với qui định của ĐHQG HN.

Công tác tuyển chọn

Việc tuyển chọn GV của Khoa SPTA đƣợc tuân thủ chặt chẽ theo quy trình của trƣờng ĐHNN - ĐHQGHN. Trong những năm gần đây công tác tuyển chọn của nhà trƣờng đƣợc thực hiện rất nghiêm túc, tiến hành đúng các bƣớc theo kế hoạch đã trình ĐHQGHN, đúng theo Nghị định số 116/2003/NĐ-CP của Chính Phủ, Công văn số 308/TCCB ngày 01/06/2004, Công văn số 1660/TCCB, ngày 15/12/2005 của ĐHQGHN và Quy định về tuyển dụng và đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên ở ĐHQGHN ban hành kèm theo quyết định số 1955/QĐ-TCCB ngày 16/11/2006 của ĐHQGHN.

Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu công việc; kế hoạch biên chế và nguồn tài chính đƣợc phê duyệt, Khoa SPTA thực hiện theo kế hoạch tuyển chọn giảng viên của Khoa nhằm đáp ứng đƣợc mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và phù hợp với điều kiện cụ thể của khoa và của nhà trƣờng.

Nhà trƣờng có quy trình và tiêu chí tuyển dụng cán bộ, viên chức rõ ràng, minh bạch. Đảm bảo tính công khai trong tuyển dụng viên chức bằng hình thức đăng thông báo tuyển dụng trên phƣơng tiện thông tin đại chúng, phù hợp với kế hoạch tuyển dụng do ĐHQGHN phê duyệt.

Quy trình tuyển dụng giảng viên của nhà trường gồm các bước sau:

- Xác định nhu cầu tuyển dụng (tuyển dụng bao nhiêu ngƣời, ở những vị trí công việc nào). Nhu cầu tuyển dụng của nhà trƣờng đƣợc phân bổ trên cơ sở cân đối giữa số lƣợng sinh viên và chƣơng trình giảng dạy. Các khoa, bộ môn phối hợp với phòng đào tạo chủ động lập kế hoạch giảng dạy để biết chính xác số lƣợng giảng viên cần tuyển dụng trong năm học.

- Xác định yêu cầu công việc.

- Xác định tiêu chuẩn của các ứng viên đối với từng vị trí công việc - Lập kế hoạch tuyển dụng trình ĐHQGHN.

- Đăng quảng cáo tuyển trên phƣơng tiện thông tin đại chúng (báo Nhân dân hoặc báo Hà Nội mới).

- Tiếp nhận và sàng lọc hồ sơ.

- Thành lập Hội đồng tuyển dụng và các Ban chuyên môn ra đề, phỏng vấn, coi thi và chấm thi.

- Tổ chức thi tuyển: Hình thức thi tuyển: Theo quy định của Chính Phủ thì thí sinh bắt buộc phải thi dƣới 2 hình thức, thi vấn đáp và thi viết. Các môn thi do nhà trƣờng quy định.

- Theo dõi trong thời gian thử việc - Quyết định tuyển chính thức

Qua điều tra 50 cán bộ quản lý và giảng viên cho thấy công tác tuyển dụng của Khoa đạt hiệu quả khá cao, biết đón đầu cơ hội. Hầu hết những CBQL và GV đƣợc xin ý kiến đều cho rằng công tác này đƣợc thực hiện tốt từ khâu lập kế hoạch đến khâu thông báo và tổ chức thi tuyển. Đặc biệt, có tới 95,2% CBGD và GV đƣợc xin ý kiến cho rằng Khoa đã làm rất tốt việc thông báo công khai về tiêu chuẩn, điều kiện, số lƣợng và thủ tục hồ sơ trƣớc khi tuyển dụng giảng viên; 92,4% CBQL và GV khẳng định việc tuyển đảm bảo kịp thời và đúng quy định của các cấp có thẩm quyền và hƣớng dẫn của ĐHQGHN; 85,5% cho rằng nhà trƣờng đã tuyển dụng đƣợc đội ngũ giảng viên trẻ đảm bảo chất lƣợng, có phẩm chất, nhiệt tình giảng dạy và đủ tiêu chuẩn theo quy định chung của ĐHQGHN và của nhà trƣờng.

Công tác sử dụng ĐNGV

Công tác bố trí, sử dụng đội ngũ giảng viên có ý nghĩa hết sức quan trọng và không loại trừ đối với bất kỳ một tổ chức nào. Đối với các trƣờng Đại học, Cao đẳng việc bố trí và sử dụng đội ngũ giảng viên một cách hợp lý, đúng ngƣời, đúng việc, đúng chuyên môn, đúng khả năng, không những phát huy hết năng lực, sở trƣờng của họ mà còn làm cho môi trƣờng làm việc vui vẻ, thoải mái, giúp họ an tâm hơn trong công tác, nhiệt tình hơn trong giảng dạy, năng động hơn trong cách xử lý các tình huống.

Qua khảo sát 80 giảng viên về công tác bố trí, sử dụng giảng viên của Khoa trong những năm vừa qua, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau: 12 % ý kiến cho rằng công tác bố trí và sử dụng đội ngũ giảng viên rất hợp lý, 40.3 % ý kiến cho rằng hợp lý, 39.7 % cho rằng tƣơng đối hợp lý và 8 % cho là chƣa hợp lý. Từ kết quả trên và quá trình phân tích thực tế cho thấy, phần lớn các giảng viên đƣợc phân công giảng dạy đúng chuyên môn, phát huy đƣợc vai

trò của đội ngũ giảng viên đầu đàn, mạnh dạn phân công những giảng viên trẻ có năng lực, nhiệt tình tham gia giảng dạy những chuyên ngành chính trong khoa. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng ở một số bộ môn, khi phân công giảng dạy còn thiếu quan tâm, tạo điều kiện cho giảng viên trẻ trong giai đoạn tập sự, thử việc, chƣa thực hiện việc phân công giảng viên có trình độ chuyên môn, thâm niên giảng dạy và tay nghề cao dìu dắt, giúp đỡ những giảng viên trẻ.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên Khoa Sư phạm tiếng Anh - Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh mới (Trang 76 - 80)