8. Cấu trúc luận văn
3.3.6. Xây dựng khoa thành tổ chức biết học hỏi
3.3.6.1. Ý nghĩa của biện pháp
- Nhà trƣờng là môi trƣờng văn hoá lí tƣởng. Văn hoá của một nhà trƣờng trƣớc hết là văn hoá của ĐNGV. Đội ngũ này lấy phƣơng châm “tất cả vì học sinh thân yêu” làm hành động chỉ đạo. Trong đó, mọi ngƣời ý thức phần việc của mình đảm trách có tinh thần đoàn kết, gắn bó và có trách nhiệm
vào sứ mệnh của tổ chức. Vì vậy, xây dựng tập thể GV của khoa thành tổ chức biết học hỏi chính là nâng cao chất lƣợng và văn hoá nhà trƣờng.
- Một khi Khoa đƣợc xây dựng thành tổ chức biết học hỏi thì chất lƣợng của ĐNGV sẽ đƣợc nâng cao, khả năng hoàn thành nhiệm vụ sẽ tốt hơn.Điều này có ý nghĩa đối với vấn đề nâng cao chất lƣợng ĐNGV đáp ứng yêu cầu của bối cảnh mới.
- Sự lôi cuốn GV vào việc tìm kiếm, phát hiện và giải quyết vấn đề giúp cho khoa không ngừng đổi mới và phát triển là một hình thức tạo nên chất lƣợng của nhà trƣờng. Điều này tác động đến nhận thức của GV về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, đồng thời nâng cao tinh thần, trách nhiệm của GV không chỉ đối với tập thể, với SV, với xã hội mà với cả chính bản thân.
3.3.6.2. Nội dung của biện pháp
- Xây dựng ĐNGV có chung tầm nhìn, quan điểm, phát huy sự nỗ lực của mỗi cá nhân trên con đƣờng hoàn thiện chính bản thân để hƣớng đến mục tiêu của nhà trƣờng về chất lƣợng giáo dục và các nhiệm vụ giáo dục khác.
- Xây dựng tập thể GV biết hợp tác trong học tập đặc biệt là tinh thần “giáo viên và học sinh cùng học tập”.
- Ngƣời quản lý phải xây dựng nhà trƣờng theo những mục tiêu phát triển cụ thể, biết tổ chức tập thể GV một cách khoa học, có nhu cầu đƣợc tiến bộ, đƣợc khẳng định bản thân trong tập thể, đƣợc tập thể thừa nhận.
3.3.6.3. Cách thức thực hiện
- Xác định tiêu chí khoa là một tổ chức biết học hỏi:
+ Xác định sứ mệnh hoạt động: Khoa là một môi trƣờng văn hoá phát triển cao, mọi hoạt động đều hƣớng đến “tất cả vì học sinh thân yêu” với tinh thần “dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy thật tốt, học thật tốt”, là “vầng trán của cộng đồng”, là nơi mọi ngƣời cùng hợp tác học tập và sáng tạo.
+ Khoa phải xác định đƣợc hệ giá trị trong quan hệ ứng xử, ngƣời lãnh đạo phải tạo ra một quan điểm, tầm nhìn chung, thống nhất, các thành viên đƣợc uỷ quyền ở các cấp độ khác nhau nhằm tạo điều kiện cho mỗi thành viên có thể phát huy sự sáng tạo của mình, có thể học hỏi và tạo nên khả năng học hỏi của cả nhóm; thông tin của khoa đƣợc công khai và phân phối đến từng thành viên, chiến lƣợc của khoa không do cấp lãnh đạo vạch sẵn và chỉ đạo mà là sản phẩm của tập thể, phải tạo ra đƣợc một tổ chức có văn hoá mạnh mẽ. + Khoa phải xác định đƣợc tầm nhìn và chiến lƣợc phát triển của mình ở từng giai đoạn (ở mỗi giai đoạn khoa sẽ phát triển ở qui mô và chất lƣợng nào?) + Khoa và ĐNGV phải xác định đƣợc những thuận lợi, khó khăn, điểm mạnh, điểm yếu, những tiềm năng, khả năng phát huy những mặt tốt, khắc phục những mặt hạn chế, khơi dậy những tiềm năng của khoa.
- Tạo sự đồng thuận trong tập thể GV về những chiến lược, mục tiêu của khoa trong từng giai đoạn phát triển:
Công khai hoá các chủ chƣơng về chiến lƣợc phát triển của khoa: lãnh đạo khoa trên cơ sở phân tích những thận lợi, khó khăn, đánh giá những khả năng phát triển của khoa để phổ biến những chủ trƣơng và mục tiêu phát triển của khoa trong những giai đoạn tới. Để thực hiện mục tiêu phát triển đó, lãnh đapọ khoa luôn quan tâm và làm cho mọi ngƣời quan tâm đến vấn đề chất lƣợng, coi chất lƣợng là yếu tố đảm bảo sự tồn tại của khoa và từng thành viên trong tập thể khoa.
Dân chủ hoá sự tham gia của ĐNGV vào kế hoạch phát triển của khoa: Lãnh đạo khoa tổ chức cho các tổ, đoàn thể trong khoa bàn bạc về chỉ tiêu, các giải pháp thực hiện nâng cao chất lƣợng đào tạo của khoa. Trong đó yêu cầu từng cá nhân có những sáng kiến về xây dựng khoa có chất lƣợng, khen thƣởng thích đáng những GV có những giải pháp sáng tạo giúp khoa phát triển.
Nhƣ vậy, để tạo đƣợc sự đồng thuận trong tập thể GV, lãnh đạo khoa phải thực hiện đầy đủ các qui chế dân chủ cơ sở, khắc phục những thuộc tính xã hội tiêu cực trong con ngƣời mình và ý thức đƣợc sự lãnh đạo kkhoa là lãnh đạo đội ngũ trí thức trong môi trƣờng văn hoá để xây dựng những giá trị văn hoá nhân văn.
- Kế hoạch hoá các chương trình hành động lôi cuốn mọi người cùng tham gia.
Lãnh đạo khoa xây dựng kế hoạch cho khoa và cho chính mình, sau đó phổ biến cho GV, yêu cầu GV bổ sung cho kế hoạch của khoa và của lãnh đạo khoa. Lãnh đạo khoa nêu gƣơng trong học tập và tôn trọng sự học tập.
Giáo viên xây dựng kế hoạch hoạc tập của mình trong từng năm học, kế hoạch học tập phải xuất phát từ nhu cầu và mục đích, phải có nội dung cụ thể, phải có phƣơng pháp và những dự định hoàn thành việc học một cái gì đó, ở mức độ nào đó.
- Tổ chức các hoạt động thúc đẩy GV nghiên cứu khoa học.
Tổ chức nhiều hoạt động, phong trào để phát huy sự học tập, sáng tạo của GV về chuyên môn, nghiệp vụ nhƣ: viết chuyên đề về chuyên môn, viết chuyên đề về giáo dục…
Khuyến khích và tạo điều kiện cho GV thử nghiệm những phát kiến của mình. Khi GV có những sáng kiến tác động tích cực đến chất lƣợng đào tạo của khoa thì lãnh đạo khoa phải có chủ trƣơng ủng hộ, động viên và tạo điều kiện (cả vật chất lẫn tinh thần) để GV thử nghiệm, có thể chấp nhận những rủi ro xảy ra, phải coi rủi ro đó là bài học để thực hiện các giải pháp tiếp theo. Sự quan tâm động viên của lãnh đạo khoa sẽ làm cho GV dựa vào sức mạnh của nhau và giúp nhau khắc phục những yếu kém, sẵn sang thực nghiệm các ý tƣởng, phƣơng pháp và các trang thiết bị mới.
nhân viên và học sinh đều có thể trao đổi thông tin. Những thông tin quan trọng của khoa cần đƣợc công khai hoá bằng hình thức niêm yết ra bảng tin.
Xây dựng bức tranh toàn cảnh ĐNGV của khoa: hệ thống cơ cấu, chức danh, thành tích của GV đƣợc sơ đồ hoá và bổ sung thƣờng xuyên nhằm tác động đến khát vọng đƣợc thừa nhận của từng GV.
Nêu chức danh, học vị của GV trong những cuộc giao tiếp chính thức.
- Tổ chức đánh giá, nhận xét, khích lệ việc trao đổi kinh ngiệm.
Lãnh đạo khoa kiểm tra những kết quả đạt đƣợc từ việc xây dựng tập thể GV biết học hỏi ở tính hiệu quả trên các mặt: chất lƣợng quản lý khoa, chất lƣợng ĐNGV biểu hiện qua trình độ, năng lực sƣ phạm và chất lƣợng giáo dục. Nếu kết quả không nhƣ mong muốn, lãnh đạo khoa phải phân tích đƣợc trong các mặt nói trên, khâu nào còn yếu? Nguyên nhân của sự yếu kém đó? Mặt nào đã thành công? Cần phát huy nhƣ thế nào? Sự điều chỉnh phải nhƣ thế nào để đạt đƣợc các tiêu chí của một tổ chức biết học hỏi. Đặc biệt lãnh đạo cần luôn luôn có sự tự phê bình trƣớc tập thể, lấy ý kiến của tập thể cho việc hoàn thiện sự chỉ đạo của mình.