Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà khách số 8, Chu Văn An. (Trang 37 - 38)

5. Phục vụ khách ăn uống

3.2.1.Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên

Con người là yếu tố quan trọng trong kinh doanh dịch vụ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ ăn uống. Nhân viên trực tiếp tác động lên cơ sở vật chất, nguyên vật liệu tạo nên các sản phẩm dịch vụ ăn uống, trực tiếp tiếp xúc với khách hàng vì vậy nhiều khách hàng coi đội ngũ nhân viên là một tiêu chuẩn đo lường chất lượng dịch vụ ăn uống tại khách sạn, nhà hàng đó. Hiện nay đội ngũ nhân viên tại nhà khách phần lớn là lao động lớn tuổi, đã làm việc lâu năm tại nhà khách nên có nhiều kinh nghiệm trong việc năm bắt tâm lý khách hàng, nhưng lại thiếu kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn và không chịu được áp lực ngày càng cao của ngành dịch vụ. Do vậy việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên tại nhà khách là vô cùng quan trọng.

• Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề đội ngũ nhân viên:

Thường xuyên giám sát, đánh giá trình độ ngiệp vụ, năng lực chuyên môn của nhân viên để có các phương hướng bồi dưỡng đúng đắn.

Tổ chức các chương trình đào tạo, các khóa học ngắn hạn bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên từng bộ phận. Các chương trình này có thể tổ chức bằng cách mời chuyên gia có kinh nghiệm về giảng dạy, bổ sung thêm kiến thức chuyên môn, hoặc

cũng có thể cử nhân viên giỏi đi học thêm về nghiệp vụ sau đó dạy lại cho các nhân viên khác trong bộ phận hay tạo điều kiện cho một số nhân viên học tại chức để nâng cao trình độ. Trong bộ phận kinh doanh dịch vụ ăn uống tại nhà khách bao gồm nhân viên bếp, nhân viền bàn, nhân viên bar. Mỗi loại nhân viên có đặc thù công việc khác nhau do vậy cần phải có chương trình đào tạo phù hợp với công việc, điều kiện của từng nhóm nhân viên cụ thể.

- Đối với nhân viên bàn, bar: Điều quan trọng là các kỹ năng, trình độ phục vụ, các thao tác nhanh, chính xác, có kỹ năng giao tiếp tốt. Nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, khó nắm bắt nên khuyến khích nhân viên học thêm văn hóa, nắm bắt tâm lý khách hàng để phục vụ khách tốt nhất. Ngoải ra, nhân viên bàn còn phải am hiểu về các món ăn trong thực đơn để giới thiệu, tư vấn các món ăn phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

- Đối với nhân viên bếp: chú trọng nâng cao tay nghề, mở các lớp đào tạo về cách chế biến các món ăn mới, đảm bảo quy trình chế biến chuẩn và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu giữa các nhân viên để học hỏi kinh nghiệm của nhau, giúp họ hiểu được tính chất công việc của mình, ý thức được vai trò của việc nâng cao chất lượng dịch vụ. Bên cạnh đó nhà khách cần chú trọng tới các chính sách đãi ngộ nhân viên, đây là động cơ quan trọng thúc đẩy nhân viên làm việc và tăng cường sự trung thành với nhà khách. Nhà khách có thể tăng thêm mức phụ cấp và thưởng hợp lý cho nhân viên để họ có thể đảm bảo cuộc sống, đặc biệt là những nhân viên mới, có trình độ tay nghề nhưng có mức thu nhập thấp do chính sách trả lương theo hệ số. ngoài chính sách đãi ngộ về vật chất, nhà khách nên quan tâm tới đời sống tinh thần của nhân viên như thăm hỏi khi ốm đau, giúp đỡ khi có hoàn cảnh khó khăn, … để họ cống hiến hết mình và gắn bó với doanh nghiệp. Tổ chức các hoạt động tham quan, nghỉ mát, các hoạt động văn hóa – thể thao, hàng năm, để cải thiện đời sống tinh thần cho nhân viên.

• Tổ chức kiểm tra, thi tay nghề cho nhân viên:

Bên cạnh đào tạo và tuyển dụng tốt thì nhà khách cần có biện pháp kiểm tra tay nghề cho nhân viên trước và sau quá trình đào tạo để đánh giá kết quả quá trình đào tạo của nhà khách. Tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ giữa các bộ phận trong nhà khách với nhau để thúc đẩy khả năng tiếp thu nâng cao năng lực và ý chí cầu tiền của đội ngũ nhân viên. Thông qua qúa trình kiểm tra tay nghề để đánh giá tổng quát về trình độ của nhân viên, tìm ra những thiếu sót để có phương án đào tạo lại phù hợp.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà khách số 8, Chu Văn An. (Trang 37 - 38)