- Mẫu DNA hòa với 5μl TE được biến tín hở 98°C trong 5’.
1.5.1. Phương pháp chẩn đoán trước sinh lấy mẫu xâm phạm tha
Phương pháp lấy mẫu này ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi và có thể gây tai biến cho thai cũng như cho mẹ (sẩy thai, rỉ ối,...). Để giảm bớt rủi ro trên, việc sàng lọc để xác định những thai phụ có nguy cơ cao sinh con bị bệnh sẽ giảm đáng kể số thai phụ phải thực hiện xét nghiệm xâm phạm thai.
1.5.1.1. Sàng lọc thai phụ có nguy cơ cao sinh con bị bệnh DMD
Các yếu tố được sử dụng trong sàng lọc chẩn đoán trước sinh bệnh DMD là: phả hệ của gia đình, nồng độ enzym CK của thai phụ và thai phụ có mang gen bệnh hay không.
* Sàng lọc dựa vào phả hệ:
Các thai phụ đã có con bị bệnh DMD được xếp vào nhóm thai phụ có nguy cơ cao, các trường hợp này phải tiến hành lấy mẫu để chẩn đoán trước sinh. Theo quy luật di truyền, người mẹ dị hợp tử có khả năng truyền bệnh cho 50% con trai và truyền gen bệnh cho 50% con gái của họ [96].
Những phụ nữ không có con mắc bệnh nhưng gia đình có người mắc bệnh cũng được xếp vào nhúm cú nguy cơ cao. Bệnh nhân có thể là anh em ruột hoặc anh em họ, cậu, cháu của người mẹ [122].
* Sàng lọc dựa vào giá trị CK huyết thanh mẹ:
CK là một xét nghiệm hữu ích trong sàng lọc các người mẹ có nguy cơ cao. Các nghiên cứu cho thấy, CK tăng cao trong 2/3 trường hợp dị hợp tử bắt buộc [85], [99].
* Sàng lọc dựa vào kết quả phân tích gen của người mẹ:
Kết quả phân tích gen cho biết thai phụ có mang gen bệnh hay không là yếu tố sàng lọc quan trọng nhất. Nếu người mẹ ở trạng thái dị hợp tử, việc lấy mẫu tế bào thai nhi để phân tích phát hiện đột biến là điều không tránh khỏi, cho dù việc lấy mẫu xâm phạm thai sẽ ảnh hưởng an toàn đến thai nhi [85], [122]. Nếu người mẹ không mang gen đột biến, có thể tư vấn cho gia đình không cần tiến hành chẩn đoán trước sinh vỡ cỏc phương pháp chẩn đoán trước sinh hiện nay vẫn thực hiện quy trình lấy mẫu bằng kỹ thuật chọc hút dịch ối, ảnh hưởng không tốt đến mẹ và thai nhi.
Sau quá trình phân tích sàng lọc, những thai phụ có nguy cơ cao sinh con bị bệnh DMD sẽ được tiến hành lấy mẫu tế bào thai nhi để phân tích và xác định đột biến.
1.5.1.2. Một số kỹ thuật lấy mẫu xâm phạm thai
Có nhiều kỹ thuật lấy mẫu tế bào thai theo phương pháp xâm phạm thai.
* Chọc hút dịch ối: được thực hiện khi thai được14 đến 20 tuần. Dịch ối
cú các loại tế bào ối, da, phổi và tế bào biểu bì đường tiết niệu của thai nhi. Những tế bào này sẽ được nuôi cấy với các môi trường thích hợp để thu được
lượng tế bào thai nhi nhiều hơn; mặt khác, nuụi cấy tế bào dịch ối còn giúp loại bỏ tế bào máu của mẹ. Tỉ lệ sẩy thai do chọc ối khoảng 0,5-1,0% [120], [123].
* Lấy mẫu nhung mao màng nuôi (Chorionic Villus Sampling-CVS): kỹ
thuật CVS được thực hiện đầu tiên vào những năm 1960. Từ năm 1983, CVS đã trở thành một xét nghiệm phổ biến để chẩn đoán trước sinh trong 3 tháng đầu của thai kỳ [57]. CVS được thực hiện vào vào khoảng tuần thứ 9 đến tuần 12 của thai kỳ [120]. Lợi điểm quan trọng nhất của CVS so với chọc ối là có thể cho kết quả nhanh hơn, đồng thời có thể thực hiện vào giai đoạn sớm hơn của thai kỳ. Các bất thường của thai nhi có thể được phát hiện vào giai đoạn sớm hơn, do đó việc quyết định chấm dứt thai kỳ sẽ được chấp nhận dễ dàng hơn về mặt tâm lý, kỹ thuật thực hiện và hậu quả. Một bất lợi của CVS so với chọc ối là tỷ lệ sẩy thai cao hơn, chiếm 2-3% trường hợp; theo nghiên cứu của Viện Sức khỏe Hoa Kỳ, tỷ lệ sẩy thai ở nhóm chọc hút nhung mao màng nuôi tăng 0,8% so với nhóm chọc ối [51], [135].
* Lấy máu cuống rốn qua da (Percutaneous Umbilical Blood Sampling-PUBS): là phương pháp thu thập máu thai nhi, được thực hiện sau
tuần thai thứ 16. Ưu điểm của PUBS là tế bào lympho trong máu phát triển rất nhanh nên cho phép chẩn đoán gen rất nhanh chóng [120]. Kỹ thuật này cũng rất có ích trong đánh giá chuyển hóa của bào thai cũng như các bất thường về huyết học. Tỷ lệ sẩy thai do PUBS khoảng 1-2%, nghĩa là cao hơn so với phương pháp chọc ối [130].
* Sinh thiết mô thai: trong chẩn đoán trước sinh bệnh DMD, sinh thiết cơ
thai nhi được thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm vào khoảng tuần thứ 18 của thai kỳ để phân tích húa mụ miễn dịch các sợi cơ [119].
* Kỹ thuật PGD (Preimplantation Genetic Diagnosis): kỹ thuật này được
nghiệm nhằm giúp việc chọn lọc phôi không bị rối loạn di truyền (loạn dưỡng cơ Duchenne, xơ nang tụy, hội chứng Down,...) trước khi chuyển và cấy phôi vào tử cung [61], [88].