- Kết quả phân tích gen dystrophin của thai nhi:
4.2.2. Tỷ lệ đột biến mất đoạn gen dystrophin của các bệnh nhân DMD
Tiến hành các phản ứng tương tự để xác định đột biến mất đoạn gen ở các bệnh nhân khác, chúng tôi đã phát hiện được 20 bệnh nhân có đột biến mất đoạn gen (chiếm tỷ lệ 50%) và 20 bệnh nhân (chiếm tỷ lệ 50%) không tìm thấy đột biến mất đoạn. Kết quả có thể được chấp nhận vì theo Abbs (1996), Hung (2006), ngoài đột biến mất đoạn gen, một số bệnh nhân DMD còn bị đột biến điểm, đột biến nhỏ hoặc đột biến lặp đoạn, các đột biến này rất khó phát hiện và đòi hỏi những kỹ thuật cao, rất tốn kém [24], [66], [107].
Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh DMD. Nguyễn Đức Bách (2003), Đặng Thị Diễm Hồng (2004) đã sử dụng 19 cặp mồi để khuếch đại 19 exon (1, 3, 4, 6, 8, 11, 13, 17, 19, 43, 44, 45, 47, 48, 49, 50, 51, 52 và 60) và xác định khoảng 30% bệnh nhân DMD có đột biến mất đoạn. Nguyễn Thị Trang (2005) phát hiện được 30-38% bệnh nhân DMD Việt Nam có đột biến mất đoạn gen dystrophin. Năm 2006, Nguyễn Thị Hoàn và CS,
với sự giúp đỡ của các nhà khoa học Nhật Bản đã nghiên cứu trên một số lượng lớn gồm 84 bệnh nhân Việt Nam được chẩn đoán DMD dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng. Với việc sử dụng 22 exon (1, 3, 4, 6, 8, 11, 12, 13, 17, 19, 20, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52 và 60), tác giả đã phát hiện được 38% bệnh nhân có đột biến mất đoạn gen [7], [20].
Tỷ lệ phát hiện đột biến mất đoạn gen dystrophin của nghiên cứu chúng tôi là 50%. Sự khác nhau giữa tỷ lệ bệnh nhân đột biến mất đoạn gen trong nghiên cứu của chúng tôi và các nghiên cứu trước ở Việt Nam khá rõ ràng. Nguyờn nhân là do các nghiên cứu trước đây chỉ xác định đột biến mất đoạn gen ở mức độ DNA. Mặt khác, các tác giả chỉ sử dụng 19-25 cặp mồi để khuếch đại các exon nằm trong hai vùng thường xảy ra đột biến mất đoạn (vùng đầu tận 5’ và vùng trung tâm). Trong khi đó, đột biến có thể xảy ra khắp cả 79 exon của gen dystrophin, do vậy, các nghiên cứu này hẳn đã bỏ sót tổn thương. Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp RT-PCR và sử dụng 15 cặp mồi đặc hiệu đã khuếch đại được toàn bộ chiều dài (gồm 79 exon) của gen dystrophin để phân tích, do đó đột biến mất đoạn gen không bị bỏ sót.
Prior (1995) đã phân tích gen dystrophin của các bệnh nhân DMD và đưa ra kết luận: tỷ lệ mất đoạn gen chiếm 63% bệnh nhân [31], [106]. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Matsuo (2002) với tỷ lệ đột biến xóa đoạn gen dystrophin là 60-65% ở các bệnh nhân DMD [91]. Năm 2002, Poh-San Lai đã sử dụng phản ứng PCR để phát hiện đột biến xóa đoạn của 19 exon thuộc hai vùng hotspot của các bệnh nhân DMD/BMD ở 3 nước châu Á là Nhật Bản (gồm 86 bệnh nhân), Singapore (105 bệnh nhân) và Việt Nam (34 bệnh nhân). Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân bị đột biến xóa đoạn lần lượt là
51,2%, 40% và 32,4% [77]. Theo thống kê của Trần Võn Khỏnh (2004), tại châu Á, bệnh nhân DMD ở Thái Lan, Ấn Độ, Singapore và Nhật Bản có tỉ lệ đột biến xóa đoạn gen từ 60-65%. Bệnh nhân DMD ở các nước châu Á còn lại có tỉ lệ đột biến xóa đoạn gen thấp hơn, giao động trong khoảng 33-46%. Philippin có tỷ lệ thấp nhất với 33% [10].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bệnh nhân DMD Việt Nam bị đột biến xóa đoạn chiếm 50%, tỉ lệ này cao hơn so với Philippin nhưng thấp hơn các dân tộc khác như Thái Lan, Singapore và Nhật Bản,... Theo chúng tôi, sự khác biệt này có thể là do yếu tố chủng tộc. Không loại trừ khả năng ở Việt Nam, tỉ lệ đột biến điểm, đột biến lặp đoạn hoặc các dạng đột biến khác của gen dystrophin chiếm tỷ lệ cao hơn so với các nước. Muốn trả lời được câu hỏi này chúng ta phải tiến hành xác định các dạng đột biến khác của gen dystrophin, từ đó thiết lập nên bản đồ đột biến gen của bệnh nhân DMD Việt Nam. Vấn đề này được nhóm nghiên cứu chúng tôi đưa ra và hy vọng trong năm tới sẽ có kinh phí để thực hiện nghiên cứu theo hướng xác định đột biến điểm và đột biến lặp đoạn gen dystrophin. Các dạng đột biến này chưa từng được nghiên cứu ở Việt Nam.
Một lý do nữa khiến tỷ lệ phát hiện đột biến mất đoạn ở bệnh nhân DMD Việt Nam thấp hơn so với các nước có thể là: với các bệnh nhân ở Việt Nam, chẩn đoán là DMD chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng điển hình và nồng độ CK máu tăng cao, hầu hết không được làm sinh thiết cơ - một xét nghiệm cơ bản có tác dụng chẩn đoán xác định DMD, giúp phát hiện sự vắng mặt hoàn toàn hoặc một phần của protein dystrophin ở màng tế bào cơ. Bởi vậy, những sai sót trong chẩn đoán DMD là điều khó có thể tránh khỏi.