7. Bố cục của luận văn
3.1.2. Định hướng PTBV ở Việt Nam
Khái niệm “Phát triển bền vững” được biến đến ở Việt Nam vào cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Mặc dù xuất hiện ở Việt Nam khá muộn nhưng nó lại sớm được thể hiện ở nhiều cấp độ.
Về mặt học thuật, thuật ngữ này được giới khoa học trong nước tiếp thu nhanh. Quan điểm PTBV đã được tái khẳng định trong các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Chiến lược phát triển KT-XH 2001-2010 là: "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường" và "Phát triển KT-XH gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gín đa dạng sinh học". PTBV đã trở thành đường lối, quan điểm của Đảng và chình sách của Nhà nước. Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, nhiều chỉ thị, nghị quyết khác của Đảng, nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã được ban hành và triển khai thực hiện; nhiều chương trính, đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này đã được tiến hành và thu được những kết quả bước đầu; nhiều nội dung cơ bản về phát triển bền vững đã đi vào cuộc sống và dần dần trở thành xu thế tất yếu trong sự phát triển của đất nước.
Trong những năm qua, KT-XH ở nước ta còn dựa nhiều vào việc khai thác TNTN; năng suất lao động còn thấp; công nghệ sản xuất, mô hính tiêu dùng còn sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu và thải ra nhiều chất thải. Dân số tăng nhanh, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; các dịch vụ cơ bản về giáo dục và y tế hiện còn bất cập, các loại tệ nạn xã hội chưa được ngăn chăn triệt để, ... đang là những vấn đề bức xúc. Nhiều nguồn TNTN bị khai thác cạn kiệt, sử dụng lãng phì và kém hiệu quả. Môi trường thiên nhiên ở nhiều nơi bị phá hoại nghiêm trọng, ô nhiễm và suy thoái đến mức báo động. Hệ thống chình sách và công cụ pháp luật chưa đồng bộ để có thể kết hợp một cách có hiệu quả giữa 3 mặt của sự phát triển: KT-XH và bảo vệ môi trường. Trong các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển KT-XH của đất nước cũng như của các ngành và địa phương, 3 mặt quan trọng trên đây của sự phát triển cũng chưa thực sự được kết hợp và lồng ghép chặt chẽ với nhau.
Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước như Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra và thực hiện cam kết quốc tế, Chình phủ Việt Nam ban hành "Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam" (Chương trính nghị sự 21 của Việt Nam).
Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam là một chiến lược khung, bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân có liên quan triển khai thực hiện và phối hợp hành động nhằm bảo đảm phát triển bền vững đất nước trong thế kỷ 21. Định hướng chiến lược về phát triển bền vững ở Việt Nam nêu lên những thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt, đề ra những chủ trương, chình sách, công cụ pháp luật và những lĩnh vực hoạt động ưu tiên cần được thực hiện để phát triển bền vững trong thế kỷ 21. Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam không thay thế các chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch hiện có, mà là căn cứ để cụ thể hóa Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2001-2010, Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, xây dựng kế hoạch 5 năm 2006-2010, cũng như xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển của các ngành, địa phương, nhằm kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa phát triển kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững đất nước. Trong quá trính triển khai, thực hiện, Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam sẽ thường xuyên được xem xét để bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển, cập nhật những kiến thức và nhận thức mới nhằm hoàn thiện hơn nữa về con đường phát triển bền vững ở Việt Nam. Trên cơ sở hệ thống kế hoạch hóa hiện hành, Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam tập trung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vào những hoạt động ưu tiên cần được chọn lựa và triển khai thực hiện trong 10 năm trước mắt.
Trong suốt quá trính đấu tranh giành độc lập dân tộc và trong mỗi bước đi của cách mạng Việt Nam, đồng bào các dân tộc thiểu số luôn một lòng thủy chung son sắt theo Đảng và Bác Hồ, cống hiến công sức, máu xương cho sự nghiệp chung. Đồng bào đã và đang được thụ hưởng những thành quả do sự nghiệp cách mạng mang lại.
Trong những năm qua, mặc dù đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng Đảng và Nhà nước luôn dành nhiều quan tâm phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, bộ mặt nông thôn miền núi đã thay da đổi thịt, đời sống của đồng bào dân tộc được cải thiện rõ rệt, sự chênh lệch giữa miền núi với miền xuôi đã được thu hẹp. Hiện đã có 40 chương trính cấp quốc gia, trong đó có 30-35 chương trính đầu tư trực tiếp cho miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) đã giảm nhanh từ 60% năm 1997 xuống còn dưới 30% năm 2009. Thu nhập của các hộ nghèo đã được tăng lên đáng kể nhờ các chình sách hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc bảo vệ rừng, chình sách hỗ trợ sản xuất và hỗ trợ xuất khẩu lao động... Cuối năm 2009, 98,5% xã ĐBKK có đường ô tô đến trung tâm xã. Mạng lưới điện quốc gia được đầu tư phát triển nhanh chóng ở vùng dân tộc-miền núi. 100% số huyện và 95% xã có điện, trên 70% số hộ được dùng điện lưới quốc gia. 95% số xã ĐBKK có trạm truyền thanh, nhiều xã có trạm truyền thanh, phát thanh bằng tiếng dân tộc. 90% số xã có điện thoại, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt. Đặc biệt, công tác bảo tồn, giữ gín phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số được coi trọng, tiến hành đồng bộ với xây dựng làng, bản văn hóa và xóa bỏ những tập tục lạc hậu.
Về giáo dục, những ngày đầu thành lập nước, hầu hết người dân các xã ĐBKK mù chữ. Năm 2009, 71% xã ĐBKK đã hoàn thành phổ cập giáo dục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tiểu học đúng độ tuổi và 80% xã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Năm học 2008-2009, cả nước có 285 trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn 49 tỉnh, thu hút trên 84.000 học sinh theo học. Sau 15 năm thực hiện chế độ cử tuyển, các địa phương đã phối hợp với các trường tuyển được 20.590 học sinh là con em các dân tộc vào học tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.
Sự nghiệp y tế tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng phát triển mạnh. Cuối năm 2009, 100% các huyện ở vùng này đã có trung tâm y tế và bác sỹ, cán bộ y tế. Hầu hết các xã ĐBKK có trạm y tế và y sỹ. Đa số thôn bản đã có cán bộ y tế làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đồng bào. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đã giảm xuống dưới 25%, đại đa số đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng muối iốt phòng chống bệnh bướu cổ. Dịch sốt rét ở vùng dân tộc thiểu số đã được ngăn chặn.
Năm 2010, mặc dù đất nước còn có nhiều khó khăn, song được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo kịp thời của Thủ tướng Chình phủ, sự phối hợp, tạo điều kiện của các bộ, ngành, sự phấn đấu của các địa phương; đặc biệt là sự tập trung thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, đồng bộ, bám sát chương trính, kế hoạch công tác của UBDT nên các mặt công tác đã đạt được nhiều kết quả to lớn. Tính hính kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ở vùng dân tộc và miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK được ổn định, kinh tế - xã hội phát triển, tiến bộ và công bằng xã hội được thực hiện đồng bộ góp phần cải thiện đời sống nhân dân vùng dân tộc và miền núi. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực các xã, thôn, bản ĐBKK đã giảm từ 47% năm 2006, xuống chỉ còn 28,8% năm 2010. Đến nay, đã có 96% xã có đường ô tô đến trung tâm, 95% xã có điện, hơn 70% hộ được dùng điện, 100% xã ĐBKK có trường tiểu học, nhà mẫu giáo và lớp bán trú dân nuôi, 100% huyện có trung tâm y tế và bác sỹ, 100% xã ĐBKK có trạm y tế. Sự nghiệp giáo dục, y tế có bước phát triển mạnh, sức khỏe và đời sống văn hóa của đồng bào được nâng cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Năm 2010, UBDT đã tham mưu giúp Đảng và Nhà nước tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ nhất; xây dựng, trính Chình phủ ban hành Nghị định về công tác dân tộc; trình Thủ tướng Chình phủ ban hành Chỉ thị 1971/CT-TTg về tăng cường công tác dân tộc thời kỳ CNH, HĐH đất nước; tiếp tục xây dựng Chương trính phát triển kinh tế - xã hội ở các xã ĐBKK vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2011 - 2015.
Đẩy mạnh cải cách hành chình và chống tham nhũng, lãng phì; mở rộng quan hệ đối ngoại, tranh thủ được hỗ trợ nguồn nhân lực của các nhà tài trợ quốc tế, học tập được nhiều kinh nghiệm trong quản lý, điều hành về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc; củng cố toàn diện bộ máy làm công tác dân tộc từ Trung ương đến cơ sở. Sự đồng thuận, đoàn kết và việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chình của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan tiếp tục được duy trí và có nhiều đổi mới tìch cực hơn.
Các chính sách về dân tộc và miền núi đều nhằm đến việc xây dựng nền
tảng cho sự phát triển bền vững. Năm 2010, UBDT tiếp tục xây dựng 10 đề
án, chính sách trính Thủ tướng Chình phủ. Lãnh đạo UBDT đã chỉ đạo quyết liệt xây dựng và thực hiện Chương trính công tác năm, trong đó nhấn mạnh và yêu cầu các đơn vị thuộc Ủy ban chủ động thực hiện nhiệm vụ xây dựng các đề án, trính Thủ tướng Chình phủ đảm bảo tiến độ và chất lượng, như: Chương trính phát triển KT-XH các xã ĐBKK vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2011-2015; Đề án bảo tồn và phát triển KT-XH đối với 4 dân tộc: Mảng, Cống, Cờ Lao, La Hủ; Chình sách đối với người có uy tìn trong đồng bào DTTS.
Bên cạnh đó, còn có các chương trính, đề án, chình sách đang gấp rút và đẩy nhanh tiến độ trính Chình phủ, Thủ tướng Chình phủ trong quì I/2011 đó là: Chình sách phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; Đề án phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2011-2020; Chình sách đặc thù hỗ trợ bính đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS và vùng có điều kiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KT-XH ĐBKK; Chình sách khuyến khìch, thu hút các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư vào vùng dân tộc và miền núi; Chình sách đặc thù đối với cán bộ trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc; Đề án chương trính hỗ trợ các dân tộc có số dân dưới 10.000 người.
Năm 2011, nhiệm vụ trọng tâm của UBDT là tập trung xây dựng chương trính hành động thực hiện công tác dân tộc theo Nghị quyết Đại hội Đảng khóa XI; kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2015. UBDT tiếp tục chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện chương trính phát triển kinh tế - xã hội các xã, thôn bản ĐBKK vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2011-2015, các đề án, chình sách dân tộc giai đoạn 2011-2015 sau khi Thủ tướng Chình phủ phê duyệt; thực hiện có hiệu quả các chình sách hiện hành; tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng chương trính, dự án, chình sách dân tộc và kế hoạch phát triển KT-XH, XĐGN vùng dân tộc và vùng miền núi giai đoạn 2011-2015; kết hợp các chương trính để tập trung cho các xã thuộc Chương trính 135, Nghị quyết 30a, tập trung cho hộ nghèo nhất và bố trì nguồn lực để thực hiện; Thống nhất đầu mối quản lý Nghị quyết 30a, Chương trính 135, tạo điều kiện cho các địa phương chủ động triển khai; Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật; Xây dựng bộ tiêu chì phân định vùng DTTS và miền núi theo trính độ phát triển áp dụng cho giai đoạn 2011- 2015; tổ chức phân định vùng DTTS và miền núi theo Bộ tiêu chì mới. Ủy ban cũng sẽ tăng cường công tác đối ngoại, tìch cực chủ động hội nhập quốc tế, học tập kinh nghiệm của thế giới trong quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc. Triển khai thực hiện có hiệu quả chương trính chình sách cải cách hành chình giai đoạn 2011-2015.
Tập trung xây dựng cơ quan, đơn vị đoàn kết, vững mạnh toàn diện; nâng cao trách nhiệm và năng lực chuyên môn, có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác dân tộc trong giai đoạn mới. Tổ chức tốt công tác kiểm tra, đôn đốc, tổng kết đánh giá việc thực hiện các chình sách, chương trính, dự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
án phát triển KT-XH, XĐGN trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi. Các cấp ủy đảng, thủ trưởng các đơn vị trong toàn ngành trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân tộc và nhiệm vụ chình trị được giao.
Với hệ thống chình sách dân tộc và sự cố gắng, nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc, các chủ trương, chình sách của Đảng, Nhà nước không chỉ đơn thuần là XĐGN, mà đã đi vào cuộc sống, phát huy được sự sáng tạo, ý chì, nguồn lực của người dân toàn xã hội. Nhiều phong trào thi đua yêu nước được cấp ủy, chình quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phát động đã thu hút được sự tham gia của đồng bào các dân tộc như: “Giúp nhau phát triển kinh tế, XĐGN”, “Thi đua sản xuất kinh doanh giỏi”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Xóa mù chữ, phổ cập tiểu học”, “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”, “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, hải đảo”,... thay đổi cơ bản diện mạo nông thôn vùng dân tộc, miền núi đặc biệt khó khăn và xóa nghèo bền vững.