7. Bố cục của luận văn
1.1.2. Phân loại nghèo
Người ta thường phân biệt hai khái niệm nghèo về thu nhập (nghèo tuyệt đối) và nghèo về con người (nghèo tương đối).
1.1.2.1.Nghèo tuyệt đối (nghèo thu nhập)
Là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản tối thiểu để duy trì cuộc sống( nhu cầu về ăn,mặc, nhà ở, chăm sóc y tế, giáo dục, …)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đo lường mức chi tiêu cần thiết để đảm bảo một người có thể mua được một lượng lương thực, thực phẩm tương đương 2100- 2300 kcalo/người/ngày. Mức nghèo tuyệt đối là thước đo dễ lượng hoá để mô tả tính trạng đói nghèo.
1.1.2.2. Nghèo tương đối (nghèo về con người)
Khái niệm nghèo tương đối được Robert Mc Namara - nguyên Tổng giám đốc WB định nghĩa "Nghèo ở mức độ tương đối là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tương đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt qua sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta".[ 1 ]
Mức nghèo tuyệt đối có phương pháp tình toán riêng nên ranh giới nghèo tuyệt đối được xác lập cụ thể. Ngược lại, ranh giới của nghèo tương đối rất khó xác định bởi không có một tiêu chuẩn chung áp dụng. Nó phụ thuộc chủ yếu vào tính hính phát triển KT - XH của từng quốc gia và mức độ quan tâm, điều chỉnh của chình quốc gia đó. Như vậy, nghèo tương đối không chỉ bao hàm mức thu nhập và tiêu dùng thấp mà còn bao gồm cả mức hưởng thụ thấp về giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác của sự phát triển con người. Đặc biệt, nghèo tương đối còn đề cập đến "sự thiếu quyền lực và tiếng
nói, cũng như tính chất dễ bị tổn thương và đe doạ của người nghèo". Trong
những hoàn cảnh nhất định, họ không có tiếng nói chình trị, thậm chì còn bị tẩy chay sống biệt lập với xã hội.