7. Cấu trúc của luận văn
2.1.2. Cách tổ chức dạy học và biện pháp hướng dẫn học sinh tiếp cận
phẩm ‘‘Vội vàng”
„„Vội vàng” được in trong tập „„Thơ Thơ” (1938) là bài thơ thể hiện rất rõ ý thức cá nhân của cái tôi thơ mới, vừa tiêu biểu cho quan điểm nhân sinh và nghệ thuật của Xuân Diệu. Trong phong trào thơ mới, Xuân Diệu được xem là nhà thơ mới nhất, trẻ nhất. Ông không thoát ly thực tế, đem thơ về những nẻo đường xa lạ, mà nói như Thế Lữ trong lời Tựa tập „„Thơ Thơ”: „„Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của tấm lòng trần gian; ông đẫ không trốn tránh mà còn quyến
luyến cõi đời”. Đây cũng là bài thơ mở đầu cho môt loạt bài thơ mới trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 như: Tràng giang (Huy Cận), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mạc Tử), Tương tư (Nguyễn Bính)...Vì thế, trong quá trình dạy học bài thơ này giáo viên cần rèn luyện cho học sinh làm quen với việc cảm nhận và phân tích thơ mới, tạo tiền đề cho việc học các bài thơ tiếp theo.
Để tiếp cận bài thơ này, trước hết phải hướng dẫn học sinh nắm được đặc điểm của kiểu văn bản thơ trữ tình để từ đó có cách đọc - hiểu và cách phân tích thích hợp với kiểu văn bản này. Văn bản văn chương là sự hư cấu. Bằng một bài thơ, tác giả trình bày một bức tranh về thế giới bằng ngôn ngữ nghệ thuật. Thế giới đó thường có thể có hoặc không có trong thực tế, cho nên, thơ trữ tình là thế giới khách quan được chủ quan hoá và được cá thể hoá. Hêghen từng nhận xét: tự sự là thế giới của khách thể, còn trữ tình là thế giới của chủ thể. Như vậy, nguồn gốc và điểm tựa của trữ tình là ở chủ thể và chủ thể là người duy nhất mang nội dung.
Cái đặc biệt của một bài thơ trữ tình là luôn có một người nói bên trong về quan hệ của họ với thế giới (thiên nhiên, xã hội, gia đình, bạn bè, có khi đề cập cả tới những vấn đề lớn lao), về mối quan hệ của họ với con người (hi vọng, thất vọng, nỗi buồn, tình bạn, tình yêu, sự trung thành hoặc phản bội...). Chẳng hạn các nhà thơ tìm hiểu: Con người là gì? Tôi là ai? Tôi muốn gì và muốn như thế nào ?...
Trong thơ trữ tình, tình cảm có vai trò hết sức quan trọng. Nói về vai trò của tình cảm, Goócki cho rằng: Thơ trước hết phải mang tính chất tình cảm. Tình cảm trong thơ gắn trực tiếp với chủ thể sáng tạo nhưng không phải là một yếu tố đơn độc, tự nó nảy sinh và phát triển. Thực ra đó chính là quá trình tích tụ những cảm xúc, những suy nghĩ của nhà thơ do cuộc sống tác động và tạo nên. Vì thơ thường ngắn hơn các thể loại khác (tự sự, kịch) nên các tác giả có thể thể hiện cảm xúc về con người, cuộc sống, thiên nhiên... tập trung hơn
thông qua hình tượng thơ, đặc biệt thông qua ngôn ngữ nghệ thuật, qua dòng thơ, qua vần điệu, tiết tấu... Nhiều khi, cảm xúc vượt ra ngoài cái vỏ chật hẹp của ngôn từ, cho nên thơ thường lời ít, ý khôn cùng: „„Hãy biết rằng chính quả tim ta đang nói và thở than lúc bàn tay đang viết”, „„Nhà thơ không viết một chữ nào nếu cả toàn thân không rung động” (Alfret de Mussé). Do đó, thơ có thể tạo điều kiện cho người đọc phát hiện đời sống. Nó động viên người đọc phải suy nghĩ, trăn trở để tìm kiếm ý đồ nghệ thuật của tác giả cũng như nét đặc sắc trong tư duy nghệ thuật của mỗi nhà thơ. Thơ còn giúp cho người đọc nhận thức được các phạm trù thẩm mĩ như: Cái đẹp, cái cao thượng, cái hài hoà, cái xót thương... Thơ còn giúp người đọc cảm nhận được âm điệu của ngôn ngữ khiến người ta có thể đọc, ngâm, thậm chí hát.
Qua việc giảng dạy bài thơ „„Vội vàng” giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát hiện ra một số nét riêng đặc sắc của thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám. Đó là nhà thơ „„mới nhất trong các nhà thơ mới”, là tiếng thơ đầy đủ nhất cho ý thức cá nhân của cái tôi thơ mới đồng thời mang đậm bản sắc riêng: cái tôi tích cực mãnh liệt, bám riết lấy trần gian, chạy đua với thời gian, lúc nào cũng thèm yêu, khát sống, khát khao tận hưởng và tận hiến, đồng thời, nó còn hiện ra trong một giọng điệu sôi nổi, bồng bột, vồ vập cả khi vui lẫn khi buồn. Mặt khác bài thơ có sự xuyên thấm giữa mạch luận lí và mạch cảm xúc cuồng nhiệt, sôi nổi của thi sĩ. Là tác phẩm tiêu biểu của những cách tân rõ rệt về mặt hình thức, cho một cuộc cách mạng trong thi ca Việt Nam.
2.1.2.1. Sử dụng câu hỏi tìm hiểu tri thức ngoài tác phẩm
Trước hết, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm bằng những câu hỏi tìm hiểu tri thức ngoài tác phẩm. Để học sinh thể hiện tính chủ động, tích cực của mình, giáo viên cần đưa ra những câu hỏi có lệnh rõ ràng như: Em đã sưu tầm được những bài viết, bài nghiên cứu nào về nhà thơ Xuân Diệu và bài thơ „„Vội vàng”?, qua những bài nghiên cứu này hãy nêu những giá trị chung của tác phẩm?. Hay đưa ra những câu hỏi nêu và giải quyết vấn
đề: Các yếu tố cuộc đời của nhà thơ Xuân Diệu có ảnh hưởng như thế nào đến sáng tác của ộng? để tìm hiểu các yếu tố của cuộc đời ảnh hưởng trực tiếp đến phong cách nghệ thuật và tư duy văn học của tác giả. Đây là một cách tiếp cận quan trọng để hiểu tác phẩm. Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn „„Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn” cũng đã khẳng định: giải thích tư tưởng nghệ thuật của Xuân Diệu cần chú ý đến hoàn cảnh lớn và hoàn cảnh nhỏ. Nếu hoàn cảnh lớn là hoàn cảnh tác động đến cả một xã hội, cả một dân tộc trong thời kì lịch sử nhất định mà ở đây là những biến đổi sâu sắc của xã hội Việt Nam, sự du nhập tư tưởng, văn hoá hiện đại của phương Tây với sự phát triển một cách toàn diện và sâu sắc ý thức về cái tôi cá nhân thì hoàn cảnh nhỏ là hoàn cảnh có quan hệ trực tiếp đến đời sống của cá nhân nhà văn. Với Xuân Diệu, cần có những câu hỏi yêu cầu học sinh tìm hiểu để làm rõ những tác động của hoàn cảnh riêng của nhà thơ với sáng tác của ông đặc biệt là với bài thơ này. Học sinh cần nhận thấy yếu tố gia đình đặc biệt của Xuân Diệu „„cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong”. Ông đồ Nghệ („„cha đàng ngoài”) đã truyền cho nhà thơ dòng máu cần cù và nghị lực khác thường. Nhà thơ quyết tâm xây dựng bằng được cho mình một sự nghiệp văn chương để sống mãi với đời. Cô hàng nước mắm ở vạn Gò Bồi („„mẹ ở đàng trong”) thì đem đến cho ông những tình cảm nồng nàn sôi nổi như sóng biển Quy Nhơn, như những cơn gió nồm Bình Định. Cũng cần khẳng định thêm rằng, Xuân Diệu là con vợ lẽ, từ nhỏ phải xa mẹ và luôn luôn bị hắt hủi. Thiếu tình thương ấy, ông càng khao khát tình thương, đòng thời dễ có mặc cảm về sự thờ ơ lạnh nhạt của người đời. Điều ấy giải thích ở Xuân Diệu có một trái tim thiết tha, vồ vập cố bám riết lấy cuộc sống, muốn giao cảm hết mình với mọi người. Quá trình đào tạo: Xuân Diệu là một trí thức Tây học, hấp thụ ảnh hưởng của tư tưởng và văn hoá Pháp một cách có hệ thống, nhưng lại xuất thân từ một gia đình nhà nho, đuợc tiếp thu nền văn hoá truyền thống. Vì thế ở nhà thơ có sự kết hợp hai yếu tó cổ điển và hiện đại, đông và tây trong tư tưỏng và tình
cảm thẩm mĩ. Tuy nhiên văn hoá và văn học phương tây có ảnh hưởng sâu đậm hơn.
2.1.2.2. Sử dụng câu hỏi tiếp cận vào nội bộ tác phẩm
Giáo viên cho học sinh thảo luận để tìm ra các yếu tố, các cung bậc của giọng điệu thơ, sau đó tìm ra cách đọc đúng nhất phù hợp với sự vận động của mạch cảm xúc trong tác phẩm. Giáo viên đưa ra câu hỏi yêu cầu học sinh đọc kĩ, đọc nhiều lần tác phẩm để nhận ra những ấn tượng ban đầu về nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Việc làm này rèn luyện cho các em kỹ năng đọc hiểu văn bản nghệ thuật, đồng thời tạo tâm thế để học sinh bước vào phân tích, cắt nghĩa, bình giảng bài thơ. Ví dụ nêu câu hỏi đọc hiểu: Đọc thầm bài thơ và nêu cảm nhận ban đầu của em về nhạc điệu của bài thơ? nhạc điệu ấy được tạo ra bằng những thủ pháp gì? Theo em để đọc đúng bài thơ này thì cần đọc như thế nào?.
Để xác định nhạc điệu bài thơ cần chú ý khai thác một số yếu tố cơ bản. Trước tiên là vần điệu: để xác định vần điệu, cần chú ý đến các hình thức vần điệu mà các nhà thơ hay sử dụng nhất. Trong bài thơ này, Xuân Diệu sử dụng nhiều vần cặp đôi (aabb). Vần cặp đôi xuất hiện khi các câu thơ kế tục nhau, giải thích, bổ sung cho nhau, phù hợp với việc triển khai mạch luận lí của tác phẩm. Ví dụ hai câu thơ :
Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Tiếp theo là xác định nhịp điệu: Đây là dạng thức cơ bản nhằm nhấn mạnh các âm và âm vận với những âm tiết bổng trầm xem kẽ nhau. Nhịp điệu được xác định thông qua việc nhấn mạnh hoặc không của các âm. Nhịp điệu là quan trọng và hay gặp nhất trong một bài thơ. Trong bài thơ Vội vàng, Xuân Diệu đã sử dụng sự thay đổi nhịp điệu các câu thơ, lúc thì nhanh, mạnh, lúc thì dồn dập, khiến người đọc như bị cuốn theo các câu thơ, các dòng thơ, cuốn theo dòng cảm xúc mãnh liệt, sự sôi nổi, cuồng nhiệt, cuống quýt của tác giả. Bên cạnh đó
sự phối hợp các từ ngữ, các hình ảnh nhằm khơi gợi hành động, nhằm tạo ra những kích thích tâm lí mạnh mẽ, đem lại cho người đọc cảm giác hối hả, gấp gáp, bồn chồn, mong được sống hết mình để tận hưởng cuộc sống - Thiên đường trên mặt đất. Để giúp học sinh phát hiện ra điều này giáo viên có thể nêu câu hỏi: Em hãy đọc thử một đoạn mà em thấy thích thú để thấy được sự thay đổi linh hoạt nhịp điệu của câu thơ và tác dụng diễn tả của nó?
Tiếp đến là xác định âm điệu chủ đạo: âm điệu được các tác giả sử dụng để nhấn mạnh hoặc không nhấn mạnh một cái gì đó. Âm điệu có thể được tạo nên bằng điệp từ, từ láy hay từ các câu thơ cắt dòng, từ các hình ảnh... Trong bài thơ „„Vội vàng” âm điệu góp phần làm tăng tốc độ cũng như nhịp điệu cảm xúc trong bài thơ. Chẳng hạn Xuân Diệu viết hai câu thơ:
Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Tác giả muốn nhấn mạnh sự tuần hoàn nhanh chóng của thời gian, cũng có nghĩa là của tuổi trẻ. Trong sự nhấn mạnh này, người đọc cảm thấy có sự nuối tiếc, khiến cho câu thơ vừa có sức ngân vang vừa có âm điệu buồn. Sau đó xác định trọng âm: (nhấn mạnh, không nhấn mạnh), nhằm gây ấn tượng trực tiếp đến người đọc, người nghe, tạo cảm xúc bất ngờ hoặc căng thẳng. Ví dụ: trong bài có câu thơ sau:
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi
Trong câu thơ, tác giả đã sử dụng một từ rất lạ và độc đáo: „„Cắn”. Đây là một động từ, miêu tả một hành động mạnh: Dùng răng cắn vào một vật nào đó để ăn hoặc để làm cho đau. Ở đây, động từ này đã được tác giả chuyển nghĩa thành sự chiếm lĩnh, sự tận hưởng, nhằm biểu đạt một ham muốn, một mong muốn, một niềm đam mê cháy bỏng của mình đối với thiên nhiên, cuộc sống và con người. Đặt từ „„cắn” vào câu thơ và đặt câu thơ trong mối tương quan với cả bài thơ, chúng ta hiểu: Đến đây, cảm xúc của tác giả dâng trào, mãnh liệt đến cuồng nhiệt, nhà thơ muốn được tận hưởng đến tận độ cái đẹp, muốn được biến
cái đẹp thành của riêng mình để được sở hữu, chiếm lĩnh. Trọng âm của câu thơ dồn vào chữ „„cắn”, nó có tác dụng như kéo căng dòng ý thức, đẩy cường độ của câu thơ lên cao, mạnh và tạo nên điểm nhấn cho cả câu thơ với sự ngắt nhịp: 3/2/1/2. Câu thơ cũng là trung tâm thẩm mĩ của cả bài thơ và thể hiện chủ đề của tác phẩm.
Bước tiếp theo, giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận về giọng điệu tương ứng với nội dung từng phần, đọc theo giọng điệu. Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi lựa chọn: Hãy sắp xếp theo trình tự tương ứng với giọng điệu từng phần của bài thơ
1.Giọng tranh luận, phản bác, thảng thốt, tiếc nuối. 2.Giọng tươi vui, náo nức.
3.Giọng sôi nổi, gấp gáp.
Sau khi học sinh trình bày lựa chọn, giáo viên kết luận phương án tối ưu là: 13 câu thơ đầu giọng tươi vui, náo nức, từ câu 14 - 29: giọng tranh luận, phản bác, thảng thốt, tiếc nuối, từ câu 30 đến hết: giọng sôi nổi, gấp gáp. Như vậy các sắc thái cảm xúc có sự biến đổi linh hoạt, tạo những ấn tượng đặc biệt cho người đọc, người nghe.
Tiếp đó, giáo viên đưa ra câu hỏi yêu cầu học sinh xác định bố cục của bài thơ, có thể để các em tự xác định hoặc đưa ra nhiều hướng phân chia bố cục bài thơ để học sinh lựa chọn, điều này khiến học sinh phải tư duy để lựa chọn cách chia hợp lí, đồng thời rèn cho các em cách cảm thụ văn chương một cách khách quan, khoa học. Giáo viên nêu câu hỏi: Bài thơ được viết như một dòng cảm xúc hối hả tuôn trào nhưng vẫn tuân theo một bố cục rõ ràng. Em hãy tìm ra bố cục ấy và đặt tên cho từng phần?. Giáo viên đưa ra định hướng cho học sinh: có thể chia bài thơ „„Vội vàng” theo bố cục hai hoặc ba phần, nhưng nên chia theo bố cục ba phần để làm rõ mạch vận động của cảm xúc và nội dung tư tưởng của tác phẩm:
+ Đoạn 2 (từ câu 14 - 29): thể hiện nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người, sự chảy trôi nhanh chóng của thời gian.
+ Đoạn 3: từ câu 30 đến hết: lời giục giã cuống quýt, vội vàng để tận hưởng những giây phút tuổi xuân của mình giữa mùa xuân của cuộc đời, của vũ trụ. Giáo viên nêu câu hỏi để học sinh thấy rõ được chiều sâu của bố cục bài thơ. Ví dụ: Theo em điều gì đã chi phối sự biến đổi, vận động của các sắc thái cảm xúc ấy?
Sau khi học sinh thảo luận và phát biểu, giáo viên có thể định hướng: chính nhận thức mới mẻ, sự chặt chẽ về luận lí đã chi phối hướng vận động của mạch cảm xúc đó: đứng giữa cuộc đời trần thế nhìn đời bằng cặp mắt „„xanh non, biếc rờn”, thấy cuộc sống là thiên đường trên mặt đất, nhà thơ sung sướng, ngây ngất tận hưởng nhưng với một tâm hồn nhạy cảm trước những bước đi của thời gian, nhà thơ nhận thấy „„xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua” mà xuân qua nghĩa là tuổi trẻ, tình yêu cũng sẽ qua, sẽ mất. Vì thế, đang giữa giờ vui, thi nhân bỗng chợt buồn rồi băn khoăn, day dứt. Không thể níu giữ thời gian, không thể sống hai lần tuổi trẻ, thiên đường rồi cũng đến lúc trả lại nhân gian, nên chỉ còn một cách sống vội vàng, cuống quýt, cuồng nhiệt với cuộc đời. Chính sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nội dung cảm xúc và nội dung luận lí đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ.
Giáo viên nêu câu hỏi đọc hiểu cho học sinh: đọc kĩ nhan đề „„Vội vàng” và tìm ra ý nghĩa dự báo của nó?. Học sinh có thể tranh luận và lí giải sự cảm