7. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Định hướng phân tích
Hoạt động phấn tích tác phẩm văn học là bước tiếp theo của hoạt động tiếp cận Người tiếp nhận phải khám phá các tầng cấu trúc, tìm ra ý nghĩa và vẻ đẹp của tác
phẩm. Khi phân tích tác phẩm văn học chính là lúc giáo viên và học sinh phân giải ý nghĩa thẩm mĩ được hình thức hoá trong thế giới nghệ thuật.
Tác phẩm văn học là một văn bản nghệ thuật có cấu trúc đặc biệt, có sự thống nhất không tách rời giữa nội dung và hình thức. Nội dung là tổng hoà mọi yếu tố bên trong của tác phẩm bao gồm: đề tài, chủ đề, tư tưởng thẩm mĩ thể hiện trong hình tượng nghệ thuật. Còn hình thức tác phẩm là kết cấu, tổ chức và hình thái biểu hiện của nội dung. Hình thức là phương thức đặc thù dùng để gia công đối với các yếu tố nội dung. Phân tích tác phẩm văn học cũng như mọi thao tác phân tích các đối tượng khác là tháo gỡ tất cả những tương quan vốn không tách rời nhau giữ nội dung và hình thức tác phẩm. Đây cũng chính là hoạt động chia nhỏ đối tượng để có cái nhìn cụ thể những yếu tố làm nên chỉnh thể sâu hơn. Đó là sự mổ xẻ chỉnh thể tác phẩm để khi ghép hợp lại những yếu tố đã phân tích theo cách hoàn toàn khác thường sẽ phát hiện ra những khía cạnh bất ngờ của chỉnh thể tác phẩm.
Mặt khác, từ cách hiểu về sự thống nhất biện chứng giữa nội dung và hình thức của tác phẩm, giáo viên khi dạy học văn bản văn chương trong nhà trường không nên máy móc xem nội dung hay hình thức là tách biệt và bất biến. Mặt khác cũng không nên phân tích tất cả các dấu hiệu hình thức có mặt trong tác phẩm bởi nó sẽ đem lại những nội dung vụn vặt và suy diễn. Giáo viên cần nhấn mạnh sự phân tích tập trung vào những hình thức nghệ thuật giàu tính nội dung, được diễn đạt độc đáo, kết tinh giá trị thẩm mĩ, có sức lan toả ý nghĩa tư tưởng trong tác phẩm. Cũng cần giúp học sinh nhận ra rằng hình thức nghệ thuật mang tính nội dung cho dù độc đáo đến đâu nhưng nó vẫn là con đẻ của một hệ thống thi pháp nên khi phân tích chúng cần có cái nhìn hệ thống. Giáo viên khi phân tích tác phẩm cần hướng dẫn học sinh khảo sát những biểu hiện hình thức một cách hệ thống và có giá trị mĩ cảm làm phong phú tính chỉnh thể nghệ thuật để tìm ra những nội dung đích thực của tác phẩm. Đây chính là bước phân tích tác phẩm văn học theo hướng tiếp cận
thi pháp của nó (phân tích cái mới trong sáng tạo nội dung và hình thức tác phẩm một cách thống nhất biện chứng với nhau thông qua việc phân tích giá trị riêng của hệ thống hình thức nghệ thuật).
Trước tiên người đọc cần tìm ra cấu trúc tồn tại trong tác phẩm văn chương. Có ba loại cấu trúc tồn tại trong tác phẩm là: cấu trúc ngôn từ, cấu trúc hình tượng thẩm mỹ và cấu trúc tư tưởng thẩm mỹ. Phân tích tác phẩm cũng chính là quá trình chia tách để tìm hiểu các tầng cấu trúc này, đồng thời xem xét mối quan hệ hữu cơ giữa chúng và tìm ra sự quy chiếu giá trị riêng của nó.
1.2.1.1. Phân tích cấu trúc ngôn từ của tác phẩm
Văn học là nghệ thuật ngôn từ, cho nên đi sâu tìm hiểu chất liệu ngôn từ có ý nghĩa quan trọng đặc biệt để hiểu được tác phẩm văn học. Phân tích tác phẩm văn học phải xuất phát từ việc khai thác trực tiếp các yếu tố ngôn ngữ trong văn bản tác phẩm. Đây chính là con đường cảm thụ, phân tích văn học đi từ nghệ thuật đến nội dung tư tưởng, lấy việc giảng nghệ thuật để phát hiện và làm nổi bật ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm. Để hiểu rõ hơn, ta có thể so sánh quy trình sáng tạo văn học và quy trình tiếp nhận văn học với vai trò nổi bật của ngôn ngữ:
Quy trình sáng tạo văn học:
TÁC GIẢ TƯ TƯỞNG HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT NGÔN NGỮ CẢM XÚC
Quy trình tiếp nhận văn học:
TƯ TƯỞNG HÌNH TƯỢNG NGÔN NGỮ ĐỘC GIẢ TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT
Ngôn ngữ là chất liệu, là hiện tượng của đời sống mang ý nghĩa phổ biến và sáng tạo của cá nhân. Ngôn ngữ không chỉ là chất liệu, không chỉ là phương tiện mà còn là „„ký hiệu của những tình cảm”, không chỉ có khả năng phản ánh quá trình vận động không ngừng của đời sống trong không gian và thời gian ở bất kì giới hạn nào mà còn có khả năng tái hiện lời nói và thế giới tư tưởng của con người. Nắm vững cấu trúc ngôn ngữ của tác phẩm là nắm vững hình thức tái hiện cuộc sống, qua cấu trúc ngôn ngữ, người đọc mới có thể đến với cấu trúc hình tượng nghệ thuật của tác phẩm.
Hệ thống ngôn từ trong văn bản nghệ thuật một mặt biểu hiện đời sống theo cảm quan của tác giả, mặt khác, chính các yếu tố ngôn từ ấy chỉ dẫn cho chúng ta về đặc trưng phong cách của tác giả, thao tác ngôn ngữ tạo phong cách mà nhà văn đã sử dụng. Dựa trên những yếu tố ngôn ngữ này, chúng ta có thể tái tạo lại những thao tác của người viết đồng thời đưa ra những nhận định về phong cách tác giả. Thông tin về đối tượng và thông tin về chủ thể trong ngôn ngữ nghệ thuật cùng hiện diện trên một yếu tố ngôn từ. Có thể nói, hai thành phần thông tin này tổng hoà trong ngôn ngữ nghệ thuật. Về điểm này, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có điểm tương đồng với ngôn ngữ của lời nói hàng ngày. Nhưng những sự kiện của lời nói hàng ngày bị giới hạn trong mục đích giao tiếp, mục đích thực tiễn trong khi các sự kiện của văn bản nghệ thuật luôn hướng tới những mục đích thẩm mĩ. Vì thế, thành phần thông tin về chủ thể trong lời nói hàng ngày chủ yếu mang tính tự phát. Trong ngôn ngữ nghệ thuật, bao giờ thành phần thông tin đó cũng mang tính tự giác. Người viết luôn có ý thức sử dụng những yếu tố ngôn từ để xác lập cũng như biến đổi phong cách, bút pháp của mình.
Phân tích tác phẩm từ các yếu tố ngôn ngữ có thể coi là chiếc chìa khoá để mở cánh của đi vào khám phá thế giới nghệ thuật của tác phẩm, tìm hiểu tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhà văn, nhà thơ gửi gắm và biểu hiện trong đó. Mặt khác, nó khắc phục tình trạng học văn thiếu căn cứ, không bám sát tác
phẩm hoặc „„tầm chương, trích cú” một cách hời hợt, máy móc, hay xã hội học dung tục tác phẩm còn tồn tại ở một bộ phận học sinh hiện nay.
2.2.1.2. Phân tích cấu trúc hình tượng nghệ thuật của tác phẩm
Cấu trúc hình tượng nghệ thuật của tác phẩm là tầng biểu hiện tình cảm thẩm mỹ của nhà văn và tác phẩm bởi hình tượng văn học là sản phẩm sáng tạo của nhà văn nhằm biểu hiện cảm nhận, ấn tượng, tư tưởng của mình đối với cuộc sống. Hình tượng văn học được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ, bao gồm các „„hình ảnh ngôn từ”, các „„biểu tượng”, bên cạnh đó nó còn bao gồm những cấu tạo „„siêu ngôn từ” được kể và miêu tả ra như sự kiện, nhân vật, môi trường, hoàn cảnh. Tuy vậy hình tượng ở đây vẫn là những cấu tạo văn học, sáng tạo bằng tưởng tượng, hư cấu có giá trị như những hệ thống kí hiệu thẩm mĩ, chứ không phải đơn giản chỉ là sự phản ánh người thực, việc thực, cho dù nhà văn có dụng ý viết về người thực, việc thực đi nữa.
Khi phân tích tác phẩm người đọc cần tìm hiểu hình tượng tác phẩm trong tính chỉnh thể và toàn vẹn của nó. Tính chỉnh thể của hình tượng không chỉ là nói việc miêu tả cuộc sống toàn vẹn, cụ thể, cảm tính mà chủ yếu là nói đến mối liên hệ nội tại của các đơn vị hình tượng trong tác phẩm, mối liên hệ về ý nghĩa giữa các chi tiết bộ phận của hình tượng. Chỉ khi tìm hiểu hình tượng nghệ thuật trong sự tổng thể thì ta mới hiểu đúng được ý nghĩa của nó.
Sau khi tìm ra hệ thống hình tượng trong tác phẩm, người đọc cần đi sâu phân tích hình tượng trung tâm của tác phẩm bởi đây chính là yếu tố thể hiện tập trung nhất cách hiểu, cách cắt nghĩa, cách cảm nhận của tác giả về cuộc sống và nghệ thuật. mặt khác cần phân tích phong cách nghệ thuật của tác giả thể hiện trong tác phẩm để đánh giá nét đặc sắc hay sự đóng góp của tác giả trong quá trình sáng tác văn học.
Cấu trúc hình tượng nghệ thuật của tác phẩm văn chương thường được tổ chức thành mối quan hệ vô cùng phức tạp „„chúng thường không mạch lạc tuyến tính thẳng băng, không thể đối chiếu với lô gíc hiện thực cuộc sống và
hợp với suy nghĩ kiểu lý trí đời thường mà tự nó là sự tổng hợp, khái quát hoá và huyền ảo hoá đời sống mà ta gọi là tư duy tưởng tượng. do vậy mà thế giới nghệ thuật mang đậm tính ảo giác huyễn tưởng làm cho tác phẩm văn chương mơ hồ, đa nghĩa không thể đoán trước”[30, tr.149]. Vì vậy muốn cho hoạt động phân tích tác phẩm văn chương trở thành cách tiếp nhận bề sâu hình tượng trong cấu trúc nghệ thuật thì không thể vận dụng kiểu phân tích máy móc, khuôn mẫu cứng nhắc, dàn đều những gì đã được thừa nhận. Người tiếp nhận phải tìm tòi, phát hiện ra những biểu hiện sáng tạo riêng làm người đọc rung động mà trí tuệ có thể làm sáng tỏ. Ngoài ra cần kết hợp phân tích khéo léo hai bình diện: nội dung sự kiện và nội dung hình tượng trong cấu trúc của tác phẩm để cuối cùng cuộc sống sinh động giàu mĩ cảm hiện lên trong tác phẩm như là bức tranh hiện thực trong trí tưởng tượng sáng tạo của học sinh.
2.2.1.3. Phân tích cấu trúc tư tưởng thẩm mĩ của tác phẩm
Cấu trúc tư tưởng thẩm mỹ của tác phẩm không thể tách rời cấu trúc ngôn ngữ và cấu trúc hình tượng nghệ thuật mà tồn tại độc lập được, nhưng lại vượt qua và lớn hơn ngôn ngữ và hình tượng để tác động vào nhận thức, tâm hồn, tình cảm của người đọc. Đây chính là yếu tố khẳng định giá trị của tác phẩm, đồng thời giúp tác phẩm có sức sống lâu bền với thời gian. Tư tưởng thẩm mĩ trong tác phẩm văn học không tách rời khỏi đề tài và chủ đề, nhưng biểu hiện tập trung ở ba phương diện lí giải chủ đề (quan niệm), cảm hứng tư tưởng, tính chất thẩm mĩ.
Muốn cho hoạt động phân tích tác phẩm văn chương trở thành cách tiếp nhận bề sâu hình tượng trong cấu trúc nghệ thuật thì không thể vận dụng kiểu phân tích máy móc, khuôn mẫu, cứng nhắc, dàn đều những gì đã được thừa nhận mà phải tìm tòi, phát hiện những gì được người đọc rung cảm chân thành, những gì là điểm nhấn nghệ thuật của tác phẩm.
Khi phân tích người đọc phải tiến hành trên cơ sơ quan niệm tác phẩm là một cấu trúc chỉnh thể toàn vẹn, không nên phân tích một cách tách biệt
những hình ảnh, những chi tiết ra khỏi cấu trúc chỉnh thể của tác phẩm bởi như vậy sẽ mất đi ý nghĩa nghệ thuật của hình ảnh, chi tiết đó, đồng thời có thể đưa người đọc đi đến những suy diễn không có cơ sở.
Mặt khác, tác phẩm nghệ thuật có tính mơ hồ, có sự tồn tại của cái vô hình và cái hữu hình, giữa thực và mộng. Điều đó làm nên cái lung linh huyền ảo của tác phẩm văn chương nhưng điều đó cũng làm cho người đọc khó nắm bắt được một cách chính xác. Vì vậy khi phân tích bao giờ ta cũng phải dựa trên lôgic nghệ thuật chứ không bao giờ được dựa trên lôgic đời sống, không được làm mất đi vẻ lung linh huyền ảo vốn có của tác phẩm nghệ thuật.