Cách tổ chức dạy học và biện pháp hướng dẫn học sinh phân

Một phần của tài liệu Vận dụng hệ thống câu hỏi tích cực hóa hoạt động chiếm lĩnh tác phẩm văn chương cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu (Trang 64 - 69)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.Cách tổ chức dạy học và biện pháp hướng dẫn học sinh phân

phẩm ‘‘Vội vàng”

Để giúp học sinh thực hiện hoạt động phân tích tác phẩm, giáo viên cần thiết kế những câu hỏi để hướng học sinh vào những việc làm cụ thể của quá trình phân tích. Câu hỏi cần dựa vào những yêu cầu phân tích như trên. Khi hướng dẫn học sinh phân tích không nên vội đưa học sinh đến những kết luận mà phải hướng học sinh tìm hiểu những biểu hiện của tác phẩm dựa trên những gì mà giáo viên đã định hướng và gợi mở, từ đó tự các em đưa ra kết luận sau khi đã phân tích, tìm hiểu. Qua những hoạt động phân tích khái quát, giáo viên tập dượt cho học sinh những kĩ năng văn học quan trọng và hình thành thói quen, kĩ năng phân tích chi tiết trong cảm thụ văn chương. Tuy nhiên trong quá trình phân tích cần kết hợp giữa thao tác phân tích và khái quát bởi hoạt động phân tích khái quát cực kì quan trọng để nâng cao trình độ cảm thụ tác phẩm văn chương một cách sâu sắc.

2.2.2.1. Hướng dẫn học sinh phân tích theo bố cục bài thơ

Trong quá trình phân tích, giáo viên hướng dẫn học sinh bám theo bố cục của bài thơ, đi từ dấu hiệu hình thức đến việc diễn tả nội dung của tác phẩm bằng các câu hỏi tích cực hoá hoạt động của học sinh. Các câu hỏi cần thể hiện sự chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh trong quá trình phân tích

tác phẩm. Ví dụ sử dụng câu hỏi lựa chọn: Sắp xếp theo thứ tự hợp lí để hoàn chỉnh diễn biến cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ:

a. Khát vọng sống, khát vọng yêu cuồng nhiệt. b. Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời.

c. Tình yêu tha thiết của nhà thơ với thiên đường nơi trần thế. Đáp án đúng theo thứ tự: c - b - a

Cách phân tích theo bố cục bài thơ sẽ giúp học sinh dễ khai thác nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của bài thơ.

2.2.2.2. Hướng dẫn học sinh phân tích ngôn ngữ bài thơ

Hướng dẫn học sinh phân tích ngôn ngữ của bài thơ bằng những câu hỏi yêu cầu học sinh thống kê, nhận xét, so sánh ... để thấy cách dùng từ táo bạo của nhà thơ đồng thời cảm nhận được cảm xúc dào dạt, mãnh liệt, đắm say của tác giả. Mặt khác, cần phân tích nhạc điệu đặt biệt của bài thơ này. Xuân Diệu đã tạo ra nhạc điệu của bài thơ này bằng nhiều thủ pháp đa dạng, chúng hòa điệu với nhau rất ăn ý và nhuần nhuyễn. Giáo viên nêu câu hỏi khái quát hoá: thống kê những cách diễn đạt ngôn từ đặc biệt của bài thơ để chứng minh cách dùng từ táo bạo và cảm xúc mãnh liệt của nhà thơ theo mẫu sau:

+ Thể thơ sử dụng. + Lối diễn đạt.

+ Thủ pháp nghệ thuật. + Từ loại tiêu biểu.

Sau đó chia lớp thành bốn nhóm tương ứng với các yêu cầu của câu hỏi, thời gian làm việc của mỗi nhóm là 3 phút. Sau thời gian qui định, các nhóm cử đại diện trình bày. Cuối cùng giáo viên chốt lại kiến thức cơ bản như sau: - Thể thơ: bài thơ sử dụng kết hợp nhiều thể thơ trong một bài thơ: bốn câu đầu là thơ năm chữ, phần tiếp theo là thơ tám chữ, phần cuối có sự phá cách bằng việc tách ra một riêng chỉ có ba chữ, tạo ra bước ngoặt trong mạch thơ, những đột biến trong cảm xúc, tựa như việc chuyển làn, khiến hơi thơ

tràn đi thành những cao trào liên tiếp. Nhịp điệu trong câu thơ 8 chữ được ngắt ở dạng phổ biến là 3/3/2 (này đây lá/của cành tơ/phơ phất) rồi đảo nhanh sang 3/2/3 (của yến anh này đây khúc tình si), có lúc câu thơ tám tiếng bỗng biến thành mười tiếng với nhịp giãn rộng 5/5 (cho chếnh choáng mùi hương, cho đã đầy ánh sáng) tựa như những cú đảo phách trong âm nhạc, vừa hoà hợp với những bước trùng điệp về cú pháp, về từ, lại vừa linh hoạt về tiết tấu. Tất cả khiến cho nhịp điệu cứ sôi nổi, bồng bột, chuyển tải được một điệu tâm hồn say sưa chếnh choáng.

- Lối diễn đạt: cả bài thơ được tổ chức thành một lời bộc bạch khá trực tiếp. Y như đang có đối tượng giao tiếp ngay trước mặt, còn chủ thể thì đang nhiệt thành phơi trải lòng mình say sưa nhất, phấn chấn nhất. Lời thơ, vì thế có rầt nhiều yếu tố của văn bản nói : cách tranh biện hăng hái, cách ngắt nhịp linh hoạt và đa dạng:

„„Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”

Mật độ dày những từ nghiêng về khẩu ngữ: từ để trỏ, tạo nhịp điệu cho những động thái của chủ thể (này đây...này đây) diễn tả cảm giác sung sướng, đắm say

Lối cắt nghĩa liên tục (nghĩa là...nghĩa là) như để giải thích với đối tượng giao tiếp.

- Thủ pháp nghệ thuật: trùng điệp (điệp cú pháp, điệp ngữ, điệp từ...) được dùng rất linh hoạt, biến hoá khiến cho mạch thơ tuôn chảy tự nhiên. Biện pháp so sánh, thủ pháp nhân hoá được sử dụng cũng có tác dụng diễn tả linh hoạt nội dung cảm xúc của bài thơ.

- Từ loại sử dụng: nhiều động từ mạnh, tăng tiến chỉ sự đắm say; nhiều danh từ chỉ vẻ đẹp thanh tân tươi trẻ; nhiều tính từ chỉ xuân sắc...tạo những làn sóng ngôn từ vừa đan vào nhau, vừa cộng hưởng với nhau theo chiều tăng tiến

2.2.2.3. Hướng dẫn học sinh phân tích hình tượng nghệ thuật bài thơ a.Bức tranh thiên nhiên: thiên đường trên mặt đất.

Giáo viên đặt ra các câu hỏi yêu cầu học sinh tìm hiểu các dấu hiệu hình thức của văn bản để diễn tả bức tranh thiên nhiên trong tác phẩm. Ví dụ sử dụng câu hỏi phát hiện: Ở chín câu thơ tiếp theo, hiện lên một bức tranh thiên nhiên cùng với những xúc cảm của nhà thơ. Hãy tìm ra nhịp thơ, cách dùng từ, hình ảnh và cách biện pháp nghệ thuật thể hiện trong chín câu thơ này? Sau khi học sinh tìm hiểu và trả lời, giáo viên định hướng lại những kiến thức sau:

- Nhịp thơ nhanh, điệp từ „„này đây”, „„và này đây” cùng phép liệt kê tăng tiến như mời gọi người quan sát, thưởng thức, thể hiện sự sung sướng, ngất ngây, hói hả của nhà thơ muốn nhanh chóng tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống. - Hình ảnh đẹp đẽ, tươi non, trẻ trung của thiên nhiên: đồng nội xanh rì, cành tơ phơ phất, ong bướm, hoa lá, yến anh, hàng mi chớp sáng, thần vui gõ cửa...

- Ngôn từ : mật độ dày những từ nghiêng về khẩu ngữ: từ để trỏ, tạo nhịp điệu cho những động thái của chủ thể (này đây...này đây) diễn tả cảm giác sung sướng, đắm say; nhiều danh từ chỉ vẻ đẹp thanh xuân tươi trẻ, gợi cảm giác đắm say, tràn đầy hạnh phúc như: tuần tháng mật, khúc tình si...

- Cách so sánh độc đáo: „„tháng riêng ngon như một cặp môi gần” gợi cảm giác, liên tưởng rất mạnh về tình yêu lứa đôi, về hạnh phúc tuổi trẻ.

Tiếp theo, giáo viên nêu câu hỏi sáng tạo: từ những câu thơ viết về thiên nhiên trong bài thơ, hãy tưởng tượng và viết một đoạn văn ngắn miêu tả bức tranh thiên nhiên ấy?

Thời gian thực hiện công việc là năm phút, sau thời gian trên, giáo viên gọi một số học sinh trình bày, các học sinh khác nhận xét, bổ sung nhằm rèn luyện kỹ năng thuyết trình, phản biện cho học sinh.

Cuối cùng, giáo viên đi đến kết luận: đặc điểm nổi bật của bức tranh thiên nhiên mùa xuân là có đủ: ong, bướm, hoa lá, yến anh và cả ánh bình minh rực

rỡ. Tất cả đang ở thời kì sung mãn nhất, sức sống căng đầy nhất. Tất cả hiện hữu có đôi, có lứa, nhuốm màu tình tứ, tràn ngập xuân tình. Bên cạnh đó, hình ảnh thiên nhiên và sự sống qua cảm nhận của Xuân Diệu còn nhuốm màu chia li, mất mát.

b.Hình tượng nhân vật trữ tình.

Sau khi phân tích hình tượng thiên nhiên, giáo viên tiếp tục nêu câu hỏi để học sinh tìm hiểu, phân tích hình tượng nhân vật trữ tình. Ví dụ nêu câu hỏi tự bộc lộ cảm xúc: Qua việc cảm nhận bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong bài thơ, em có nhận xét gì về nhân vật trữ tình này? Giáo viên cần định hướng cho học sinh nhân vật trữ tình là một con người có tâm hồn yêu thiết tha cuộc sống trần gian, sự nhạy cảm, tinh tế trong cách cảm nhận đã khiến cảnh vật vốn quen thuộc trở nên lạ lẫm, tươi mới như chốn thần tiên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giáo viên cần hướng dẫn học sinh phân tích quan niệm mới mẻ của Xuân Diệu trong bài thơ bằng câu hỏi sáng tạo: Dùng sơ đồ diễn đạt lại tương quan giữa thời gian và con người để thấy quan niệm mới mẻ của nhà thơ?

Tiếp theo, giáo viên chốt lại kiến thức: bài thơ thể hiện quan niệm mới mẻ của nhà thơ thời gian, về cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc. Theo nhà thơ, thời gian tuyến tính, một đi không trở lại. Vũ trụ không ngừng vận động, thời gian luôn luôn chảy trôi. Vì thế mỗi khoảnh khắc trôi qua là mất đi vĩnh viễn. Thế giới này đẹp nhất là con người giữa tuổi trẻ và tình yêu, nhưng tuổi trẻ của con người lại quá ngắn ngủi.

Giáo viên tiếp tục sử dụng câu hỏi nêu vấn đề: thời gian chảy trôi nhanh chóng, tuổi trẻ của con người lại quá ngắn ngủi, con người có thể hoá giải những điều trên hay không? Sau khi học sinh thảo luận và trình bày, giáo viên định hướng: nhà thơ nhận ra thời gian quý giá nhất của đời người là tuổi trẻ, mà hạnh phúc nhất của tuổi trẻ chính là tình yêu. Vì thế Xuân Diệu đã hoá giải những băn khoăn của mình bằng một quan niệm nhân sinh tích cực: hãy hưởng thụ chính đáng những gì mà cuộc sống dành cho mình, hãy sống mãnh

liệt, sống hết mình để tận hưởng những giây phút quý giá của cuộc đời, nhất là những năm tháng tuổi trẻ. Đây là cơ sở sâu xa của thái độ sống „„vội vàng” trong bài thơ.

2.2.2.4. Hướng dẫn học sinh phân tích tư tưởng nghệ thuậtbài thơ

Qua việc phân tích ngôn ngữ và hình tượng bài thơ, giáo viên đặt câu hỏi hướng dẫn, định hướng cho học sinh khám phá tư tưởng nghệ thuật mà nhà thơ gửi gắm trong tác phẩm. Ví dụ giáo viên nêu câu hỏi suy luận: Bài thơ cho ta thấy tư tưởng tác giả gửi gắm là gì? Căn cứ vào đâu mà em biết được điều đó?

Sau khi học sinh thảo luận và trình bày, giáo viên kết luận: bài thơ thể hiện niềm khát khao giao cảm với cuộc đời của một cái tôi Xuân Diệu yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt. Đồng thời thể hiện quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ mới mẻ chưa từng thấy trong thơ ca truyền thống.

2.3. Định hƣớng, cách tổ chức dạy học và biện pháp hƣớng dẫn học sinh cắt nghĩa tác phẩm ‘‘Vội vàng ”

Một phần của tài liệu Vận dụng hệ thống câu hỏi tích cực hóa hoạt động chiếm lĩnh tác phẩm văn chương cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu (Trang 64 - 69)