Định hướng cắt nghĩa

Một phần của tài liệu Vận dụng hệ thống câu hỏi tích cực hóa hoạt động chiếm lĩnh tác phẩm văn chương cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu (Trang 69 - 76)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.1.Định hướng cắt nghĩa

Cắt nghĩa là hoạt động quan trọng trong quá trình đọc và chiếm lĩnh tác phẩm văn học của học sinh. Phân tích cái gì, phân tích như thế nào trong tác phẩm đều đưa đến khả năng cắt nghĩa của chúng. Cắt nghĩa đem lại nhận thức chắc chắn, có cơ sở cho những hiện tượng văn học có giá trị. Có hiểu chức năng nghệ thuật, hiểu cái đẹp, cái hay của tác phẩm văn học thì mới có thể cắt nghĩa được. Cắt nghĩa được một cách thuyết phục nội dung phân tích là bằng chứng về sức cảm hiểu thấu đáo giá trị nội dung của hình tượng tác phẩm. Không cắt nghĩa được vị trí và lí do tồn tại cũng như giá trị nghệ thuật của đối tượng phân tích trong tác phẩm văn học thì sự lựa chọn nội dung phân tích ấy phải coi là chưa chính xác. Cắt nghĩa văn học không nhằm khôi phục văn bản mà thiên về dùng tri thức nghệ thuật của chủ thể người đọc để làm sáng tỏ

những cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học. Đây cũng chính là hoạt động vận dụng thi pháp tác phẩm một cách sáng tạo ở người cắt nghĩa.

Đối tượng của hoạt động cắt nghĩa là tác phẩm văn học, với đặc trưng thể loại và thi pháp của nó. Tiếp nhận và cắt nghĩa văn học được hiểu cùng một phạm trù lĩnh vực văn học một cách chủ quan, có tri thức phong phú, sâu sắc về văn học nghệ thuật. Bất cứ sự tiếp nhận nào cũng chứa lí do phải cắt nghĩa. Lí do ấy nằm trong tính chất đa nghĩa và mơ hồ của văn bản nghệ thuật. Trong khi làm việc với văn bản nghệ thuật cần phải phát hiện và cắt nghĩa được các dấu hiệu khách quan, chính xác về tác động mĩ cảm của tác phẩm tới người đọc.

Cắt nghĩa văn học trong quá trình tiếp nhận xét từng khía cạnh, nó vừa là

phương pháp, vừa là thái độ mĩ học, vừa là kiến thức văn học, vừa là văn hoá được vận dụng tập trung vào tác phẩm để chấm dứt tình trạng phân tích qua loa, không xác đáng về giá trị độc đáo của tác phẩm văn học.

Các căn cứ để cắt nghĩa tác phẩm văn chương:

- Mối quan hệ giữa tác phẩm với nguồn gốc và bối cảnh xã hội của thời điểm xuất hiện tác phẩm.

- Kiến thức về văn học là căn cứ cơ bản để cắt nghĩa tác phẩm bởi nghệ thuật không thể được cắt nghĩa, lí giải bằng những gì phi nghệ thuật.

- Cảm nhận chủ quan và sự trải nghiệm của cá nhân, bởi cùng một tác phẩm có thể được cảm thụ, cắt nghĩa và trình bày bằng các cách khác nhau do sự trải nghiệm của mỗi người đọc.

2.3.1.1.Cắt nghĩa nhan đề tác phẩm

Nhan đề tác phẩm được coi là „„tấm biển chỉ đường hữu ích gợi ra những từ ngữ then chốt, những ý tưởng và hình ảnh chủ yếu mô tả đề tài hoặc đưa ra những đầu mối về giọng điệu tác phẩm, về tâm trạng sáng tạo, cảm hứng và hướng đích của tác giả”[28, tr.83]. Ở hoạt động tiếp cận, học sinh đã tiếp xúc với nhan đề của tác phẩm và dự báo ý nghĩa của nó. Đến hoạt động cắt nghĩa

cần làm rõ biểu hiện độc đáo của nhan đề để khẳng định cái hay, cái đẹp của tác phẩm.

2.3.1.2. Cắt nghĩa ngôn từ nghệ thuật đặc sắc

Văn học là nghệ thuật của ngôn từ, tác phẩm văn chương là sản phẩm của một loại hình nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ làm chất liệu vừa để gửi gắm lại vừa để phô diễn, giãi bày tâm hồn, tình cảm của chủ thể cảm xúc trước các hiện tượng đời sống. Đây chính là quá trình „„mã hoá” lượng thông tin tâm hồn của tác giả. Khi tiếp nhận người đọc phải „„giải mã” những thông tin ấy. Cả hai quá trình đều phải được thực hiện bằng phương tiện ngôn ngữ - yếu tố trung tâm của tác phẩm văn học. Trong quá trình tiếp nhận, người đọc cần phát hiện những từ ngữ quan trọng được coi là „„nhãn tự”, những từ ngữ chứa nhiều thủ pháp nghệ thuật thể hiện dụng công của tác giả và ý nghĩa tư tưởng chứa đựng trong các đơn vị từ ngữ ấy. cắt nghĩa được ngôn từ nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm sẽ góp phần thể hiệấctì năng của tác giả và giá trị của tác phẩm.

2.3.1.3.Cắt nghĩa những điểm sáng thẩm mĩ

Để làm rõ những giá trị đặc sắc của tác phẩm, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cắt nghĩa những điểm sáng thẩm mĩ của tác phẩm ấy, trước tiên là hình tượng nghệ thuật, rồi đến hình ảnh, thậm chí là những nghịch lí thể hiện trong tác phẩm. những yếu tố này góp phần quan trọng tạo nên điểm độc đáo cho sáng tác và khẳng định tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ.

Hình tượng văn học là một đặc trưng cơ bản văn học. Điểm khác giữa hình tượng văn học và hình tượng hội hoạ hay âm nhạc, vũ đạo ở chỗ nó là tâm ảnh. Quá trình tạo thành hình tượng trong tiếp nhận là quá trình tưởng tượng và liên tưởng, vận dụng các hình ảnh kí ức và hình ảnh sáng tạo, kết hợp chặt chẽ với phương tiện ngôn ngữ. Vì vậy khi cắt nghĩa hình tượng cần dựa trên những đặc điểm này.

Mặt khác, quá trình cắt nghĩa điểm sáng thẩm mĩ của tác phẩm cần dựa vào hình ảnh do đặc trưng của thơ. Theo Nguyễn Đăng Mạnh: „„Thơ nói bằng nhạc điệu và hình ảnh, mà theo ý tôi, hình ảnh là mạnh liệt nhất”

2.3.2.Cách tổ chức dạy học và biện pháp hướng dẫn học sinh cắt nghĩa tác phẩm ‘‘Vội vàng”

2.3.2.1 Cắt nghĩa nhan đề „„Vội vàng”

Giáo viên nêu câu hỏi phát triển tư duy cho học sinh: từ những kiến thức về bài thơ hãy cắt nghĩa nhan đề „„Vội vàng”. Học sinh thảo luận và trả lời, sau đó giáo viên đưa ra những lí giải cho nhan đề bài thơ:

Đặt trong mối tương quan với bài thơ, vội vàng là một quan niệm sống, một thái độ sống đầy tích cực xuất phát từ nhận thức: đời người quá ngắn ngủi so với vòng tuần hoàn của tạo hoá cho nên phải tận hưởng cuộc sống, vì cuộc sống rất đẹp, rất đáng yêu. Con người phải có trách nhiệm làm cho cuộc sống ngày càng đẹp hơn, phải sử dụng tuổi thanh xuân cho thật có ý nghĩa, phải luôn làm cho cuộc sống có ý nghĩa bằng cách dâng hiến, cống hiến sức lực và tuổi trẻ, làm cho cuộc sống trở nên trường tồn.

Đặt trong quan hệ với thời đại của nhà thơ: Với tiêu đề này, Xuân Diệu muốn nhắn nhủ các nghệ sĩ hãy khai thác, tìm kiếm trong cuộc sống tươi đẹp những cảm hứng sáng tạo, hãy lấy cuộc sống tươi đẹp này làm đối tượng của nghệ thuật để sáng tạo và ngợi ca, không nên trốn vào quên lãng, vào thiên nhiên, vào tôn giáo, vào tình yêu. Cuộc đời và sức sáng tạo của mỗi người là hữu hạn, do đó phải khẩn trương tìm tòi và sáng tạo để dâng hiến cho đời những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao và để góp phần vĩnh cửu hoá cái đẹp trong nghệ thuật

Với nhan đề này, bài thơ đã thể hiện tài năng thiên bẩm của người nghệ sĩ Xuân Diệu, xứng đáng với danh hiệu „„nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.

2.3.2.2. Cắt nghĩa ngôn từ nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm „„Vội vàng”

Là một nghệ sĩ ngôn từ, Xuân Diệu biết cách sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện hữu ích thể hiện cảm xúc của tâm hồn. Trong quá trình cắt nghĩa ngôn từ trong tác phẩm, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cắt nghĩa những ngôn từ đặc sắc chúa đựng những dụng công của tác giả. Giáo viên có thể nêu câu hỏi: trong bài thơ Xuân Diệu đã thể hiện tài năng của người nghệ sĩ ngôn từ khi tạo ra những cách diễn đạt lạ lẫm, độc đáo. Em hãy tìm những dẫn chứng để chứng minh?

Sau khi học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi, giáo viên tiến tục tổ chức cho học sinh tranh luận và cuối cùng đưa ra một số dẫn chứng tiêu biểu về cách sử dụng ngôn từ đặc sắc của nhà thơ trong tác phẩm. Ví dụ: đoạn thơ từ câu 5 – 11 trong bài thơ:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi sáng sớm thần vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

Về cấu trúc, hầu hết các câu thơ trong đoạn thơ trên đều không tuân theo trật tự ngữ pháp thông thường; toàn bộ đoạn thơ là một phép so sánh trùng điệp, trong đó vế 2 – cái dùng để so sánh- là liên tiếp những hình ảnh được miêu tả ở mỗi câu thơ, còn vế 1- cái được so sánh - bị ẩn đi, không hiện diện. Để hiểu ý nghĩa tư tưởng, cảm xúc được biểu đạt ở đoạn thơ này, có thể thiết lập lại trật tự văn xuôi của các câu thơ, chỉ sử dụng một từ „„này” hoặc „„đây” theo cách diễn đạt thông thường và hiện thực hoá vế 1 là „„cuộc đời”, ta sẽ có những câu văn xuôi được diễn đạt như sau:

Vế 1: Vế 2:

Cái được so sánh Cái dùng để so sánh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cuộc đời này như là - tuần tháng mật của bướm ong. - hoa của đồng nội xanh rì. - lá của cành tơ phơ phất. - khúc tình si của yến anh. - ánh chớp của hàng mi. - tháng giêng của mùa xuân.

Dễ dàng nhận ra đây là đoạn thơ thể hiện sự cảm nhận của nhà thơ về cuộc đời và sự sống trần thế. Dưới cặp mắt xanh non háo hức và đầy vui sướng của Xuân Diệu, sự sống trần thế luôn là một thế giới tươi đẹp, đẫm nhạc, đẫm hương thơm, đầy màu sắc và tình ái, đầy ánh sáng và âm nhạc... tất cả như đang bày ra truớc mặt, ngay trong tầm tay của mỗi người và dâng đón, mời chào...

Một dẫn chứng khác là cách sử dụng những so sánh đặc sắc trong bài thơ: „„Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”

„„Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”

Điều này bắt nguồn từ quan niệm thẩm mĩ của nhà thơ: vẻ đẹp của con người mà chủ yếu là vẻ đẹp của người thiếu nữ là chuẩn mực của cái đẹp giữa cuộc đời, do đó thiên nhiên được miêu tả và quy chiếu dưới chuẩn mực này. Bài thơ còn thể hiện sự độc đáo của ngôn từ khi miêu tả sự chuyển đổi cảm giác rất độc đáo; tháng giêng được cảm nhận là rất „„ngon” và xuân hồng được „„cắn”. Nhà thơ đã phát huy triệt để phép „„tương giao” của lối thơ tượng trưng để cảm nhận và mô tả thế giới.

2.3.2.3. Cắt nghĩa những điểm sáng thẩm mĩ của tác phẩm„„Vội vàng”

Để hướng dẫn học sinh cắt nghĩa những điểm sáng thẩm mĩ của tác phẩm, giáo viên tập trung vào những vào việc cắt nghĩa hình tượng nghệ thuật và hình ảnh được sử dụng trong bài thơ.

Để cắt nghĩa hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm, giáo viên nêu câu hỏi suy luận cho học sinh. Ví dụ: cách cảm nhận của nhà thơ về thiên nhiên trong tác phẩm bắt nguồn từ cái nhìn như thế nào của nhà thơ?

Sau khi học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi, giáo viên chốt lại: cái nhìn của Xuân Diệu về thiên nhiên là cái nhìn tình tứ, vì thế thiên nhiên hiện ra với vẻ đẹp xuân tình trẻ trung, xuân sắc và gợi cảm.

Tiếp theo, giáo viên đặt câu hỏi yêu cầu học sinh cắt nghĩa về quan niệm thời gian của tác giả. Để làm được điều này, giáo viên đặt câu hỏi so sánh về quan niệm thời gian giữa nhà thơ với người xưa. Cắt nghĩa được điều này học sinh sẽ hiểu được vì sao tác giả lại có thái độ sống vội vàng, hối hả như thế. + Thời gian trong vũ trụ muôn đời vẫn thế, chỉ có quan niệm của con người về thời gian thì đổi thay. Sự đổi thay này có thể do trình độ nhận thức khoa học, ý thức triết học, ý thức thẩm mĩ của mỗi thời mỗi khác.

+ Quan niệm về thời gian của người xưa: thời gian tuần hoàn, vĩnh cửu do xuất phát từ cái nhìn tĩnh có phần siêu hình, lấy sinh mệnh vũ trụ làm thước đo thời gian, người ta đinh ninh người chết chưa hẳn là hư vô, vẫn có thể cùng cộng đồng và trời đất tuần hoàn.Vì vậy con người luôn an nhiên tự tại, không hề lo lắng.

+ Quan niệm của nhà thơ: thời gian tuyến tính. Xuất phát từ cái nhìn động, biện chứng về vũ trụ, về thời gian... đồng thời xuất phát từ ý thức sâu xa về giá trị của sự sống cá thể. Nhà thơ lấy sinh mệnh cá thể làm thước đo thời gian, tức là lấy cái quỹ thời gian hữu hạn của sinh mệnh cá thể ra để đo đếm thời gian trong vũ trụ, thậm chí lấy quãng ngắn nhất, giàu ý nghĩa nhất trong sinh mệnh con người là tuổi trẻ ra để làm thước đo. Vì thế, cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu là cảm nhận đầy tính mất mát. Mỗi khoảnh khắc trôi qua là một sự mất mát, đó là một phần đời trong sinh mệnh cá thể đã mất đi vĩnh viễn, thấm thía hơn, là một phần vô cùng quý giá của tuổi trẻ mình đã mất đi vĩnh viễn

Cách cảm nhận về thời gian như vậy, xét cho cùng là do sự thức tỉnh sâu sắc về „„cái tôi” cá nhân, về sự tồn tại có ý nghĩa của mỗi cá nhân trên đời. Quan niệm ấy khiến con người biết quý trọng từng giây phút của đời mình, nhất là những tháng năm tuổi trẻ. Và biết làm cho mỗi khoảnh khắc của đời mình cần phải tràn đầy ý nghĩa. Có như thế mới là biết sống. Đây là cơ sở sâu xa của thái độ sống „„vội vàng”.

Cắt nghĩa về nét đặc sắc của hình ảnh trong bài thơ, giáo viên đặt câu hỏi: hình ảnh được sử dụng trong bài thơ rất đẹp và vô cùng mới mẻ, hãy lí giải?, sau khi hướng dẫn học sinh suy nghĩa, giáo viên khẳng định lại: Hình ảnh mới lạ, được quy chiếu về vẻ đẹp của những giai nhân, tình nhân và thành những cặp đôi. Vì nó thể hiện một quan niệm thẩm mĩ mới mẻ của một nhà thơ mới.

2.4. Định hƣớng, cách tổ chức dạy học và biện pháp hƣớng dẫn học sinh bình giá tác phẩm ‘‘Vội vàng ”

Một phần của tài liệu Vận dụng hệ thống câu hỏi tích cực hóa hoạt động chiếm lĩnh tác phẩm văn chương cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu (Trang 69 - 76)