Các loại hình đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo tại trường Trung cấp Giao thông vận tải Hà Nội (Trang 42 - 122)

Trường Trung cấp giao thông Vận tải Hà Nội đã được Bộ giáo dục và Đào tạo đồng ý về mặt chủ trương phát triển thành Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Hà Nội. Đây chính là mục tiêu dài hơi của Nhà trường triong thời gian tới. Để đạt được mục tiêu này bên cạnh các yếu tố về cơ sở vật chất, nguồn vốn... thì mở rộng quy mô và ngành nghề đào tạo là yếu tố then chốt. Chính vì vậy tăng cường phối hợp đào tạo với cơ sở Giáo dục khác cũng là nhiệm vụ của Nhà Trường. Bên cạnh việc tập trung các ngành đào tạo trọng điểm, ngành mũi nhọn của Nhà trường thì Trường Trung cấp Giao thông Vận tải Hà Nội đã và đang tiến hành phối hợp đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội tạo nên đa dạng các loại hình đào tạo như:

*Trung Cấp chuyên nghiệp chính qui : Xây dựng Công trình Giao thông,

Mạng máy tính và truyền thông, Hệ thống thông tin Văn phòng, Kế toán tổng hợp, Kế toán ngân hàng

* Sơ cấp Nghề: May công nghiệp, Điện nước dân dụng, Tin học Văn phòng,

34

năng suất cao, Chăn nuôi thú y, Kỹ thuật chế biến món ăn, Nuôi trồng thủy sản nước ngọt

* Ngắn hạn : Dự toán Xây dựng cơ bản, Autocad, Tiếng Anh thương mại,

Tiếng Anh giao tiếp, Tin học văn phòng

2.1.4. Tổ chức bộ máy và nhân sự

Sơ đồ cơ cấu tổ chức hành chính của nhà trường

2.2. Thực trạng đào tạo ở Trƣờng Trung cấp Giao thông Vận tải Hà Nội

Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý đào tạo tại Trường Trung cấp Giao thông Vận tải Hà Nội theo các bước tiến hành sau:

Bươc 1: Lập phiếu điều tra (mẫu phiếu phần phụ lục)

Bước 2: Chọn đối tượng điều tra: tác giả đã tiến hành điều tra 93 cán bộ quản lý chủ chốt và giáo viên.

Bước 3: Phát phiếu điều tra

Hội đồng quản trị Ban thanh tra Ban Giám hiệu Hội đồng khoa học Tổ chức Đảng, Đoàn thể

và tổ chức xã hội

Văn phòng Trường Các tổ môn trực thuộc Các đơn vị hỗ trợ đạo tạo Phòng Tổ chức hành chính Phòng Kế hoạch tài chính Phòng Đào tạo và QLHS Tổ môn Khoa học cơ bản Tổ môn Kinh tế Tổ môn Kỹ thuật Công nghệ Cơ sở Đào tạo số 1, 2,3,5, 6 Trung tâm Tin học và Ngoại ngữ Các lớp học sinh

35 Bước 4: Thu phiếu điều tra, xử lý số liệu

Để đánh giá thực trạng mức độ nhận thức và thực hiện của cán bộ quản lý và giáo viên về thực trạng hoạt động đào tạo, thực trạng quản lý đào tạo tại Trường Trung cấp Giao thông Vận tải Hà Nội tác giả xử lý ý kiến đánh giá theo thang đo khoảng và qui ước 3 mức độ theo số điểm theo trong bảng sau:

Điểm quy

ƣớc Mức độ nhận thức và mức độ thự c hiện

3 điểm Tốt Rất phù hợp Thường xuyên Quyết định

2 điểm Bình thường Phù hợp Thỉnh thoảng Bình thường

1 điểm Chưa tốt Không phù hợp Không thực hiện

Không ảnh hưởng Sau khi phát phiếu điều tra, tác giả tổng hợp số phiếu của từng bảng số liệu rồi tính điểm trung bình cộng. Từ đó đánh giá được mức độ nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng hoạt động đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo của Trường Trung cấp Giao thông Vận tải Hà Nội theo chuẩn đánh giá sau:

- Mức 1: Ẋ = 2,5 -> 3 - Mức 2: Ẋ = 1,5 -> 2,49 - Mức 3: Ẋ < 1,5

- Điểm trung bình cộng đạt giá trị lớn nhất: Max Ẋ = 3

- Điểm trung bình cộng đạt giá trị nhỏ nhất: Min Ẋ = 1

2.2.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu đào tạo

Thành tố đầu tiên của quá trình đào tạo là mục tiêu đào tạo, thành tố này chi phối tất cả các thành tố còn lại là nội dung, phương pháp, phương tiện, kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo. Như vậy, quản lý mục tiêu đào tạo rõ ràng rất quan trọng, vấn đề hàng đầu trong công tác đào tạo của một Nhà trường là việc xác định đúng đắn mục tiêu đào tạo và phải bám sát mục tiêu đó trong toàn bộ quá trình đào tạo. Mục tiêu đào tạo sẽ là kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động của Nhà trường tạo ra sự đồng bộ trong hệ thông quản lý. Bảng đánh giá mức độ phù hợp của mục tiêu đào tạo dưới đây sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đúng hơn về một khía cạnh của thực trạng đào tạo tại Nhà Trường.

36

Bảng 2.1. Đánh giá mức độ phù hợp của mục tiêu đào tạo

Mức độ phù hợp của mục tiêu đào tạo

Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp Xếp loại Số lượng Điểm Số lượng Điểm Số lượng Điểm Mức độ phù hợp của mục tiêu

đào tạo với thực tế 22 66 63 126 8 8 200 2.15 1

Kết quả thực hiện mục tiêu đào

tạo 11 33 69 138 13 13 184 1.98 2

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh có phù hợp mục tiêu đào tạo

21 63 62 124 10 10 197 2.12 3 Ẋ = 2.1 Nhận xét

Qua kết quả điều tra cho thấy 100% ý kiến đánh giá của CBQL, GV về mức

độ phù hợp của mục tiêu đào tạo. Điểm trung bình cộng Ẋ= 2.1 là điểm tương đối

cao. Mức độ phù hợp của mục tiêu đào tạo với thực tế và kiểm tra đánh giá kết

quả học tập của học sinh có phù hợp với mục tiêu đào tạo đều có mức độ điểm

trung bình cộng Ẋ > 2.1. Điều này cho thấy, trường đã xác định mục tiêu đào tạo

khá phù hợp so với nhu cầu thực tế, kết quả thực hiện mục tiêu đào tạo, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng khá phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng ngành học. Tuy nhiên điểm trung bình cộng kêt quả thực hiện mục tiêu đào tạo thấp hơn 2.1 nguyên nhận là do quá trình thực hiện mục tiêu đào tạo còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố trong quá trình đào tạo bao gồm cả yếu tố chủ quan

và yếu tố khách quan. Mặc dù vậy kết quả thực hiện mục tiêu đào tạo đạt Ẋ =

1.98 vẫn là một con số khá cao.

2.2.2. Thực hiện nội dung chương trình đào tạo

Chương trình dạy học là văn bản mang tính pháp lệnh của nhà nước do Bộ GD&ĐT ban hành qui định nội dung, thời gian, số tiết cho từng môn học và

37

được phòng đào tạo của trường quản lý. Hoạt động dạy học phải thực hiện theo đúng yêu cầu tiến độ chương trình. Trong quá trình QL, việc thực hiện chương trình dạy học, cần huy động các thành viên trong bộ máy QL nhà trường như Khoa, Bộ môn, tổ trưởng chuyên môn, phân công theo dõi nắm tình hình thực hiện chương trình hàng tuần, tháng thông qua kiểm tra phiếu báo giảng, sổ đầu bài, dự giờ, thời khóa biểu. Điều quan trọng là phải tiến hành phân tích các thông tin thu được, để có thể đánh giá được việc thực hiện chương trình sau mỗi lần tổng hợp theo dõi định kỳ hàng tuần, tháng. Từ đó để đưa ra những biện pháp QL phù hợp, giúp GV thực hiện đúng, đủ chương trình. Mức độ hợp lý của chương trình đào tạo được khảo sát qua ý kiến của CBQL và giáo viên với nhóm câu hỏi trong bảng 2.2

Bảng 2.2. Thực trạng thực hiện nội dung, chƣơng trình đào tạo

Nội dung, chương trình đào tạo Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt Xếp loại Số lượng Điểm Số lượng Điểm Số lượng Điểm

Thiết kế chương trình giảng

dạy đảm bảo tính khoa học 28 84 58 116 7 7 207 2.23 1

Chương trình môn học được các cấp có thẩm quyền phê duyệt

19 57 69 138 5 5 200 2.15 2

Lựa chọn giáo trình môn học theo nội dung chương trình được phê duyệt

21 63 62 124 10 10 197 2.12 3

Rà soát, điều chỉnh nội dung đào tạo định kì hàng năm

10 30 77 154 6 6 190 2.04 4

38

Nhận xét:

Qua kết quả điều tra cho thấy 100% ý kiến đánh giá của CBQL, GV về thực trạng

thực hiện nội dung, chương trình đào tạo. Ẋ = 2.13 là điểm trung bình cộng khá cao

của nội dung này.

Nhà trường đã thực hiện khá tốt về Thiết kế chương trình giảng dạy bảo đảm tính khoa học và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt khi điểm trung bình cộng

của 2 nội dung này lần lượt là 2.23 và 2.15 cao hơn điểm trung bình chung= 2.13

của cả nội dung đánh giá.

Mặc dù vậy việc lựa chọn giáo trình môn học theo nội dung chương trình phê duyệt và rà soát điều chỉnh nội dung đào tạo định kì hàng năm đã được Nhà trường quan tâm nhưng chưa triệt để khi điểm trung bình cộng của 2 nội dung này vẫn ở mức khá cao tuy thấp hơn điểm trung bình cộng của toàn nội dung đánh giá với điểm trung bình cộng lần lượt là 2.12 và 2.04. Đây sẽ là điểm đáng chú ý của Nhà trường khi áp dụng các biện pháp quản lý đào tạo phù hợp trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.

39

2.2.3. Thực trạng phương thức đào tạo

Bảng 2.3. Đánh giá về mức độ hiệu quả của phƣơng pháp giảng dạy

Hiệu quả phương pháp giảng dạy của giáo viên

Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt Xếp loại Số lượng Điểm Số lượng Điểm Số lượng Điểm

Phát huy vai trò chủ đạo của

giáo viên 17 51 61 122 15 15 188 2.02 4

Ứng dụng CNTT của giáo viên

vào giảng dạy 31 93 54 108 8 8 209 2.25 1

Phát huy tính tích cực, chủ

động của học sinh 29 87 52 104 12 12 203 2.18 2

Ứng dụng CNTT trong hoạt

động học tập của học sinh 24 72 59 118 10 10 200 2.15 3

Phát huy khả năng tự học của

học sinh 9 27 73 146 11 11 184 1.98 5

Ẋ = 2.12

Nhận xét:

Qua kết quả điều tra cho thấy 100% ý kiến đánh giá của CBQL, GV về mức

độ hiệu quả của phương pháp giảng dạy với Ẋ = 2.12 là điểm trung bình cộng khá

cao của nội dung này. Trong đó Ứng dụng công nghệ thong tin vào trong giảng dạy

được đánh giá cao nhất với Ẋ = 2.25. Đây là kết quả phong trào phát động của Bộ

Giáo dục và Đào tạo ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy với những lớp tập huấn vào đầu mỗi năm học. Đây là điểm đáng khích lệ của Nhà Trường trong

phương thức đào tạo hiện nay. Bên cạnh đó với Ẋ = 2.18 thì yếu tố phát huy tính

tích cực học tập của học sinh cũng là một trong những nét nổi bật của phương thức đào tạo của Nhà trường.

Ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của học sinh đứng ở thứ bậc

40

cần phát huy hơn nữa. Kết quả này là do Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của học sinh chưa tốt do học sinh chỉ thực hành tại lớp ở những giờ thực tập, rất ít học sinh tự học, tự thực hành ngoài giờ. Quan sát thực tế cho thấy ngoài giờ học ở trường thì rất ít học sinh liên hệ mượn phòng thực hành để tự học thêm. Chính yếu tố này làm cho khả năng phát huy khả năng tự học của học sinh bị hạn chế nên mặc dù vẫn ở mức khá so với các yếu tố tổng thể thì trong nội dung này yếu tố này ở vị trí cuối cùng. Trong giai đoạn hiện nay khi mà phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh đang là vấn đề quan tâm của các Cơ sở giáo dục thì Nhà trường cần quan tâm nữa đến phương thức đào tạo của Trường.

2.2.4. Thực trạng lực lượng đào tạo

Hoạt động trọng tâm của nhà trường là HĐDH. Đây là hoạt động tích cực của thầy và trò có sự lãnh đạo của nhà QL, đảm bảo mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học của giáo viên. Chất lượng giáo dục của các nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động giảng dạy của giáo viên. Giáo viên là đội ngũ quyết định chất lượng và uy tín của nhà trường Thực trạng về đội ngũ gíaoviên thể hiện qua khảo sát thu được kết quả ở bảng 2.4.

Bảng 2.4 .Thực trạng về đội ngũ giáo viên

Đánh giá về đội ngũ giáo viên

Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt Xếp loại Số lượng Điểm Số lượng Điểm Số lượng Điểm

Thời gian lên lớp 35 105 42 84 16 16 205 2.20 3

Thực hiện chương trình 43 129 37 74 13 13 216 2.32 2

Trình độ chuyên môn, NVSP

của đội ngũ giáo viên 39 117 51 102 3 3 222 2.39 1

Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp

vụ 25 75 47 94 21 21 190 2.04 4

Tuyển dụng, bổ nhiệm 21 63 53 106 19 19 188 2.02 5

Phân công công tác 19 57 51 102 23 23 182 1.96 6

41

Nhận xét

Qua kết quả điều tra cho thấy 100% ý kiến đánh giá của CBQL, GV về mức

độ hiệu quả của phương pháp giảng dạy với Ẋ= 2.16.

Kết quả trên bảng 2.4 chứng tỏ thời gian lên lớp và việc thực hiện chương trình của

giáo viên được các giáo viên và cán bộ quản lý đánh giá ở mức khá (Ẋ = 2.2 và Ẋ =

2.32) và cao hơn những vấn đề khác; Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm

của giáo viên được đánh giá cao nhất với Ẋ = 2.39

Các vấn đề bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tuyển dụng, bổ nhiệm và

phân công công tác cho giáo viên đều được đánh giá dưới mức trung bình của nội

dung này. Nguyên nhân do giáo viên cơ hữu của trường vừa thiếu, vừa yếu nên

việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tuyển dụng, bổ nhiệm và phân công công tác chưa được quan tâm đúng mức.

Kết quả này cho thấy, mặc dù nhà trường đã nỗ lực cố gắng tuyển chọn giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ tốt, thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình, tổ chức quản lý chương trình đào tạo nhưng thực tế vẫn chưa đáp ứng được như mong muốn. Đây là thách thức đối với công tác quản lý đào tạo cần được đầu tư hơn thế nữa trong công tác đào tạo, có như thế mới có thể khẳng định “thương hiệu“ của trường.

Về số lượng giáo viên của Nhà trường thể hiện trong bảng sau

Bảng 2.5. Tổng số giáo viên đang tham gia giảng dạy của nhà trƣờng

TT Trình độ

Số lƣợng

Cơ hữu Thỉnh giảng

1 Tiến sĩ 3 2

2 Thạc sỹ 15 29

3 Đại học 30 56

4 Cao đẳng 5

42

Với đội ngũ giáo viên tương đối hùng hậu so với quy mô Trường Trung cấp Giao thông Vận tải Hà Nội, tác giả cũng rút ra được một số ưu điểm cũng như hạn chế còn tồn tại về thực trạng lực lượng đào tạo của Nhà trường

Điểm mạnh:

- Giáo viên đạt chuẩn 100% về đào tạo hệ THCN ở mọi mặt: trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, phẩm chất chính trị.

- Đội ngũ cán bộ giảng viên đa phần thuộc hệ kỳ cựu, lâu năm, có kinh nghiệm giảng dạy và va vấp thực tế nghề nghiệp nhiều.

- Có phẩm chất chính trị tốt, luôn phấn đấu và rèn luyện vì sự nghiệp chung của Đảng, của Nhà nước, vì sự phát triển giáo dục.

- Có lòng yêu nghề, tinh thần khắc phục khó kkhăn, yên tâm trong công tác. Có tinh thần tương thân, tương ái giúp đỡ, đùm bọc đồng nghiệp. Có lối sống giản dị, gương mẫu, chuẩn về đạo đức.

Điểm yếu: Bên cạnh những điểm nổi bật rất đáng ghi nhận nêu trên, đội ngũ cán bộ giáo viên trong Trường vẫn còn một số tồn tại như sau:

- Số lượng giáo viên có cơ cấu chưa hợp lý dẫn đến tình trạng vừa thiếu, vừa thừa đội ngũ giáo viên giảng dạy.

- Đội ngũ cán bộ giảng viên trong trung tâm có độ tuổi tương đối cao. Điều

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo tại trường Trung cấp Giao thông vận tải Hà Nội (Trang 42 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)