94
Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp (dành cho chuyên gia)
Các Biện pháp
Cấp thiết Bình thƣờng Chƣa cấp thiết
∑ Ẋ Xếp loại Số lượng Điểm Số lượng Điểm Số lượng Điểm Củng cố và phát triển chương trình đào tạo 22 3 15 2 0 1 96 2.59 4 Quản lý chặt chẽ việc thực hiện chương trình đào tạo 23 3 14 2 0 1 97 2.62 3 Quản lý linh hoạt hoạt động dạy của giáo viên 22 3 15 2 0 1 96 2.59 4 Tăng cường nguồn lực cơ sở vật chất 24 3 13 2 0 1 98 2.65 2 Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạo 25 3 12 2 0 1 99 2.68 1 Ẋ = 2.64
Trên cơ sở số liệu được xử lý ở bảng trên cho thấy các biện pháp quản lý được đề xuât có mức độ
cấp thiết cao, thể hiện ở điểm trung bình Ẋ= 2.64 và có 5/5 biện pháp (100%) có điểm trung bình
rất cao >2.57 Trong đó:
95
Biện pháp “Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạo” được đánh giá là cấp
thiết nhất X = 2.68 – xếp thứ bậc 1. Điều này khẳng định rằng muốn nâng cao công tác quản lý đào tạo tại Trường Trung cấp Giao thông Vận tải Hà Nội thì Tăng cương kiểm tra, dánh giá hoạt động đào tạo là vấn đề cấp thiết hàng đầu.
Biện pháp “Tăng cường nguồn lực cơ sở vật chất” và “Quản lý chặt chẽ việc thực hiện
chương trình đào tạo” được đánh giá ở thứ bậc 2 và 3. Với việc được đánh giá và xếp hạng ở thứ bậc này ta có thể khẳng định hai biện pháp này là hết sức cấp thiết trong giai đoạn hiện nay của Trường Trung cấp Giao thông Vận tải Hà Nội. Hai biện pháp trên có thể đem lại cho nhà quản lý nhưng kênh thông tin mang tính thực tiễn nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý đào tạo tại Trường.
Biện pháp“Quản lý linh hoạt hoạt động dạy giáo viên” Củng cố và phát triển chương trình đào tạo” đều xếp ở thứ bậc 4 với điểm trung bình X= 2.59. Điều này thể hiện muốn nâng cao công tác quản lý đào tạo tại Trường Trung cấp Giao thông Vận tải Hà Nội thì phát triển chương trình đào tạo và tăng cường quản lý hoạt động dạy và học là vô cùng quan trọng, vì đây là 2 yếu tố không thể không quan tâm trong công tác quản lý đào tạo. Thực hiện đồng thời hai biện pháp này cũng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại Nhà trường
96
Biểu đố 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý đào tạo
Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp (dành cho chuyên gia)
Các Biện pháp
Rất khả thi Khả thi Chƣa khả thi
∑ Ẋ Xếp loại Số lượng Điểm Số lượng Điểm Số lượng Điểm Củng cố và phát triển chương trình đào tạo 17 3 20 2 0 1 91 2.46 4 Quản lý chặt chẽ việc thực hiện chương trình đào tạo 19 3 18 2 0 1 93 2.51 2 Quản lý linh hoạt hoạt động dạy của giáo viên 18 3 19 2 0 1 92 2.49 3 Tăng cường nguồn lực cơ sở vật chất 15 3 22 2 0 1 89 2.41 5 Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạo 20 3 17 2 0 1 94 2.54 1 Ẋ = 2.48 Nhận xét:
Từ kết quả khảo nghiệm trên cho các khách thể dánh giá những biện pháp đề xuất trên ở mức độ khả thi, thể hiện thông qua điểm trung bình chung X = 2.48
97
Biện pháp “Thường xuyên kiểm tra đánh giá hoạt động đào tạo” có điểm trung bình chung X = 2.54 và xếp thứ bậc 1. Điều này khẳng định việc Thường xuyên kiểm tra đánh giá hoạt động đào tạo là hoàn toàn có thể thực hiện được.
Biện pháp “Quản lý chặt chẽ việc thực hiện chương trình đào tạo có X = 2.51 và xếp thứ bậc 2. Có thể nói biện pháp này mặc dù sẽ tốn thời gian và công sức tuy nhiên đáp ứng được việc thực hiện nghiêm túc mục tiêu đào tạo, được sự đồng thuận cao của các khách thể khảo sát và qua đó khẳng định việc triển khai sẽ hoàn toàn thuận lợi và đạt kết quả cao.
Biện pháp “Quản lý linh hoạt hoạt động dạy của giáo viên” có điểm trung bình X = 2.49 và xếp thứ bậc 3. Đây cũng là biện pháp đươc các khách thể khảo sát đánh giá cao về tính khả thi. Cùng với việc quản lí chặt chẽ việc thực hiện chương trình dào tạo thì việc quản lý hoạt động dạy và học khả năng thực hiện đạt hiệu quả như mong muốn là vấn đề dễ thực hiện.
Biện pháp “Củng cố và phát triển chương trình đào tạo” và “Tăng cường nguồn lực cơ sở vật chất” lần lượt xếp thứ bậc 4 và 5. Điều này thể hiện quan điểm chung của hầu hết chuyên gia, cán bộ quản lý và các giáo viên được khảo sát về mưc độ khả thi do tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của hai biện pháp đến công tác quản lý đào tạo. Vị trí thứ 4 và 5 cung cấp cho nhà quản lý một thông tin nữa là trong sự vận động nâng cao chất lượng quản lý đào tạo thì tăng cường cơ sở vật chất tuy là khó thực hiện hơn các biện pháp khác nhưng không phải là không thể thực hiện.
98
Biểu đồ 3.2 Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đào tạo
Biểu đồ 3.3 Tƣơng quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp
Tiểu kết chƣơng 3
Từ thực trạng nhu cầu về quản lý đào tạo tại Trường Trung cấp Giao thông Vận tải Hà Nội, chúng tôi đề ra một số biện pháp quản lý đào tạo tại Trường gồm:
Biện pháp 1: Củng cố và phát triển chương trình đào tạo
Biện pháp 2: Quản lý chặt chẽ việc thực hiện chương trình đào tạo Biện pháp 3: Quản lý linh hoạt hoạt động dạy của giáo viên
Biện pháp 4: Tăng cường nguồn lựccơ sở vật chất
Biện pháp 5: Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạo
Các biện pháp nêu ra trong luận văn tập trung giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình vận động, phát triển không ngừng của một bên là chất lượng giáo dục đào tạo của Nhà trường và một bên là nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực của xã hội.
Qua kết quả điều tra, khảo nghiệm cho thấy tất cả 5 biện pháp nêu ra trong luận văn đều càn thiết và hoàn toàn khả thi đối với việc quản lý đào tạo tại Trường Trung cấp Giao thông vận tải Hà Nội.
99
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận
.1.1 Quản lý đào tạo ở trường Trung cấp Giao thông Vận tải Hà Nội bao gồm các
nội dung: quản lý công tác tuyển sinh; quản lý công tác đào tạo - quản lý việc thực hiện mục tiêu đào tạo - quản lý việc thực hiện nội dung chương trình đào tạo; quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo.
1.2 Về thực trạng: Luận văn đã đánh giá một cách đầy đủ về thực trạng đào tạo và công tác quản lý đào tạo của trường Trung cấp Giao thông Vận tải Hà Nội
Phần lớn giáo viên, học sinh và các nhà quản lý cho rằng mục tiêu đào tạo của nhà trường khá phù hợp so với nhu cầu thực tế và có tính khả thi. Chương trình đào tạo đáp ứng với mục tiêu nhưng còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành và được thực hiện khá nghiêm túc. Chính vì vậy nhiều giáo viên và học sinh cho rằng nhà trường cần cải tiến công tác thực tập, thực tế trong nội dung đào tạo. Phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa được đánh giá cao, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học còn hạn chế. Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập được thực hiện nghiêm túc nhưng nhà trường chưa tự đánh giá, cơ quan có chức năng cũng chưa quan tâm về việc đánh giá trường. Vì thế, việc đánh giá kết thúc học phần thực tập, thực tế cũng chưa được quan tâm đúng mức; đầu ra chưa đáp ứng được như mong muốn mặc dù nhà trường đã nỗ lực tuyển chọn giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ tốt, thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình, tổ chức quản lý chương trình đào tạo.
Công tác quản lý đào tạo của trường Trung cấp Giao thông Vận tải Hà Nội đạt hiệu quả trong đó vần đề quản lý việc xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo đã được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, cần lưu ý bổ sung và điều chỉnh chương trình đào tạo hằng năm, tổ chức nghiên cứu khoa học, công tác triển khai, kiểm tra việc sửa đổi những nội dung chưa hợp lý chương trình hằng năm, quản lý chương trình chi tiết từng phân môn, phân công đề tài, sáng kiến kinh nghiệm.Việc quản lý cơ sở vật chất tốt, việc đầu tư có trọng điểm là yếu tố được giáo viên và học sinh lưu tâm, vần đề quản lý đội ngũ giáo viên thông qua hoạt động giảng dạy cần được tăng cường hơn.
100
của trường Trung cấp Giao thông Vận tải Hà Nội đã có nhiều ưu điểm:
- Trường đã có kế hoạch quản lý việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương
trình.
- Quản lý hoạt động giảng dạy thông qua kết quả đào tạo được trường tổ chức khá tốt
- Tổ chức quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo được giáo viên và học sinh đánh giá tương đối khá cho việc trang bị phòng học.
Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra được những mặt hạn chế trong công tác quản lý đào tạo như sau:
- Việc phát triển chương trình đào tạo hàng năm thông qua việc điều chỉnh chương trình đào tạo, bổ sung – chương trình đào tạo... chưa được như mong đợi.
- Công tác quản lý hoạt động giảng dạy chưa được tiến hành một cách đồng bộ trong việc quản lý hoạt động thực tập, thực tế
- Phương tiện, trang thiết bị phục vụ đào tạo còn thiếu và chưa được đầu tư có trọng điểm.
1.3 Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây, tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy hơn nữa những thành tích đã đạt được của nhà trường trong những năm qua, khắc phục, hạn chế tối đa những mặt còn thiếu sót yếu kém, đưa ra biện pháp quản lý hoạt động đào tạo của trường trong những năm tới:
- Củng cố và phát triển chương trình đào tạo
- Quản lý chặt chẽ việc thực hiện chương trình đào tạo - Quản lý linh hoạt hoạt động dạy của giáo viên
- Tăng cường nguồn lực cơ sở vật chất
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạo
Các biện pháp đề xuất trên là kết quả của một quá trình nghiên cứu nghiêm túc và có sự kết hợp giữa các phương pháp nghiên cứu mà tác giả đã nêu ra phần đầu. Kết quả khảo sát đã cho thấy được tính khách quan và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, điều này cũng cho thấy rằng nội dung của luận văn đã đáp ứng được mục đích nghiên cứu và giải quyết được các nhiệm vụ đặt ra của đề tài.
101
2.Khuyến nghị
Để thực hiện tốt các biện pháp quản lý đào tạo ở Trường Trung cấp Giao thông Vận tải Hà Nội, chúng tôi có một số đề xuất
2.1. Đối với Cán bộ quản lý và giáo viên
- Cần nắm vững đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, Luật giáo dục, các văn bản một cách triệt để. Biết vận dụng một cách chủ động, linh hoạt, sáng tạo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Nhà trường để quản lý Nhà trường một cách toàn diện, đặc biể cần nắm vững và vận dụng linh hoạt các biện pháp quản lý đào tạo, chỉ đạo hoạt động đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
- Huy động tối đa các nguồn lực hiện có tạo động lực thúc đẩy hoạt động đào tạo đạt hiệu quả tối đa.
- Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực quản lý để lãnh đạo Nhà trường hoàn thanh tốt sự nghiệp giáo dục, đáp ứng được yêu cầu đổ mới của sự nghiệp giao dục và đào tạo trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho giáo viên và cán bộ quản lý - Tăng cường chỉ đạo và đẩy mạnh việc thống nhất chương trình đào tạo giữa các trường dể tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo liên thông.
- Tổ chức các hội nghị báo cáo điển hình, báo cáo kinh nghiệm trong công tác quản lý và công tác giảng dạy.
102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo, Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường. Tập bài giảng cho lớp Cao học Quản lý Giáo dục. Khoa Sư phạm Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Qui chế tuyển sinh Trung cấp Chuyên nghiệp, Nhà xuất bản Giáo dục. (2010)
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kỷ yếu Hội thảo – Sinh viên với đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu doanh nghiệp.(2008)
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Những vấn đề cơ bản về quản lý Trường Trung cấp chuyên nghiệp, NXB Giáo dục. (2010)
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Triển khai nhiệm vụ năm học khối TCCN năm 2012
6. Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệpBa mươi năm nền giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp, NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp. (1975)
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo Những vấn đề cơ bản về công tác quản lý Trường trung cấp chuyên nghiệp của Bộ GD và ĐT (2010).
8. Nguyễn Hữu Châu, Định hướng chiến lược giáo dục đầu thế kỷ XX1, Viện khoa học giáo dục, (1999).
9. Nguyễn Hữu Châu, Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy
học,Nhà xuất bản Giáo dục, (2005).
10. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Những cơ sở khoa học về quản lý giáo dục, Tập bài giảng cho cao học chuyên ngành quản lý giáo dục, Hà Nội, 1994/2004.
11. Hoàng Chúng và Phạm Thanh Liêm, Một số vấn đề quản lý giáo dục tập 1,
Tủ sách Trường Cán bộ quản lý và nghiệp vụ Tp.HCM,(1982)
12. Nguyễn Thị Doan, Đỗ Minh Cƣơng, PhùngKỳ Sơn, Các học thuyết quản lý,
NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, (1996).
13. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng lần XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2011.
14. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội, năm 1997.
103
15. Phạm Minh Hạc, Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội, (1999).
16. Phạm Minh Hạc, Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Chính trịQuốc gia Hà Nội, (2002).
17. Bùi Minh Hiền, Quản lý giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, (2006). 18. Học viện Quản lý giáo dục, Tập bài giảng Giáo dục học đại học, dành cho các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý đào tạo và giảng viên các trường đại học, cao đẳng,
Hà Nội, (2007).
19. Học viện quản lý giáo dục, Giải pháp bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường đại học, cao đẳng, và trung cấp chuyên nghiệp, Hà Nội, (2008).
20. Trần Kiểm, Quản lý giáo dục và trường học, Viện khoa học giáo dục Hà Nội, (1997).
21. Phan Văn Kha, Đào tạo và sử dụng nhân lực trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, (1997).
22. Mai Khuê, Lý luận quản lý nhà nước,Nhà xuất bản giáo dục (2003) 23. Nguyễn Văn Lê, Quản lý trường học, Nhà xuất bản Giáo dục, (1997).
24.Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Quản lý Giáo dục lý luận và thực tiễn, Đại học Quốc gia (2012).
25. Hà Thế Ngữ, Dự báo giáo dục; Vấn đề xu hướng, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội(1989),
26. Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội.
27. Nguyễn Vạn Phú (người dịch), Tổng quan về hệ thống giáo dục đại học và cao đẳng củaMỹ, NXB Thanh Niên.
28. Quyết định của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT ngày 21.10.2002, ban hành “Quy chế