Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo tại trường Trung cấp Giao thông vận tải Hà Nội (Trang 85 - 122)

Các biện pháp đề xuất ngoài mang tính thực tiễn cao còn phải đảm bảo tính khả thi để thực hiện được. Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Đó không phải là những mô hình lý tưởng trong tiềm thức, mang tính chất "ảnh ảo". Khi đề xuất ra các biện pháp đó phải tính cả những nguồn lực để thực hiện nó: điều kiện về con người, điều kiện về CSVC, tài chính, v.v..

Có thể có những biện pháp khác nghe có vẻ đơn giản hơn, ngắn gọn hơn về mặt lý thuyết. Nhưng cũng phải lưu ý rằng, trong hoàn cảnh hiện tại của Nhà Trường không thể đi theo cái lối thẳng ấy được. "Đường thẳng bao giờ cũng là đường ngắn nhất". Chân lý ấy đúng nhưng còn có một chân lý khác đúng hơn đó là: "Đường thẳng bao giờ cũng là đường khó đi". Muốn đi được đường thẳng đòi hỏi phải có một nguồn lực đủ lớn về tất cả các phương diện. Vì vậy Nhà Trường phải tự tạo cho mình những bước đi đúng đắn, phù hợp với điều kiện của đơn vị để có thể đến được cái đích cần đến.

77

Trên đây là những nguyên tắc mà tác giả tuân theo khi xây dựng các biện pháp quản lý. Những nguyên tắc này giống như các mặt của khối đa diện, phức tạp; của quá trình xây dựng nên các biện pháp quản lý. Nhờ có những nguyên tắc này mà các biện pháp đề xuất đều mang tính hiệu quả và thiết thực tối đa trong quá trình nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường trong thời điểm hiện nay.

3.2. Một số biện pháp quản lý đào tạo tại Trƣờng Trung cấp Giao thông Vận tải Hà Nội

Căn cứ vào thực trạng quản lý đào tạo tại Trường Trung cấp Giao thông Vận tảI Hà Nội cũng như các nguyên tắc đề xuất biện pháp Quản lý đào tạo tại Trường Trung cấp Giao thông Vận tải Hà Nội tác giả đề xuất 5 biện pháp

- Củng cố và phát triển chương trình đào

- Quản lý chặt chẽ việc thực hiện chương trình đào tạo - Quản lý linh hoạt hoạt động dạy của giáo viên

- Tăng cường nguồn lực cơ sở vật chất

-Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạo.

Năm biện pháp này có mối quan hệ biện chứng qua lại với nhau và cùng hỗ trợ nhau trong quá trình phát triển. Trong quá trình thực hiện không nên đề cao hay đánh giá thấp vai trò của biện pháp nào. Tùy từng thời gian, hoàn cảnh cụ thể mà ưu tiên biện pháp nào trước biện pháp nào sau vì 5 biện pháp có mối quan hệ tương hỗ cùng phát triển.

3.2.1. Biện pháp 1: Củng cố và phát triển chương trình đào tạo Mục tiêu của biện pháp

Củng cố và phát triển chương trình đào tạo hiện tại làm tiền đề nâng cao chương trình đào tạo lên bậc cao đẳng trong thời gian tới, nâng cao kiến thức, tầm nhìn cho giáo viên, cán bộ quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ trường cao đẳng mà Nhà trường đã dặt ra. Phát triển chương trình đào tạo còn góp phần hoàn thiện thêm kiến thức, kỹ năng cho học sinh, kích thích khả năng tự tìm tòi, học hỏi của học sinh.

Các nội dung biện pháp:

Hiện nay các chương trình đào tạo của nhà trường vẫn còn nhược điểm là tỷ lệ số tiết dạy lý thuyết lớn, vì thế ngoài việc xây dựng chương trình đào tạo mới nhà

78

trường cần phải chú trọng đến việc cải tiến hoàn thiện chương trình đào tạo cũ đang sử dụng. Công tác biên soạn lại giáo trình đang được nhà trường tiến hành sự kiến trong năm 2014 sẽ hoàn thành, tuy nhiên công tác vẫn còn nhiều điều chưa hợp lý. Có thể hoàn thiện giáo trình tài liệu của trường theo quy trình sau:

- Xây dựng chương trình đào tạo cần thành lập hội đồng khoa học gồm những giáo viên có kinh nghiệm kiến thức kỹ năng biên soạn giáo trình và lấy ý kiến của những nhà quản lý giáo dục, những chuyên viên kỹ thuật, chuyên gia trực tiếp liên quan đến nghề đào tạo, những nhà quản lý doanh nghiệp. Trong quá trình biên soạn cần phải tham khảo học hỏi những tài liệu có liên quan ở trong nước và nước ngoài.

- Khảo sát nhu cầu của các doanh nghiệp, cơ quan những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất mà người học cần phải có sau khi ra trường, tìm hiểu đặc điểm thiết bị, công nghệ quy trình sản xuất, loại hình kinh doanh của doanh nghiệp để xây dựng nội dung chương trình cho phù hợp.

- Lập các nhóm chuyên môn phân tích đánh giá nhu cầu trên cơ sở đó xác định các kỹ năng cần có của người sinh viên, xác định mục tiêu đào tạo, hệ thống kiến thức kỹ năng yêu cầu về phẩm chất, năng lực mà học sinh sinh viên cần phải có sau khi tốt nghiệp.

- Xây dựng số lượng môn học, cơ cấu môn học lý thuyết, môn thực hành, môn đại cương và môn chuyên ngành sao cho nội dung giữa các phần khoa học, cập nhật phù hợp với yêu cầu thực tế không bị chồng chéo, không quá nặng với từng cấp học.

- Cần xây dựng chương trình đào tạo theo mô đun liên thông và tổ chức đào tạo theo tín chỉ, Có như vậy chất lượng đào tạo đáp ứng được yêu cầu của xã hội theo nguyên lí đào tạo gắn với lao động sản xuất, với xã hội.

- Xây dựng chương trình đào tạo gắn với chuẩn năng lực nghề nghiệp của những ngành nghề ưu tiên trong các lĩnh vực: Tài chính- Ngân hàng. Công nghệ thông tin, Tổ chức bồi dưỡng kiên thức phát triển chương trình đào tạo cho các giáo viên và học sinh.

79

- Xây dựng chương trình đào tạo theo mô đun liên thông và tổ chức đào tạo theo tín chỉ, Có như vậy chất lượng đào tạo đáp ứng được yêu cầu của xã hội theo nguyên lí đào tạo gắn với lao động sản xuất, với xã hội.

- Xây dựng chương trình đào tạo gắn với chuẩn năng lực nghề nghiệp của những ngành nghề ưu tiên trong các lĩnh vực: Xây dựng Công trình giao thông, Tài chính- Ngân hàng. Công nghệ thông tin, Tổ chức bồi dưỡng kiên thức phát triển chương trình đào tạo cho các giáo viên và học sinh.

- Đổi mới việc thực hiện chương trình đào tạo trên cơ sở ứng dụng công nghệ dạy học, phương pháp dạy học mới và công nghệ đánh giá trong giáo dục

Cách thức thực hiện biện pháp:

- Cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn về chương trình đào tạo theo định hướng của Bộ. Đồng thời, bồi dưỡng cán bộ - giáo viên làm công tác đào tạo thông qua những lớp bồi dưỡng về công tác đào tạo và quản lý đào tạo.

- Sau mỗi năm học Phòng Đào tạo cần tham mưu với Ban Giám hiệu tổng kết việc thực hiện và chỉnh sửa - bổ sung chương trình đào tạo cho phù hợp dựa trên thực trạng kết quả học tập của học sinh.

- Nâng cấp trường thành trường cao đẳng đào tạo đa cấp, đa ngành và đào tạo theo 3 hình thức: chính quy, không chính quy và liên thông theo Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3.2.2. Biện pháp 2: Quản lý chặt chẽ việc thực hiện chương trình đào tạo

Mục tiêu của giải pháp

Bên cạnh việc phát triển chương trình đào tạo nhằm tổ chức thực hiện chương trình đào tạo một cách có hiệu quả nhất thì Quản lý chặt chẽ việc thực hiện chương trình đào tạo là điều tất yếu. Bởi khi đã phát triển chương trình đào tạo theo định hướng chuẩn mà không quản lý chặt chẽ thì phát triển chương trình đào tạo cũng không có hiệu quả. Quản lý chặt chẽ việc thực hiện chương trình đào tạo bao gồm: quản lý, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình đào tạo; quản lý kiểm tra đánh giá việc thực hiện chương trình đào tạo và điều chỉnh chương trình đào tạo; quản lý

việc điều chỉnh chương trình đào tạo khoa học, chặt chẽ tạo tiền đề nâng chương

80

Các nội dung của giải pháp:

- Kiểm tra thực hiện chương trình đào tạo. - Kiểm tra điều chỉnh chương trình đào tạo

Cách thức thực hiện giải pháp:

- Tổ chức phối hợp công tác giữa các phòng, khoa, bộ môn chặt chẽ hơn. Cụ thể, đầu năm học khoa, bộ môn lên kế hoạch giảng dạy của giáo viên cơ hữu, thỉnh giảng của khoa (dựa vào chương trình khung). Sau đó, gửi về Phòng Đào tạo để Phòng Đào tạo kiểm tra và Phòng Đào tạo liên hệ với phòng kế toán dự trù kinh phí chi trả cho giáo viên cơ hữu vượt giờ cũng như chi trả tiền giảng dạy cho giáo viên thỉnh giảng.

- Khoa, bộ môn bắt buộc mỗi giáo viên xây dựng kế hoạch giảng dạy, giáo trình, thống nhất nội dung, phương pháp và yêu cầu đối với sinh viên cho từng chương, từng bài dạy, từng bài kiểm tra, nhằm kích thích khả năng tìm tòi, nghiên cứu, thao tác trên máy chuyên môn của sinh viên.

- Khoa, bộ môn bắt buộc giáo viên nghiên cứu và cập nhật những kiến thức chuyên môn mới, những thay đổi ở môi trường thực tế để kịp bổ sung, thay đổi chương trình giảng dạy ở từng bài, chương của môn học nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội nói chung và doanh nghiệp nói riêng.

- Khoa, bộ môn duyệt giáo trình và đề cương môn học trước khi năm học bắt đầu để cập nhật kiến thức mới.

- Khoa, bộ môn phải làm việc và thống nhất với các giảng viên cùng tổ bộ môn về định hướng của các môn học sao cho phù hợp với đặc thù phát triển của khoa, trường. Từ đó các thành viên trong bộ môn sẽ xây dựng đề cương chung cho môn học và chuyên ngành đó.

- Khoa, bộ môn theo dõi việc thực hiện đúng, đủ số môn dạy, thời lượng của từng môn đã đề xuất trong chương trình, lịch trình các môn dạy đảm bảo đúng tiến độ môn dạy.

- Theo dõi thời khóa biểu, sổ báo bài của từng môn, từng lớp.

- Thường xuyên kiểm tra hoạt động lên lớp của giáo viên, lịch nghỉ của giáo viên, đặc biệt giáo viên thỉnh giảng.

81

Sau khi khoa, bộ môn đã lập kế hoạch, triển khai kế hoạch trên với giáo viên trong khoa, bộ môn ; Phòng Đào tạo sẽ phối hợp với khoa, bộ môn kiểm tra chương trình đào tạo theo từng học kỳ.

3.2.3.Quản lý linh hoạt hoạt động dạy của giáo viên

Mục tiêu của biện pháp

Để hoàn thành nhiệm vụ của nhà trường đề ra thì hoạt động dạy học đóng một vai trò hết sức quan trọng vì nó quyết định trực tiếp đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Tăng cường quản lý hoạt động giảng dạy nhằm hướng đến chất lượng giảng dạy bậc cao đẳng.

Các nội dung giải pháp:

Quản lý linh hoạt hoạt động dạy của giáo viên

Cách thức thực hiện giải pháp:

- Thực hiện chương trình đúng và đủ, phải có kế hoạch dạy học. Điều này, giúp quản lý và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của GV làm cơ sở cho việc đánh giá đúng về năng lực của GV và công tác thi đua khen thưởng trong trường.

- Cách thức tiến hành: nhà trường phải cung cấp đầy đủ tài liệu phân phối chương trình của Bộ GD& ĐT, tổ chức triển khai cho GV nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình, những điểm mới trong nội dung và yêu cầu đổi mới trong phương pháp dạy học của bộ môn.

- Các phòng ban, khoa, bộ môn phối hợp kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chương trình của từng bộ môn, khoa, tổ chức các chuyên đề có liên quan đến nội dung chương trình giảng dạy.

- Để đảm bảo việc thực hiện nội dung, chương trình giảng dạy, cần tăng cường quản lý kế hoạch dạy học. Yêu cầu GV từ đầu năm phải xây dựng được kế hoạch cá nhân dựa trên kế hoạch chung của trường, khoa, bộ môn, tổ chuyên môn, kế hoạch phải cụ thể, rõ ràng, xây dựng được hệ thống các biện pháp và điều kiện thực hiện kế hoạch. Nhà trường cần xem xét và duyệt các kế hoạch của GV, tránh hình thức đối phó với việc kiểm tra của nhà trường và thanh tra của các cấp quản lý. Ngoài kế hoạch dạy học, GV phải có lịch báo giảng theo từng tuần, điều này tạo sự thuận lợi cho việc thực hiện kế hoạch dạy học cá nhân của GV,

82

làm căn cứ cho việc kiểm tra, đánh giá một cách chính xác, và điều chỉnh kịp thời của tổ chuyên môn và nhà trường.

- Trường cần phải phân công cho khoa, bộ môn phụ trách chuyên môn thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của GV bằng các biện pháp khác nhau: đối chiếu kế hoạch với phiếu báo giảng, số ghi đầu bài, dự giờ và kiểm tra giáo án. Kiểm tra bằng nhiều hình thức khác nhau: gián tiếp thông qua trưởng khoa, trưởng bộ môn, kiểm tra trực tiếp giáo viên, kiểm tra định kỳ, đột xuất… qua công tác kiểm tra kịp thời phát hiện những sai sót cần điều chỉnh, uốn nắn để đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ chương trình, kế hoạch dạy học theo quy định của Bộ GD& ĐT.

- Tạo điều kiện thuận lợi về CSVC, phương tiện, thiết bị dạy học cho GV dạy học.

- Xây dựng lực lượng cán bộ khoa, bộ môn có năng lực, có uy tín thực sự là những người đầu đàn trong các khoa, bộ môn.

- Cung cấp cho tất cả các thành viên trong hội đồng sư phạm nắm vững các văn bản như luật giáo dục, điều lệ trường TCCN, kế hoạch dạy học, phân phối chương trình, các văn bản quy định nề nếp dạy học của nhà trường.

- Công tác kiểm tra của các cấp quản lý giáo dục phải được tiến hành thường xuyên để thấy được các mặt tồn tại trong công tác quản lý chương trình và kế hoạch dạy học để từ đó có sự điều chỉnh phù hợp.

Thêm vào đó, hoạt động dạy học là hoạt động vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật, luôn đòi hỏi sự sáng tạo của GV, do vậy việc chuẩn bị giờ lên lớp cần phải thật chu đáo, công việc này bao gồm việc chuẩn bị cả năm học, học kỳ và từng tiết dạy học trên lớp. Tất cả những việc trên thể hiện qua bài soạn (giáo án). Vì thế cần tăng cường các biện pháp quản lý việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy.

- Người quản lý quán triệt cho GV thấy rằng các văn bản chỉ đạo nhiệm vụ năm học của Bộ GD& ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD& ĐT, những nhiệm vụ yêu cầu của trường trong đó đặc biệt là những yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học là rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

83

- Tổ chức các lớp học tin học cho GV nhằm tạo điều kiện cho GV tiếp cận với phương tiện dạy học hiện đại, khuyến khích GV soạn giáo án điện tử.

- Việc chuẩn bị giáo án và các thiết bị dạy học là khâu quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy vì vậy cần phải xây dựng thành tiêu chí thi đua trong GV.

- Đưa sinh hoạt tổ chuyên môn đi vào chiều sâu, phát huy được tác dụng thực sự trong việc nâng cao chất lượng dạy học và chất lượng GV trong nhà trường, phải hướng dẫn các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch năm học, học kỳ và tiến hành kiểm tra việc thực hiện kế hoạch theo định kỳ. Kế hoạch của tổ chuyên môn phải được thông báo công khai ở bảng sinh hoạt chung của nhà trường.

- Quy định thời gian sinh hoạt khoa, BM, tổ, nhóm chuyên môn và được chỉ đạo thống nhất nội dung sinh hoạt

- Nội dung sinh hoạt của khoa, BM, tổ chuyên môn phải hướng tới việc

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo tại trường Trung cấp Giao thông vận tải Hà Nội (Trang 85 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)