Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo tại trường Trung cấp Giao thông vận tải Hà Nội (Trang 36 - 122)

Ngoài các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quá trình đào tạo còn có rất nhiều các yếu tố bên ngoài mà sự tồn tại của nó có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của công tác quản lý quá trình đào tạo hệ TCCN. Cụ thể gồm các yếu tố sau:

28

1.5.2.1. Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước

Đây là yếu tố có ảnh hưởng tực tiếp tới công tác quản lý quá trình đào tạo hệ TCCN tại bất cứ một cơ sở đào tạo TCCN nào. Nó tuân theo nguyên tắc đảm bảo tính chính trị trong quản lý giáo dục nói chung. Thể chế chính trị của nhà nước ta là: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bằng đường lối, chính sách; nhà nước trực tiếp quản lý thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Các đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước tạo ra định hướng chiến lược, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của toàn ngành giáo dục, trong đó có cả quá trình đào tạo hệ TCCN. Khi các đường lối, chính sách được hệ thống hóa thành các văn bản quản lý hành chính nhà nước thì nó sẽ tạo ra cơ sở hành lang pháp lý để thực thi mọi hoạt động quản lý. Đồng thời nó cũng trở thành căn cứ cho hoạt động thanh tra, kiểm tra công tác quản lý quá trình đào tạo hệ TCCN.

1.5.2.2. Môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh

Giáo dục - đào tạo là một hiện tượng xã hội đặc biệt, nó nảy sinh trong lòng xã hội và phát triển không nằm ngoài mục đích phục vụ cho chính những nhu cầu của xã hội. Đối với quá trình đào tạo hệ TCCN cũng vậy. Bản thân nó tồn tại được là do môi trường xã hội xung quanh có nhu cầu đào tạo. Trong quá trình thực hiện công tác quản lý quá trình đào tạo hệ TCCN cũng bị tác động bởi môi trường. Môi trường xã hội xung quanh nơi cơ sở đào tạo TCCN thường đóng sẽ tác động tới công tác quản lý ở các khía cạnh cụ thể sau:

Quan niệm về sự cần thiết của ngành nghề đào tạo: Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng có nhu cầu đào tạo. ở nước ta quan niệm của người dân về ngành nghề đào tạo không thực tế. Nguyên nhân là do chưa có cơ quan dự báo nhu cầu sử dụng lao động hoàn chỉnh từ trung ương đến cơ sở gây lãng phí nhiều tiền của trong quá trình đào tạo.

Cơ hội việc làm và ổn định cuộc sống của người được đào tạo khi tốt nghiệp. Trình độ dân trí và mặt bằng mức sống của người dân: Điều này ảnh hưởng tới chất lượng đầu vào của quá trình đào tạo hệ TCCN. Trình độ dân trí cao, mức sống cao sẽ đảm bảo chất lượng học sinh được tuyển vào. Đầu vào có chất lượng sẽ tạo nhiều ưu thế, thuận lợi, dễ dàng cho công tác quản lý. Trình độ kém, mức sống ảnh hưởng chất lượng đầu vào sẽ làm tăng khó khăn cho công tác quản lý.

29

Điều kiện tự nhiên phù hợp với quá trình đào tạo ngành nghề sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đào tạo.

1.5.2.3. Chất lượng học sinh trúng tuyển

Chất lượng tuyển sinh đầu vào là yếu tố tiền đề cho chất lượng đào tạo. Người học được tuyển sinh thỏa mãn tốt các yêu cầu đòi hỏi của chuyên ngành đào tạo thì sẽ thuân lợi cho công tác đào tạo, vì người học có đủ năng lực tiếp thu kiến thức cũng như đủ khả năng hình thành kĩ năng nghề nghiệp nhanh và chắc chắn. Ngược lại nếu đầu vào chất lượng hạn chế thì công tác đào tạo sẽ gặp nhiều khó khăn về khả năng tiếp thu của người hoc, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đào tạo, sản phẩm đào tạo sẽ rất khó cập với chuẩn đầu ra của cơ sở đào tạo

1.5.2.4. Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập trong giáo dục

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu của thế giới xuất hiện vào những năm cuối của thế kỷ XX. Xu hướng này xuất hiện do nhu cầu hợp tác và phát triển ra nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh. Dần dần sức ảnh hưởng của nó bao trùm tới tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có cả giáo dục. Trở thành thành viên chính thức của WTO là một tiến trình lịch sử tất yếu trên con đường đổi mới, mở cửa và tiến hành CNH, HĐH đất nước của chúng ta. Công tác quản lý giáo dục, ngoài chịu sự chế ước của các văn bản quy phạm pháp luật trong nước đã ban hành còn phải chịu sự chế ước của các bản cam kết trong quá trình hội nhập và liên kết. Quá trình hội nhập tạo nhiều điều ngắt. Mục tiêu của giáo dục ngày nay không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn kiện thuận lợi để phát triển nhanh chóng nhưng mặt khác nó cũng mang lại sự cạnh tranh ngay nhân lực trong nước mà còn phải mở rộng mục tiêu phấn đấu đáp ứng thị trường lao động quốc tế. Giáo dục của chúng ta phải thực sự nỗ lực để kéo cơ hội về với chúng ta. Nếu không chúng ta sẽ mất đi khả năng cạnh tranh và rất khó lấy lại uy tín như lúc chưa hội nhập.

Tiểu kết chƣơng 1

Qua việc phân tich cơ sở lý luận, đề tài đề xuât các vấn đề lý luận cơ bản sau: -Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

30

- Quản lý Nhà trường có thể hiểu là một quá trình tác động hợp lý (có mục đích, tự giác, hệ thống, có kế hoạch) mang tính tổ chức – sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường nhằm làm cho quá trình này vận hành tối ưu tới việc hoàn thành những mục tiêu dự kiến

- Đào tạo là một quá trình trang bị kiến thức kỹ năng, nghề nghiệp và đồng thời giáo dục phẩm chất đạo đức cho người học để họ có trình độ và nghề nghiệp để trở thành người công dân, người cán bộ thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội.

- Quá trình đào tạo là sự vận động của một hệ thống do nhiều yếu tố cấu thành, chúng được gọi là các yếu tố của quá trình đào tạo. Các yếu tố của quá trình đào tạo gồm : Mục tiêu đào tạo, Nội dung đào tạo, Hình thức tổ chức đào tạo, Phương thức đào tạo, Phương tiện đào tạo, Giáo viên, Học sinh.

- Quản lý đào tạo là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý đào tạo tới đối tượng quản lý đào tạo nhằm đạt được mục tiêu đào tạo đề ra. Quản lý đào tạo có hai chức năng cơ bản sau:

+ Duy trì, ổn định quá trình đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng, sản phẩm đào tạo đạt được các chuẩn mực đã xác định trước.

+ Đổi mới, phát triển quá trình đào tạo, đón đầu xu hướng phát triển kinh tế - xã hội.

- Nội dung của quản lý đào tạobao gồm:

+ Quản lý công tác tuyển sinh

+ Quản lý việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo + Quản lý việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh

+ Quản lý việc kiểm tra, đánh giá quá trình đào tạo + Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo

+ Quản lý việc phối hợp trong việc thực hiện quá trình đào tạo.

- Một số yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng quản lý đào tạo trƣờng Trung cấp chuyên nghiệp

31

+ Các yếu tố chủ quan: Văn hóa tổ chức Nhà trường, Đội ngũ giáo viên, Cơ sở vật chất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các yếu tố khách quan: Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và

Nhà nước, Môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, Chất lượng học sinh trúng tuyển, Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập trong giáo dục

Việc nghiên cứu đầy đủ và có tính hệ thống, có tính lý luận là tiền đề khoa học để nghiên cứu thực trạng đào tạo và biện pháp quản lý đào tạo tại Trường Trung cấp Giao thông Vận tải Hà Nội.

32

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

TẠI TRƢỜNG TRUNG CẤP GIAO THÔNG VẬN TẢI HÀ NỘI

2.1. Vài nét về Trƣờng Trung cấp Giao thông Vận tải Hà Nội

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Trường Trung cấp giao thông vận tải Hà Nội tiền thân là Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Tây Đô được thành lập theo quyết định số 1862/QĐ – UBND ngày 30/10/2006 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Tây và Quyết định số 95/QĐ-UBND ngày 10/01/2011 của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội về việc đổi tên Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Tây Đô thành Trường Trung cấp Giao thông Vận tải Hà Nội. Trường chịu sự quản lý trực tiếp của Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội và chịu sự quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội.

Trường là đơn vị giáo dục chuyên nghiệp nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện hệ đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp, liên kết và hợp tác với các Học viện, các trường Đại học và Cao đẳng để đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn của toàn xã hội. Các ngành nghề đào tạo của Nhà Trường bao gồm: Xây dựng Công trình giao thong, Mạng máy tính và truyền thong, Hệ thống thong tin Văn phòng, Kế toán Ngân hàng, Kế toán tổng hợp. Bên cạnh đó đào tạo nghề và đào tạo ngắn hạn cũng được Nhà trường quan tâm với các nghề như: Tin học Văn phòng, Tiếng Anh giao tiếp, Tiếng Anh thương mại, Dự toán xây dựng cơ bản, Auto CAD, Điện nước dân dụng, May công nghiệp, Kế toán doanh nghiệp.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

Trường Trung cấp Giao thông vận tải Hà Nội có địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ và quyền như các trường Trung cấp chuyên nghiệp công lập trong hệ

thống giáo dục quốc dân.Chức năng, nhiệm vụ cụ thể:

- Đào tạo nguồn nhân lực có nghiệp vụ về Kinh tế, Khoa học kỹ thuật bậc Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp góp phần phát triển sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước

- Đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khoẻ; có năng lực

33

thích ứng với việc làm trong xã hội; tự tạo việc làm cho mình và cho những người khác; có khả năng hợp tác trong quan hệ quốc tế; đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất; dịch vụ khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật.

- Phát triển và bồi dưỡng nhân tài trong những người học và đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường.

- Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên; xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu tuổi và giới.

- Tuyển sinh và quản lý người học.

- Quản lý và sử dụng đất đai, Trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.

- Quan hệ với các tổ chức Quốc tế; các cơ quan, cá nhân trong và ngoài nước để hợp tác đào tạo phù hợp với nhiệm vụ của Nhà trường.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

2.1.3. Các loại hình đào tạo

Trường Trung cấp giao thông Vận tải Hà Nội đã được Bộ giáo dục và Đào tạo đồng ý về mặt chủ trương phát triển thành Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Hà Nội. Đây chính là mục tiêu dài hơi của Nhà trường triong thời gian tới. Để đạt được mục tiêu này bên cạnh các yếu tố về cơ sở vật chất, nguồn vốn... thì mở rộng quy mô và ngành nghề đào tạo là yếu tố then chốt. Chính vì vậy tăng cường phối hợp đào tạo với cơ sở Giáo dục khác cũng là nhiệm vụ của Nhà Trường. Bên cạnh việc tập trung các ngành đào tạo trọng điểm, ngành mũi nhọn của Nhà trường thì Trường Trung cấp Giao thông Vận tải Hà Nội đã và đang tiến hành phối hợp đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội tạo nên đa dạng các loại hình đào tạo như:

*Trung Cấp chuyên nghiệp chính qui : Xây dựng Công trình Giao thông,

Mạng máy tính và truyền thông, Hệ thống thông tin Văn phòng, Kế toán tổng hợp, Kế toán ngân hàng

* Sơ cấp Nghề: May công nghiệp, Điện nước dân dụng, Tin học Văn phòng, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

34

năng suất cao, Chăn nuôi thú y, Kỹ thuật chế biến món ăn, Nuôi trồng thủy sản nước ngọt

* Ngắn hạn : Dự toán Xây dựng cơ bản, Autocad, Tiếng Anh thương mại,

Tiếng Anh giao tiếp, Tin học văn phòng

2.1.4. Tổ chức bộ máy và nhân sự

Sơ đồ cơ cấu tổ chức hành chính của nhà trường

2.2. Thực trạng đào tạo ở Trƣờng Trung cấp Giao thông Vận tải Hà Nội

Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý đào tạo tại Trường Trung cấp Giao thông Vận tải Hà Nội theo các bước tiến hành sau:

Bươc 1: Lập phiếu điều tra (mẫu phiếu phần phụ lục)

Bước 2: Chọn đối tượng điều tra: tác giả đã tiến hành điều tra 93 cán bộ quản lý chủ chốt và giáo viên.

Bước 3: Phát phiếu điều tra

Hội đồng quản trị Ban thanh tra Ban Giám hiệu Hội đồng khoa học Tổ chức Đảng, Đoàn thể

và tổ chức xã hội

Văn phòng Trường Các tổ môn trực thuộc Các đơn vị hỗ trợ đạo tạo Phòng Tổ chức hành chính Phòng Kế hoạch tài chính Phòng Đào tạo và QLHS Tổ môn Khoa học cơ bản Tổ môn Kinh tế Tổ môn Kỹ thuật Công nghệ Cơ sở Đào tạo số 1, 2,3,5, 6 Trung tâm Tin học và Ngoại ngữ Các lớp học sinh

35 Bước 4: Thu phiếu điều tra, xử lý số liệu

Để đánh giá thực trạng mức độ nhận thức và thực hiện của cán bộ quản lý và giáo viên về thực trạng hoạt động đào tạo, thực trạng quản lý đào tạo tại Trường Trung cấp Giao thông Vận tải Hà Nội tác giả xử lý ý kiến đánh giá theo thang đo khoảng và qui ước 3 mức độ theo số điểm theo trong bảng sau:

Điểm quy

ƣớc Mức độ nhận thức và mức độ thự c hiện

3 điểm Tốt Rất phù hợp Thường xuyên Quyết định

2 điểm Bình thường Phù hợp Thỉnh thoảng Bình thường

1 điểm Chưa tốt Không phù hợp Không thực hiện

Không ảnh hưởng Sau khi phát phiếu điều tra, tác giả tổng hợp số phiếu của từng bảng số liệu rồi tính điểm trung bình cộng. Từ đó đánh giá được mức độ nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng hoạt động đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo của Trường Trung cấp Giao thông Vận tải Hà Nội theo chuẩn đánh giá sau:

- Mức 1: Ẋ = 2,5 -> 3 - Mức 2: Ẋ = 1,5 -> 2,49 - Mức 3: Ẋ < 1,5

- Điểm trung bình cộng đạt giá trị lớn nhất: Max Ẋ = 3

- Điểm trung bình cộng đạt giá trị nhỏ nhất: Min Ẋ = 1

2.2.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu đào tạo

Thành tố đầu tiên của quá trình đào tạo là mục tiêu đào tạo, thành tố này chi phối tất cả các thành tố còn lại là nội dung, phương pháp, phương tiện, kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo. Như vậy, quản lý mục tiêu đào tạo rõ ràng rất quan trọng, vấn đề hàng đầu trong công tác đào tạo của một Nhà trường là việc xác định đúng đắn mục tiêu đào tạo và phải bám sát mục tiêu đó trong toàn bộ quá trình đào

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo tại trường Trung cấp Giao thông vận tải Hà Nội (Trang 36 - 122)