Thực trạng lực lượng đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo tại trường Trung cấp Giao thông vận tải Hà Nội (Trang 49 - 51)

Hoạt động trọng tâm của nhà trường là HĐDH. Đây là hoạt động tích cực của thầy và trò có sự lãnh đạo của nhà QL, đảm bảo mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học của giáo viên. Chất lượng giáo dục của các nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động giảng dạy của giáo viên. Giáo viên là đội ngũ quyết định chất lượng và uy tín của nhà trường Thực trạng về đội ngũ gíaoviên thể hiện qua khảo sát thu được kết quả ở bảng 2.4.

Bảng 2.4 .Thực trạng về đội ngũ giáo viên

Đánh giá về đội ngũ giáo viên

Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt Xếp loại Số lượng Điểm Số lượng Điểm Số lượng Điểm

Thời gian lên lớp 35 105 42 84 16 16 205 2.20 3

Thực hiện chương trình 43 129 37 74 13 13 216 2.32 2

Trình độ chuyên môn, NVSP

của đội ngũ giáo viên 39 117 51 102 3 3 222 2.39 1

Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp

vụ 25 75 47 94 21 21 190 2.04 4

Tuyển dụng, bổ nhiệm 21 63 53 106 19 19 188 2.02 5

Phân công công tác 19 57 51 102 23 23 182 1.96 6

41

Nhận xét

Qua kết quả điều tra cho thấy 100% ý kiến đánh giá của CBQL, GV về mức

độ hiệu quả của phương pháp giảng dạy với Ẋ= 2.16.

Kết quả trên bảng 2.4 chứng tỏ thời gian lên lớp và việc thực hiện chương trình của

giáo viên được các giáo viên và cán bộ quản lý đánh giá ở mức khá (Ẋ = 2.2 và Ẋ =

2.32) và cao hơn những vấn đề khác; Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm

của giáo viên được đánh giá cao nhất với Ẋ = 2.39

Các vấn đề bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tuyển dụng, bổ nhiệm và

phân công công tác cho giáo viên đều được đánh giá dưới mức trung bình của nội

dung này. Nguyên nhân do giáo viên cơ hữu của trường vừa thiếu, vừa yếu nên

việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tuyển dụng, bổ nhiệm và phân công công tác chưa được quan tâm đúng mức.

Kết quả này cho thấy, mặc dù nhà trường đã nỗ lực cố gắng tuyển chọn giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ tốt, thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình, tổ chức quản lý chương trình đào tạo nhưng thực tế vẫn chưa đáp ứng được như mong muốn. Đây là thách thức đối với công tác quản lý đào tạo cần được đầu tư hơn thế nữa trong công tác đào tạo, có như thế mới có thể khẳng định “thương hiệu“ của trường.

Về số lượng giáo viên của Nhà trường thể hiện trong bảng sau

Bảng 2.5. Tổng số giáo viên đang tham gia giảng dạy của nhà trƣờng

TT Trình độ

Số lƣợng

Cơ hữu Thỉnh giảng

1 Tiến sĩ 3 2

2 Thạc sỹ 15 29

3 Đại học 30 56

4 Cao đẳng 5

42

Với đội ngũ giáo viên tương đối hùng hậu so với quy mô Trường Trung cấp Giao thông Vận tải Hà Nội, tác giả cũng rút ra được một số ưu điểm cũng như hạn chế còn tồn tại về thực trạng lực lượng đào tạo của Nhà trường

Điểm mạnh:

- Giáo viên đạt chuẩn 100% về đào tạo hệ THCN ở mọi mặt: trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, phẩm chất chính trị.

- Đội ngũ cán bộ giảng viên đa phần thuộc hệ kỳ cựu, lâu năm, có kinh nghiệm giảng dạy và va vấp thực tế nghề nghiệp nhiều.

- Có phẩm chất chính trị tốt, luôn phấn đấu và rèn luyện vì sự nghiệp chung của Đảng, của Nhà nước, vì sự phát triển giáo dục.

- Có lòng yêu nghề, tinh thần khắc phục khó kkhăn, yên tâm trong công tác. Có tinh thần tương thân, tương ái giúp đỡ, đùm bọc đồng nghiệp. Có lối sống giản dị, gương mẫu, chuẩn về đạo đức.

Điểm yếu: Bên cạnh những điểm nổi bật rất đáng ghi nhận nêu trên, đội ngũ cán bộ giáo viên trong Trường vẫn còn một số tồn tại như sau:

- Số lượng giáo viên có cơ cấu chưa hợp lý dẫn đến tình trạng vừa thiếu, vừa thừa đội ngũ giáo viên giảng dạy.

- Đội ngũ cán bộ giảng viên trong trung tâm có độ tuổi tương đối cao. Điều này gây hạn chế nhiều trong việc tiếp thu và vận dụng kiến thức mới trong hoạt động tự bồi dưỡng và giảng dạy theo phương pháp mới.

- Khả năng nghiên cứu khoa học còn yếu. Trình độ ngoại ngữ và tin học có hạn chế.

- Năng lực chuyên môn không đồng đều, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu công việc.

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo tại trường Trung cấp Giao thông vận tải Hà Nội (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)