Thực trạng công tác bố trí, sử dụng giảng viên

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giảng viên trường Đại học Nông-Lâm Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 61 - 62)

Công tác bố trí, sử dụng đội ngũ giảng viên có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc nâng cao chất lƣợng giảng viên, nâng cao chất lƣợng đào tạo cũng nhƣ các hoạt động khác của nhà trƣờng. Việc bố trí, sử dụng giảng viên đúng ngƣời, đúng việc, đúng chuyên môn mới phát huy hết sở trƣờng, năng lực của đội ngũ giảng viên, giúp họ yên tâm công tác, nhiệt tình với công việc đảm bảo hoạt động chung của nhà trƣờng có chất lƣợng và hiệu quả, đồng thời đảm bảo sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ nhà trƣờng.

Do chỉ tiêu định biên hàng năm không phù hợp với quy mô đào tạo nên giảng viên trƣờng Đại học Nông-Lâm Bắc Giang phải dạy vƣợt giờ chuẩn rất nhiều so với định mức. Do đó việc bố trí, sắp xếp giảng viên tập trung vào công tác học tập, nâng cao trình độ gặp nhiều khó khăn. Mặt khác do phải dạy nhiều giờ nhƣ vậy không chỉ gây mệt mỏi, căng thẳng ảnh hƣởng đến sức khoẻ của giảng viên mà còn ảnh hƣởng đến việc học tập, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đến nghiên cứu khoa học của giảng viên, cũng nhƣ việc tham gia các hoạt động xã hội khác, đồng thời ảnh hƣởng nhiều đến chất lƣợng giờ giảng nói riêng và chất lƣợng đào tạo nói chung.

Trong phân công giảng dạy, công tác chuyên môn còn thiếu khoa học, đôi khi thời khoá biểu giảng dạy của môn học xuyên suốt học kỳ, năm học còn chồng chéo, bất hợp lý gây ra tình trạng có thời điểm giảng viên phải dạy quá nhiều giờ, có thời điểm lại phải nghỉ quá dài ngày. Ví dụ qua điều tra tôi thấy có giảng viên ở Khoa Lý luận chính trị đầu học kỳ I thƣờng nhiều giờ , nhƣng cuối học kỳ I và sang học kỳ II lại có ít giờ hoặc không có giờ giảng. Đặc biệt khoa Sƣ phạm kỹ thuật do tuyển sinh không đủ chỉ tiêu nên số giáo viên ở khoa này thƣờng thiếu giờ giảng chỉ giảng dạy đảm bảo đƣợc 65% đến 70% định mức quy định, vì vậy

số giảng viên này thƣờng phải làm thêm công tác giáo viên chủ nhiệm, làm các công việc tuyển sinh... Thực trạng trên phản ảnh những bất cập từ nhiều phía, có cả yếu tố khách quan và chủ quan gây khó khăn cho công tác bố trí, sử dụng giảng viên, nhiều khi làm ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện chƣơng trình giáo dục của năm học.

Công tác phân công đội ngũ giảng viên có thâm niên giảng dạy, có trình độ giúp đỡ đội ngũ giảng viên trẻ chƣa thực sự đƣợc cụ thể hoá thành một trong những nội dung hoạt động trong năm học của các cấp lãnh đạo nhà trƣờng, lãnh đạo các đơn vị Khoa, bộ môn chuyên môn nên chƣa phát huy đƣợc tiềm lực của giảng viên trẻ trong công tác chuyên môn cũng nhƣ tổ chức các hoạt động giáo dục khác. Điều này có thể khắc phục đƣợc nếu các cấp quản lý có kế hoạch, quy trình, nội dung bồi dƣỡng kiến thức cần thiết làm cho đội ngũ này nhận thức đƣợc vị trí, vai trò, phƣơng hƣớng và mục tiêu phát triển của nhà trƣờng từ đó xác định nghĩa vụ, bổn phận và trách nhiệm của bản thân trong việc đóng góp vào sự phát triển chung của nhà trƣờng.

Việc phân công, điều động bớt một số giảng viên kiêm nhiệm về các đơn vị khoa, bộ môn trực tiếp làm công tác giảng dạy còn chƣa mạnh dạn, lúng túng chƣa làm đƣợc. Hơn nữa do yêu cầu của việc nâng cấp trƣờng lên đại học, nên một số giảng viên đi nghiên cứu sinh, đi học cao học trong điều kiện trƣờng đang thiếu giảng viên nên việc bố trí, sử dụng giảng viên đôi khi còn gặp khó khăn, lúng túng thiếu khoa học.

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giảng viên trường Đại học Nông-Lâm Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 61 - 62)