Thực trạng công tác tuyển dụng giảng viên

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giảng viên trường Đại học Nông-Lâm Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 58 - 61)

Trong những năm qua, công tác tuyển dụng giảng viên chƣa thực sự đƣợc các cấp quản lý quan tâm đúng mức, việc tuyển dụng thƣờng đƣợc tiến hành thiếu tính quy hoạch, kế hoạch, chƣa xây dựng đƣợc quy trình tuyển dụng một cách khoa học, hợp lý nên chất lƣợng giảng viên tuyển dụng chƣa thực sự đảm bảo đƣợc yêu cầu.Việc giao chỉ tiêu định biên, biên chế lao động hàng năm của các cấp quản lý còn nặng về cơ học, không linh hoạt, chƣa tạo điều kiện thuận lợi, tích cực để nhà trƣờng phát triển đội ngũ giảng viên đủ về số lƣợng, mạnh về chất

lƣợng và hợp lý về cơ cấu. Việc tuyển dụng đôi khi còn mang tính chủ quan, phiến diện theo cơ chế xin cho. Điều này giải thích cho sự mất cân đồi về cơ cấu giảng viên các chuyên ngành, chuyên môn. Vì vậy, nhiều môn rất thiếu giảng viên nhƣ: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lê nin, Ngoại ngữ, ... nhƣng khó có thể tuyển dụng thêm vì một số khoa, bộ môn khác lại thiếu giờ dạy nên một số giảng viên phải chuyển sang công tác kiêm nhiệm khác.

Những năm gần đây, công tác tuyển dụng giảng viên đã đƣợc thực hiện một cách khoa học và linh hoạt hơn nên đã khắc phục đƣợc phần nào những hạn chế về công tác tuyển dụng giảng viên. Chất lƣợng giảng viên đƣợc tuyển dụng vì thế cũng đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ đƣợc giao.

Để thấy rõ số lƣợng đội ngũ giảng viên của nhà trƣờng đã tuyển dụng trong những năm qua, cần nhìn lại thống kê số lƣợng tuyển dụng từ năm 2011 đến năm 2013. Kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.11: Thống kê số lượng giảng viên tuyển dụng của trường Đại học Nông-Lâm Bắc Giang từ năm 2011-2013

TT Khoa

Số lƣợng giảng viên tuyển dụng năm học

2011-2012 2012-2013 2013-2014 Tổng

1 Khoa Tài chính kế toán 2 2

2 Khoa Trồng trọt 2 2

3 Khoa Chăn nuôi thú y 2 1 3

4 Khoa Tài nguyên và Môi

trƣờng 3 3

5 Khoa Sƣ phạm kỹ thuật 1 1

6 Khoa Công nghệ thực phẩm 0

8 Khoa Tin học - Ngoại ngữ 0

9 Khoa Công nghệ sinh học 2 2

10 Khoa Lý luận chính trị 1 1

11 Khoa Văn hoá cơ bản 1 1 2

Tổng số 15 3 Chƣa

tuyển dụng 18

(Nguồn:Thống kê của phòng TC CB - Trường Đại học Nông-Lâm Bắc Giang Tháng 10/2013).

Qua Bảng 2.11 có thể nhận thấy số lƣợng giảng viên đƣợc tuyển dụng trong 3 năm học gần đây là rất ít, nhiều đơn vị chỉ có biến động nhỏ và có đơn vị trong 2 năm học liên tiếp không có biến động về mặt số lƣợng. Đây là một thực tếđáng lo ngại và gây nguy hại đến hoạt động giáo dục, đào tạo của nhà trƣờng. Bởi, với tình hình số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu đội ngũ nhƣ hiện nay khó có thể nâng cao chất lƣợng giảng dạy. Vì vậy, lãnh đạo nhà trƣờng cần có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng kịp thời để khắc phục những điểm yếu của đội ngũ giảng viên, góp phần nâng cao chất lƣợng chung của đội ngũ, đặc biệt là số lƣợng, chất lƣợng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ đào tạo trong giai đoạn mới.

Đánh giá chung, công tác tuyển dụng giảng viên của trƣờng Đại học Nông- Lâm Bắc Giang còn rất nhiều bất cập do ảnh hƣởng của nhiều yếu tố nhƣ cơ chế chính sách tuyển dụng của nhà nƣớc, chế độ đãi ngộ giảng viên, quy hoạch ngắn hạn, dài hạn, dự báo về phát triển đội ngũ giảng viên nhà trƣờng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Đặc biệt là việc giao quyền tự chủ trong việc tuyển dụng giảng viên cho nhà trƣờng chƣa đƣợc các cấp quản lý thực hiện một cách triệt để.

Việc tuyển dụng giảng viên còn mất cân đối giữa các đơn vị khoa, bộ môn, giữa các năm học. Năm học 2011-2012 tuyển dụng đƣợc 15 giảng viên, năm học 2012-2013 tuyển dụng đƣợc 3 giảng viên. Nguyên nhân là do nhà trƣờng mở

thêm chuyên ngành mới nên hạn chế số lƣợng tuyển dụng để đảm bảo ổn định tổ chức, và thực hiện quan điểm chỉ tuyển dụng giảng viên theo đúng chuyên ngành còn thiếu. Trong những năm tới việc tuyển dụng đội ngũ giảng viên của nhà trƣờng sẽ đƣợc đẩy mạnh hơn nữa, song cần có lộ trình và kế hoạch cụ thể, tránh hiện tƣợng giải pháp tình thế nhƣ hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giảng viên trường Đại học Nông-Lâm Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)