Khái quát về Trƣờng Đại học Nông-Lâm Bắc Giang

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giảng viên trường Đại học Nông-Lâm Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 34 - 121)

2.1.1. Sơ lược về lịch sử phát triển của trường

Trƣờng Đại học Nông Lâm - Bắc Giang đƣợc thành lập theo Quyết định số 133/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 20 tháng 01 năm 2011, trên cơ sở nâng cấp từ Trƣờng Cao đẳng Nông - Lâm (1999). Tiền thân là Trƣờng Trung học kỹ thuật Nông nghiệp Trung ƣơng (1984-1999) từ sáp nhập hai trƣờng: Trƣờng Trung cấp Trồng trọt Sông Lô - Tuyên Quang (1959-1984) và trƣờng Trung cấp Chăn nuôi - Hòa Bình (1959-1984) tiếp nhận cơ sở vật chất, diện tích đất đai 65.3 ha của Trƣờng Đại học Nông nghiệp II thuộc xã Bích Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Trƣờng Đại học Nông - Lâm Bắc Giang là trƣờng Đại học công lập nằm trong hệ thống giáo dục Đại học Việt nam, là cơ sở đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trƣởng thành, trƣờng Đại học Nông - Lâm Bắc Giang luôn là cơ sở đào tạo đảm bảo chất lƣợng cung cấp cán bộ kỹ thuật cho cả nƣớc. Trƣờng không ngừng phát triển về quy mô, ngành nghề đào tạo, đội ngũ cán bộ giáo viên. Từ khi thành lập đến nay, Trƣờng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và là một trong các trƣờng dẫn đầu phong trào thi đua của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; đƣợc Nhà nƣớc, Chính phủ trao tặng nhiều huân, huy chƣơng - đặc biệt năm 2005 đƣợc Chủ tịch nƣớc phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới.

Trƣờng Đại học Nông - Lâm Bắc Giang có sứ mạng là đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành nông nghiệp & phát triển nông thôn và các ngành kinh tế khác. Thực hiện nghiên cứu ứng dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ góp phần phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và sự phát triển của đất nƣớc, có khả năng hội nhập khu vực và quốc tế.

Tầm nhìn Đến năm 2020 là trƣờng đại học đa ngành và đa cấp trình độ đào tạo, đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng cao và là trung tâm nghiên cứu khoa học có uy tín trong nƣớc; là một trong những trƣờng hàng đầu đào tạo về kinh tế, kỹ thuật và công nghệ mang lại lợi ích cho ngƣời học và đóng góp vào sự phát triển của đất nƣớc.

Định hƣớng xây dựng Nhà trƣờng trở thành cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học có chất lƣợng và hiệu quả cao, có môi trƣờng thuận lợi cho cán bộ, giáo viên phát huy trí tuệ, cống hiến cho sự nghiệp phát triển của ngành và của đất nƣớc, cho ngƣời học hình thành và phát triển năng lực học tập, tiếp thu kiến thức và kỹ thuật tiên tiến, hiện đại và những phẩm chất cần thiết để đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động và để lập thân, lập nghiệp.

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của trường Đại học Nông-Lâm Bắc Giang

Trƣờng Đại học Nông-Lâm Bắc Giang trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, chịu sự quản lý của Nhà nƣớc về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hoạt động theo điều lệ trƣờng Đại học do Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành. Trƣờng có chức năng và nhiệm vụ là đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ Đại học - Cao đẳng, kỹ thuật viên trung học và công nhân nghề về kinh tế, kỹ thuật trong lĩnh vực nông lâm nghiệp đáp ứng trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn góp phần tích cực cho sự nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Bên cạnh đó nhà trƣờng còn có nhiệm vụ nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ hoạt động đào tạo và đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành.

Tính đến Tháng 10/2013 toàn trƣờng có 174 cán bộ viên chức, làm việc trong 11 khoa, 8 phòng/ban, 01 xƣởng thực hành; trong đó có 133 cán bộ giảng dạy (chiếm 76%) và 41 cán bộ khối hành chính, phục vụ (24%). Biên chế: 174 ngƣời, Bộ máy nhà trƣờng gồm có:

- Ban Giám hiệu gồm: 1 hiệu trƣởng và 2 phó hiệu trƣởng.

- Khối Quản lý: gồm 7 phòng ban (Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Đào tạo, Phòng Tài chính kế toán, Phòng Hành chính tổng hợp, Phòng khoa học và hợp

tác quốc tế, Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lƣợng, Phòng Công tác chính trị và quản lý sinh viên)

- Khối chuyên môn: gồm 11 khoa (Khoa Tài chính kế toán, Khoa Tin học ngoại ngữ, Khoa Khoa học cây trồng , Khoa Chăn nuôi thú y, Khoa Tài nguyên và môi trƣờng, Khoa Sƣ phạm kỹ thuật, Khoa Công nghệ thực phẩm, Khoa Lâm nghiệp, Khoa Khoa học cơ bản, Khoa lý luận chính trị, Khoa Công nghệ sinh học)

- Hội đồng khoa học và các hội đồng khác.

- Tổ chức đoàn thể: Đảng ủy, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên + Đảng bộ nhà trƣờng thuộc Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh, gồm có 13 chi bộ, 146 đảng viên, hàng năm Đảng bộ nhà trƣờng luôn là Đảng bộ trong sạch vững mạnh.

+ Công đoàn nhà trƣờng; có 13 tổ công đoàn, 173 đoàn viên công đoàn, công đoàn nhà trƣờng luôn đạt danh hiệu tổ chức công đoàn vững mạnh.

+ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội sinh viên; Số lƣợng đoàn viên, hội viên từ 2500 - 3000, tổ chức Đoàn thanh niên, Hội sinh viên luôn đạt danh hiệu vững mạnh.

Quan hệ lãnh đạo về chính trị Quan hệ phối hợp công tác Quan hệ chỉ huy hành chính

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cầu bộ máy tổ chức Trường Đại học Nông-Lâm Bắc Giang

CÔNG ĐOÀN, ĐOÀN THANH NIÊN

HỘI SINH VIÊN ĐẢNG ỦY

HĐ KHOA HỌC ĐT & CÁC HĐ KHÁC

BAN GIÁM HIỆU

CÁC ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁC ĐƠN VỊ QUẢN LÝ, PHỤC VỤ ĐÀO TẠO VÀ NCKH KHOA TCKT KHOA KHCT KHOA CNTY KHOA TN&MT KHOA SPKT KHOA CNTP KHOA LN KHOA TH-NN KHOA CNSH KHOA VHCB KHOA LLCT PHÒNG TCCB PHÒNG KH&HTQT PHÒNG TCKT PHÒNG HCTH PHÒNG ĐT PHÒNG KT&ĐBCL PHÒNG CTSV CÁC CHI BỘ

2.1.3. Ngành nghề và quy mô đào tạo

2.1.3.1. Ngành, nghề đào tạo

Hiện nay, tổng số ngành nghề Nhà trƣờng đang đào tạo theo các hệ bao gồm:

- Hệ Đại học chính quy và cao đẳng chính quy: 11 chuyên ngành (Kế toán, Khoa học cây trồng, Chăn nuôi, Thú y, Quản lý đất đất đai, Quản lý Tài nguyên & Môi trƣờng, Công nghệ thực phẩm, Lâm sinh, Công nghệ sinh học, Lâm nghiệp, Công nghệ thông tin)

- Trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy: 4 chuyên ngành (Kế toán, trồng trọt, chăn nuôi, quản lý đất đai). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Liên thông từ Cao đẳng lên đại học: 7 chuyên ngành (Kế toán, khoa học cây trồng, chăn nuôi, quản lý đất đai, công nghệ thực phẩm, lâm sinh, công nghệ sinh học).

- Liên thông từ Trung cấp lên Cao đẳng: 4 chuyên ngành (Kế toán, trồng trọt, chăn nuôi, quản lý đất đai).

- Hệ đại học vừa học vừa làm: đào tạo 02 chuyên ngành (Kế toán, trồng trọt)

2.1.3.2. Quy mô đào tạo.

* Tình hình tuyển sinh: Để đáp ứng nhu cầu đào tạo, những năm gần đây nhà trƣờng đƣợc giao chỉ tiêu tuyển sinh năm sau cao hơn năm trƣớc.

Bảng 2.1: Quy mô tuyển sinh của nhà trường giai đoạn 2011 - 2013

Trình độ đào tạo

Thời gian đào tạo

Quy mô tuyển sinh

2011-2012 2012-2013 2013-2014

Trung cấp chuyên nghiệp hệ

chính quy 2 năm 100 100 -

Cao đẳng hệ chính quy 3 năm 700 500 500

Cao đẳng liên thông 1.5 năm 350 250 250

Đại học liên thông 2 năm 200 300 400

Đại học hệ vừa làm vừa học 4 năm 200 300 400

Cộng 1950 2050 2350

* Quy mô đào tạo.

Bảng 2.2: Quy mô đào tạo của Trường Đại học Nông-Lâm Bắc Giang

TT Ngành nghề đào tạo Quy mô đào tạo

2011-2012 2012-2013 2013-2014

1 Trung cấp chuyên nghiệp hệ

chính quy 190 105 61

2 Đại học chính quy 180 507 971

3 Cao đẳng hệ chính quy 1165 505 412

4 Đại học liên thông 255 602 737

5 Cao đẳng liên thông 408 197 47

Cộng 2198 1916 2228

(Nguồn: Thống kê của phòng Đào tạo - Trường Đại học Nông-Lâm Bắc Giang- Tháng 11/2013 )

Phần lớn học sinh – sinh viên tốt nghiệp ra trƣờng đã có việc làm phù hợp với ngành nghề đƣợc đào tạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.4. Hoạt động nghiên cứu khoa học

Là một trƣờng đại học, công tác NCKH là lĩnh vực hết sức quan trọng, Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhà trƣờng đã chỉ đạo sát sao, đƣa công tác nghiên c ứu khoa học gắn liền với thực tiễn, phục vụ sản xuất, kinh doanh. Cán bộ, giảng viên của trƣờng đã làm tốt công tác này và từ năm 2011 đến nay đã đạt đƣợc những kết quả nhƣ sau:

+ Nhiều đề tài cấp trƣờng đƣợc nghiệm thu đánh giá tốt, áp dụng có hiệu quả cho quản lý và giảng dạy. Đã có nhiều đề tài đƣợc đƣa vào sản xuất thử và triển khai trong thực tế.

Để từng bƣớc nâng cao tính sáng tạo và hiệu quả trong công tác giảng dạy, từ năm 2011 đến nay, ngoài việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, một yêu cầu đặt ra đối với giáo viên của nhà trƣờng đều có trách nhiệm tham gia biên soạn, hiệu chỉnh chƣơng trình, nội dung môn học, xây dựng và cải tiến đồ dùng dạy học, đƣợc hội đồng đào tạo nhà trƣờng nghiệm thu, đánh giá và áp dụng cho từng môn học. Cho đến nay, số đầu giáo trình dùng cho các bậc học trong trƣờng có hơn 150 đầu giáo trình do các Khoa biên soạn.

Trong những năm qua nhà trƣờng đã xây dựng chƣơng trình mở 01 ngành mới đào tạo cho hệ đại học và cao đẳng (Quản lý Tài nguyên & Môi trƣờng, , Dịch vụ thú y), 01 ngành đào tạo hệ đại học (Lâm sinh), 01 ngành đào tạo hệ cao đẳng(Dịch vụ thú y). Từng học kỳ, năm học các Khoa, Bộ môn, tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm lựa chọn giáo viên dạy giỏi, tham dự thi giáo viên dạy giỏi cấp trƣờng. Hàng năm có từ 15-20 giáo viên đƣợc công nhận giáo viên dạy giỏi cấp trƣờng. Gắn việc học đi đôi với hành, học tập kết hợp với thực hành, thí nghiệm, nhà trƣờng đã dành một thời gian nhất định để giáo viên và HSSV thực hành, thí nghiệm môn học và thực tập với các thiết bị thực tế tại bãi thực tập ngoài trời.

2.1.5. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

Trƣờng Đại học Nông-Lâm Bắc Giang đã có quá trình hình thành và phát triển hơn 50 năm. Trong những năm qua nhà trƣờng đã tập trung đầu tƣ rất lớn theo đúng qui hoạch đã đƣợc Bộ Nông nghiệp &PTNT và Tỉnh Bắc Giang phê duyệt, nhằm tăng cƣờng cơ sở vật chất và các điều kiện về trang thiết bị, tài liệu, phục vụ cho nhiệm vụ đào tạo của nhà trƣờng, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao và tƣơng xứng với một trƣờng Đại học.

Đƣợc sự quan tâm của Bộ Nông nghiệp &PTNT và bằng mọi khả năng nỗ lực của trƣờng, đến nay nhà trƣờng có các khu làm việc, hội trƣờng, khu học lý

thuyết, khu thực hành thí nghiệm, khu ký túc xá, khu giáo dục thể chất khang trang, có môi trƣờng xanh, sạch đẹp…

Bảng 2.3: Thống kê cơ sở vật chất hiện có của trường

STT Nội dung Đơn vị

tính Tổng số

I Diện tích đất đai cơ sở đào tạo quản lý sử dụng ha 65.3

II Số cơ sở đào tạo cơ sở

III Diện tích xây dựng m2 190.000

IV Giảng đƣờng/phòng học m2 4200 1 Số phòng học phòng 80 2 Diện tích m2 4200 V Diện tích hội trƣờng m2 400 VI Phòng máy tính 1 Diện tích m2 650 2 Số máy tính sử dụng đƣợc máy tính 400

3 Số máy tính nối mạng ADSL máy tính 400

VII Phòng học ngoại ngữ

1 Số phòng học phòng 2

2 Diện tích m2 250

3 Số thiết bị đào tạo ngoại ngữ chuyên dùng (tên các thiết bị, thông số kỹ thuật, năm sản xuất, nƣớc sx)

Thiết bị (ca bin) 64 VIII Thƣ viện 1 Diện tích m2 2100 2 Số đầu sách 1601 IX Phòng thí nghiệm 1 Diện tích m2 4000

2 thông số kỹ thuật, năm sản xuất, nƣớc sản xuất) Số thiết bị thí nghiệm chuyên dùng (tên các thiết bị, thiết bị

X Xƣởng thực tập, thực hành

1 Diện tích m2 1.800

2 Số thiết bị thí nghiệm chuyên dùng (tên các thiết bị,

thông số kỹ thuật, năm sản xuất, nƣớc sản xuất) thiết bị

XI Ký túc xá thuộc cơ sở đào tạo quản lý

1 Số sinh viên ở trong KTX sinh viên 820

2 Diện tích m2 5200 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Số phòng phòng 126

4 Diện tích bình quân/sinh viên m2/sinh viên 6.3

XII Diện tích nhà ăn sinh viên thuộc cơ sở đào tạo quản lý m2 450

XII Diện tích nhà văn hóa m2 150

XIII Diện tích nhà thi đấu đa năng m2 1.200

XIV Diện tích bể bơi m2 0

(Nguồn: Thống kê của phòng Hành chính-tổng hợp - Trường Đại học Nông-Lâm Bắc Giang-Tháng10/2013 )

Qua các số liệu về ngành nghề đào tạo, về cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trƣờng hiện nay, có thể thấy trƣờng Đại học Nông-Lâm Bắc Giang đang trên đà phát triển, quy mô đào tạo của nhà trƣờng ngày càng đƣợc mở rộng cả về số lƣợng và chất lƣợng, cơ sở vật chất của nhà trƣờng về cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển đào tạo đến năm 2015 và những năm tiếp theo. Tuy nhiên trƣờng vừa đƣợc nâng cấp thành trƣờng Đại học, điều đó đặt ra cho cán bộ quản lý nhà trƣờng một thách thức rất lớn là phải có tầm nhìn xa, trông rộng để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của nhà trƣờng, đòi hỏi phải quản lý đội ngũ giảng viên góp phần đáp ứng yêu cầu đào tạo trong giai đoạn mới.

2.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên của Trƣờng Đại học Nông-Lâm Bắc Giang

Thực trạng của đội ngũ giảng viên (về số lƣợng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, phẩm chất...) là vấn đề cần đƣợc quan tâm và phân tích một cách cụ thể, đảm bảo tính khoa học. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các giải pháp để quản lý đội ngũ giảng viên trong những năm tới. Mọi giải pháp luôn hƣớng tới sự đáp ứng về nhu cầu và mục đích của tƣơng lai trên cơ sở khắc phục và hạn chế tới mức thấp nhất những khó khăn, trở ngại hay những tồn tại cả về chủ quan và khách quan. Những giải pháp đúng đắn và khả thi sẽ không thể đƣợc xây dựng nếu nhƣ không có sự phân tích và nhận định chính xác, chân thực những vấn đề của thực trạng.

2.2.1. Thực trạng về số lượng.

Trải qua hơn 50 năm xây dựng, phát triển và trƣởng thành, đội ngũ giảng viên trƣờng Đại học Nông-Lâm Bắc Giang đã có những chuyển biến về chất lƣợng, tuy nhiên số lƣợng giảng viên về sau đã giảm, tỷ tệ nghịch với đội ngũ giảng viên có chất lƣợng, có trình độ cao thì tăng lên, một phần là do tại thời điểm này nhà trƣờng đang tiến hành công tác tuyển dụng nhƣng chƣa có kết quả cụ thể, qua đó cho thấy số lƣợng giảng viên hàng năm vẫn chƣa thực sự đáp ứng so với nhiệm vụ đào tạo của nhà trƣờng.

Năm học 2011-2012: Có 181 ngƣời, trong đó có 141 giảng viên Năm học 2012-2013: Có 182 ngƣời, trong đó có 141 giảng viên Năm học 2013-2014: Có 174 ngƣời, trong đó có 133 giảng viên

141 141 133 128 130 132 134 136 138 140 142 Số lượng 2011-2012 2012-2013 2013-2014 Năm học Số giảng viên

Biểu đồ 2.1: Thống kê số lượng phát triển đội ngũ giảng viên ba năm gần đây

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy số lƣợng giảng viên không biến động trong 2 năm, đến năm thứ ba thì giảm.

Tổng số cán bộ viên chức tính đến Tháng 10/2013: Tổng số cán bộ công nhân

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giảng viên trường Đại học Nông-Lâm Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 34 - 121)