Khảo sát, đánh giá những phương án dạy học tiêu biểu vớ

Một phần của tài liệu Sử dụng câu hỏi trong dạy học văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca Thanh Thảo-ngữ văn 12 - tập 1 (Trang 45 - 59)

9. Cấu trúc luận văn

2.1.2.4.Khảo sát, đánh giá những phương án dạy học tiêu biểu vớ

tương ứng

* Các phương án dạy học tiêu biểu với HTCH tương ứng

Phương án 1:

I. Tiểu dẫn

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu tiểu dẫn - HS đọc

1. Tác giả

- GV: Nêu những nét cơ bản về tác giả Thanh Thảo? Đặc điểm phong cách thơ của ông?

- HS: tóm tắt những ý chính trong phần tiểu dẫn, GV củng cố và bổ sung trên những ý chính về cuộc đời, sự nghiệp và phong cách thơ Thanh Thảo.

2. Tác phẩm

- GV: giới thiệu về tác phẩm II. Đọc – hiểu văn bản

1. Đọc

- HS: đọc văn bản 2. Tìm hiểu văn bản a. Cảm nhận chung

- GV: Cảm nhận chung của em về bài thơ? - HS: nêu cảm nhận của bản thân về thi phẩm b. Hình tượng Lor-ca

GV: Hãy giải mã các hình ảnh: tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn...? Em có suy nghĩ gì về các hình ảnh ấy?

- HS: giải mã các hình ảnh, nêu suy nghĩ

- GV: Cái chết của Lor-ca được khắc họa qua những hình ảnh nào? - HS: khai thác văn bản, chỉ ra những hình ảnh khắc họa cái chết của Lor-ca

- GV: Em có cảm nhận gì về đoạn thơ Không ai chôn cất tiếng đàn... đáy giếng?

- HS: Nêu cảm nhận của bản thân

- GV: Vì sao cái chết của Lor-ca được miêu tả đi liền với hình ảnh cây đàn? - HS: lí giải

GV: Em có suy nghĩ gì về các hình ảnh: đường chỉ tay đứt, dòng sông rộng vô cùng, Lor-ca bơi sang ngang?

- HS: nêu suy nghĩ, cảm nhận của bản thân

- GV: Hình tượng tiếng đàn trong bài thơ mang ý nghĩa ẩn dụ gì?

- HS: liệt kê ra những cách hiểu khác nhau, GV là người nhận xét, khuyến khích HS. GV không áp đặt mà chỉ nên đưa ra những nhận định.

III. Tổng kết

- GV: Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?

- HS: khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ, GV nhận xét, chốt

Phương án 2:

I. Tiểu dẫn

1. Nhà thơ Thanh Thảo

- GV: Hãy trình bày tóm tắt những ý cơ bản về nhà thơ Thanh Thảo và phong cách thơ của ông?

- HS: Tóm tắt tiểu dẫn 2. Lor-ca (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- GV: Em biết gì về nhà thơ hiện đại Tây Ban Nha Lor-ca?

3. Văn bản

- GV: Bài thơ viết về đề tài gì?

- HS: nêu đề tài bài thơ; GV nhận xét, chốt - GV: Nêu cấu trúc bài thơ?

- HS: Xác định cấu trúc bài thơ II. Đọc – hiểu văn bản

1. Đọc

- HS: Đọc văn bản 2. Lời đề từ

- GV: Nêu ý nghĩa của lời đề từ? - HS: Nêu ý nghĩa

3. Tìm hiểu văn bản

a. Số phận người du ca và số phận người nghệ sĩ (2 khổ thơ đầu) * Hình ảnh Lor-ca

- GV: thảo luận 5 phút, nêu ý nghĩa của các hình ảnh: áo choàng đỏ, vầng trăng, yên ngựa, li la li la, tiếng đàn bọt nước, vầng trăng chếnh choáng?

- HS: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau

- GV: gợi ý, nhận xét, củng cố * Số phận người nghệ sĩ

- GV: Nhà thơ Thanh Thảo đã dùng thủ pháp nghệ thuật gì để diễn tả cái chết của Lor-ca? Điều đó cho em hiểu gì về tình cảm của nhà thơ Thanh Thảo?

- HS: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật, nhận xét về tình cảm của nhà thơ Thanh Thảo

- GV: nhận xét câu trả lời của HS, chốt

b. Tiếng đàn và bất tử và sự giã từ của Lor-ca

- GV: Em hiểu thế nào về câu thơ Tiếng đàn như cỏ mọc hoang? - HS: Nêu cách hiểu

III. Kết luận

- GV: Nêu khái quát nội dung, nghệ thuật của bài thơ? - HS: Khái quát nội dung, nghệ thuật của bài thơ. - GV: Nhận xét, chốt.

Phương án 3:

I. Tiểu dẫn

- HS: đọc tiểu dẫn

- GV: Những nội dung cơ bản của phần tiểu dẫn? - HS: Nêu những nội dung cơ bản của phần tiểu dẫn 1. Tác giả

- GV: Trình bày những nét cơ bản về tác giả Thanh Thảo? - HS: trình bày những nét tiêu biểu

2. Bài thơ và nguồn cảm hứng sáng tác - GV: Nêu xuất xứ bài thơ?

- HS: Dựa vào phần tiểu dẫn trả lời

- GV: Nguồn cảm hứng để sáng tác bài thơ? - HS: Phát biểu

- GV: Thuyết trình

- GV: Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về nghệ sĩ Lor-ca? - HS: Dựa vào chú thích trình bày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- GV: Thuyết trình II. Đọc – hiểu 1. Đọc

- GV: Yêu cầu HS đọc: giọng có lúc mạnh mẽ, dứt khoát, có khi du dương - HS: Đọc, GV nhận xét cách đọc

2. Bố cục

- GV: Bố cục bài thơ chia làm mấy phần? Ý chính từng phần? - HS: Xác định bố cục

3. Tìm hiểu chi tiết

a. Hình ảnh Lor-ca (6 dòng đầu)

- GV: Trong 6 dòng đầu, Lor-ca được giới thiệu bằng những hình ảnh nào? Hình ảnh đó gợi lên điều gì?

- HS: Khai thác văn bản, chỉ ra các hình ảnh giới thiệu Lor-ca và ý nghĩa gợi lên qua các hình ảnh đó

- GV: Nhận xét, thuyết trình về đàn ghi ta, đất nước Tây Ban Nha... b. Lor-ca bị hạ sát và nỗi xót xa về sự dang dở của khát vọng cách tân (12 dòng tiếp)

- GV: Thanh Thảo đã diễn tả giây phút Lor-ca bị hạ sát như thế nào? Những hình ảnh ấy gợi lên cho em những cảm nghĩ gì?

- HS: khai thác văn bản, chỉ ra những hình ảnh diễn tả giây phút Lor-ca bị hạ sát

- GV: nhận xét, chốt

- GV: Biện pháp nghệ thuật biểu hiện cái chết của Lor-ca? - HS: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật, GV chốt

- GV: Phân tích hình ảnh so sánh, tượng trưng tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn bọt nước, tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy

- HS: Phân tích, GV nhận xét, bình

c. 4 dòng tiếp: Niềm xót thương Lor-ca và nỗi xót tiếc những cách tân của Lor-ca không ai tiếp tục

- GV: Hai dòng thơ không ai chôn cất tiếng đàn/ tiếng đàn như cỏ mọc hoang có ý nghĩa gì?

- HS: Nêu ý nghĩa, GV nhận xét, định hướng, không áp đặt cách hiểu - GV: Hai câu sau gợi lại hình ảnh Lor-ca như thế nào?

- HS: Liên tưởng trả lời - GV: Định hướng

- GV: Những hình ảnh biểu hiện sự giải thoát của Lor-ca? - HS: Chỉ ra những hình ảnh chỉ sự giải thoát của Lor-ca - GV: Nhận xét, bình

- GV: Những hành động biểu hiện sự giã từ của Lor-ca? - HS: Chỉ ra những hành động biểu hiện sự giã từ của Lor-ca - GV: Nhận xét, chốt

III. Tổng kết

- GV: Giá trị nội dung và nghệ thuật? - HS: Khái quát - GV: Nhận xét, chốt  Phương án 4: I. Tiểu dẫn - HS: Đọc tiểu dẫn 1. Tác giả - GV: Nêu những nét chính về tác giả? - HS: Dựa vào tiểu dẫn trả lời

- GV: Nhận xét, chốt 2. Tác phẩm

- GV: Trình bày hiểu biết của em về Lor-ca? - HS: Dựa vào chú thích trình bày

- GV: Thuyết trình

- GV: Nêu xuất xứ bài thơ? - HS: Dựa vào tiểu dẫn trả lời - GV: Nhận xét về thể thơ? - HS: Dựa vào tiểu dẫn trả lời II. Đọc – hiểu

1. Đọc

2. Bố cục

- GV: Em hãy xác định bố cục bài thơ - HS: Xác định bố cục (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- GV: Định hướng 3. Phân tích

a. 6 dòng đầu:

- GV: Sáu dòng thơ đầu có những hình ảnh nào đáng chú ý giúp em liên tưởng đến Lor-ca?

- HS: Chỉ ra những hình ảnh gợi liên tưởng đến Lor-ca - GV: Nhận xét, chốt; chuyển ý sang 12 dòng tiếp theo b. 12 dòng tiếp:

- GV: Âm thanh tiếng đàn ghi ta hiện lên như thế nào? Em hiểu gì về ý nghĩa những âm thanh ấy?

- HS: Nêu ý nghĩa âm thanh tiếng đàn ghi ta - GV: Định hướng

- GV: Tổng hợp sự giải mã trên ta có thể hiểu những dòng thơ trên như thế nào?

- HS: Khái quát nội dung 12 dòng thơ vừa phân tích, GV nhận xét, chốt - GV: Tấm lòng của Thanh Thảo đối với Lor-ca như thế nào?

- HS: Nhận xét, GV chốt

- GV: Trong 12 dòng này, Thanh Thảo đã sử dụng bút pháp nghệ thuật gì? - HS: Chỉ ra bút pháp nghệ thuật, GV chốt

c. 13 dòng cuối:

- HS: Đọc lại 13 dòng thơ cuối

- GV: Em hiểu những dòng thơ không ai chôn cất tiếng đàn/ tiếng đàn như cỏ mọc hoang như thế nào?

- HS: Nêu cách hiểu, GV định hướng

- GV: Hình ảnh giọt nước mắt vầng trăng/ long lanh trong đáy giếng

- HS: Nêu cách hiểu, GV định hướng

- GV: Từ việc đồng cảm với nỗi đau của Lor-ca, Thanh Thảo đã hình dung hành trình về cõi khác của Lor-ca. Trong hình dung của tác giả, Lor-ca đã giải thoát và giã từ như thế nào?

- HS: Hình dung, tái hiện, GV định hướng

- GV: Để bước vào thế giới khác ấy, Lor-ca đã làm gì? - HS: Khai thác văn bản, phát biểu; GV thuyết giảng - GV: Em có nhận xét gì về sự giã từ của Lor-ca III. Tổng kết

- GV: Khái quát nội dung, nghệ thuật của bài thơ - HS: Khái quát, GV nhận xét, chốt

- GV: Gọi HS đọc ghi nhớ.

* Thống kê, mô tả, phân loại câu hỏi - Mô tả, phân loại câu hỏi

+ Loại 1: CH hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả Ví dụ:

 Nêu những nét cơ bản về tác giả Thanh Thảo? Đặc điểm phong cách thơ ông?

 Trình bày tóm tắt những ý cơ bản về nhà thơ Thanh Thảo và phong cách thơ ông?

 Hãy nêu những nét chính về tác giả?

+ Loại 2: CH hướng dẫn HS tìm hiểu chung về văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca

Ví dụ:

 Bài thơ viết về đề tài gì?

 Nêu cấu trúc bài thơ? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Nêu xuất xứ bài thơ

 Nguồn cảm hứng để sáng tác bài thơ?

+ Loại 3: CH hướng dẫn HS tìm hiểu về Ga-xi-a Lor-ca Ví dụ: Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về Lor-ca? + Loại 4: CH yêu cầu HS nêu cảm nhận

Ví dụ: Cảm nhận chung của em về bài thơ? + Loại 5: CH về ý nghĩa của lời đề từ Ví dụ: Nêu ý nghĩa của lời đề từ?

+ Loại 6: CH hướng dẫn HS tìm hiểu bố cục bài thơ

Ví dụ: Bố cục bài thơ chia làm mấy phần? Ý chính từng phần? + Loại 7: CH yêu cầu HS tìm chi tiết, hình ảnh

Ví dụ:

 Cái chết của Lor-ca được khắc họa qua những hình ảnh nào?

 Những hình ảnh biểu hiện sự giải thoát của Lor-ca?

 Những hành động biểu hiện sự giã từ của Lor-ca?

+ Loại 8: CH yêu cầu HS nêu ý nghĩa của những chi tiết nghệ thuật và nêu suy nghĩ về những chi tiết nghệ thuật ấy

Ví dụ:

 Nêu ý nghĩa biểu tượng của các hình ảnh tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn..?. Em có suy nghĩ gì về các hình ảnh ấy?

 Em có suy nghĩ gì về các hình ảnh đường chỉ tay đã đứt, dòng sông rộng vô cùng, Lor-ca bơi sang ngang?

 Em hiểu những dòng thơ không ai chôn cất tiếng đàn/ tiếng đàn như cỏ mọc hoang như thế nào?

+ Loại 9: CH liên tưởng, tưởng tưởng Ví dụ:

 Trong sáu dòng đầu Lor-ca được giới thiệu bằng những hình ảnh nào? Hình ảnh đó gợi lên điều gì?

 Sáu dòng thơ đầu có những hình ảnh nào đáng chú ý giúp em liên tưởng đến Lor-ca?

 Từ việc đồng cảm với Lor-ca, Thanh Thảo đã hình dung hành trình về cõi khác của Lor-ca. Trong hình dung của tác giã, Lor-ca đã giải thoát và giã từ như thế nào?

+ Loại 10: CH phân tích chi tiết nghệ thuật

Ví dụ: Phân tích hình ảnh so sánh tượng trưng: tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn bọt nước, tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy

+ Loại 11: CH nêu vấn đề

Ví dụ: Vì sao cái chết của Lor-ca được miêu tả đi liền với hình ảnh cây đàn? + Loại 12: CH yêu cầu HS nhận xét, tổng hợp, đánh giá

Ví dụ:

 Em có nhận xét gì về sự giã từ của Lor-ca?

 Hình tượng tiếng đàn trong bài thơ mang ý nghĩa ẩn dụ gì?

+ Loại 13: CH tìm hiểu giá trị nghệ thuật và vai trò của các thủ pháp nghệ thuật trong việc thể hiện nội dung

Ví dụ:

 Biện pháp nghệ thuật biểu hiện cái chết của Lor-ca?

 Nhà thơ Thanh Thảo đã dùng thủ pháp nghệ thuật gì để diễn tả cái chết của Lor-ca? Điều đó cho em hiểu gì về tình cảm của nhà thơ Thanh Thảo? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Loại 14: CH khái quát, đánh giá giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản Ví dụ:

 Nêu khái quát nội dung, nghệ thuật của bài thơ?

 Qua bài thơ, Thanh Thảo muốn gửi gắm điều gì?

 Bài thơ có nét đặc sắc gì về nghệ thuật? - Thống kê các loại câu hỏi:

CH L1 L2 L3 L4 L5 L6 L7 L8 L9 L10 L11 L12 L13 L14 Tổng PA1 2 0 0 2 0 0 1 2 0 0 1 1 0 1 10 PA2 1 2 1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 8 PA3 0 2 1 0 0 1 2 1 2 1 0 0 1 1 12 PA4 1 2 1 0 0 1 2 3 2 0 0 1 1 2 18 Tổng 4 6 3 2 1 2 5 7 4 1 1 3 2 5 48 * Ghi chú: - PA1: Phương án 1 - PA2: Phương án 2 - PA3: Phương án 3 - PA4: Phương án 4

- L1: CH hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả

- L2: CH hướng dẫn HS tìm hiểu chung về văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca

- L3: CH hướng dẫn HS tìm hiểu về Ga-xi-a Lor-ca - L4: CH yêu cầu HS nêu cảm nhận

- L5: CH về ý nghĩa của lời đề từ

- L6: CH hướng dẫn HS tìm hiểu bố cục bài thơ - L7: CH yêu cầu HS tìm chi tiết, hình ảnh

- L8: CH yêu cầu HS nêu ý nghĩa của những chi tiết nghệ thuật và nêu suy nghĩ về những chi tiết nghệ thuật ấy

- L9: CH liên tưởng, tưởng tưởng - L10: CH phân tích chi tiết nghệ thuật - L11: CH nêu vấn đề

- L12: CH yêu cầu HS nhận xét, tổng hợp, đánh giá

- L13: CH tìm hiểu giá trị nghệ thuật và vai trò của các thủ pháp nghệ thuật trong việc thể hiện nội dung

* Nhận xét, đánh giá kết quả khảo sát

Qua khảo sát chúng tôi thấy trên đây là bốn phương án dạy học phổ biến được áp dụng trong thực tế dạy học văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca. Trong bốn phương án này có hai phương án tìm hiểu văn bản theo hình tượng

Một phần của tài liệu Sử dụng câu hỏi trong dạy học văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca Thanh Thảo-ngữ văn 12 - tập 1 (Trang 45 - 59)