9. Cấu trúc luận văn
2.1.2.3. Khảo sát, đánh giá HTCH hướng dẫn học bài Đàn ghita của
* Thống kê, mô tả, phân loại câu hỏi
Sau khi khảo sát HTCH hướng dẫn học bài Đàn ghi ta của Lor-ca
trong SGK Ngữ văn 12, chúng tôi thu được kết quả sau: - Số lượng CH: 3
- Mô tả, phân loại CH
+ Câu 1: Câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng
“Bài thơ viết theo thể tự do, thiết lập cấu tứ trên dòng cảm xúc mãnh liệt về cái chết bi thảm của Lor-ca. Để nắm bắt mạch cảm xúc chính, hãy đọc kĩ và tìm khả năng gợi liên tưởng của các hình ảnh từ: “tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn; qua các hình
ảnh: áo choàng bê bết đỏ, tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy,...”; đến: “Lor-ca bơi sang ngang, trên chiếc ghi ta màu bạc, chàng ném lá bùa cô gái Di-gan vào xoáy nước, ném trái tim mình vào lặng yên...” (17;166)
+ Câu 2: CH cảm xúc
“Nêu cảm nhận của anh (chị) khi đọc đoạn thơ (17;166): “không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng”
+ Câu 3: CH phân tích, lí giải hình tượng nghệ thuật:
“Hình tượng tiếng đàn trong bài thơ mang ý nghĩa ẩn dụ gì?” (17;166) * Nhận xét, đánh giá kết quả khảo sát
Sau khi khảo sát, chúng tôi có một số nhận xét về HTCH hướng dẫn học bài Đàn ghi ta của Lor-ca như sau:
- Ưu điểm
+ Nội dung CH đi vào những điểm sáng nghệ thuật, những chi tiết nghệ thuật đắt giá. Nếu giải mã được những chi tiết nghệ thuật ấy, HS sẽ dần giải mã được văn bản.
+ Các CH được xây dựng và sắp xếp một cách logic, hệ thống, bám sát văn bản. Nếu trả lời được những CH đó, HS sẽ nắm bắt được tác phẩm từ đọc đến hiểu, từ nông đến sâu, từ cụ thể đến khái quát.
+ Hình thức CH đa dạng, cách hỏi cụ thể. Có câu hỏi yêu cầu HS liên tưởng, tượng tượng, từ đó khái quát vấn đề; có câu hỏi cho phép HS được tự do nêu cảm xúc, suy nghĩ của mình; có câu hỏi đòi hỏi HS phải phân tích, lí giải, khái quát. Những CH như vậy giúp GV phân hóa HS. Với những CH đó, mọi HS đều được làm việc trong khi đó những HS khá giỏi vẫn phát huy được sở trường của mình.
+ HTCH đã chú ý phát triển đồng bộ các năng lực ở HS như năng lực liên tưởng tưởng tượng, năng lực bình văn, kĩ năng phân tích, lí giải.
- Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm, HTCH hướng dẫn học bài vẫn không tránh khỏi một số nhược điểm sau:
+ Thanh Thảo là một gương mặt trẻ, khá quen thuộc của văn học thời kháng chiến chống Mĩ. Nhưng Thanh Thảo và phong cách thơ của ông lại rất mới lạ trong đời sống văn học trong nhà trường. Để có thể giải mã được
Đàn ghi ta của Lor-ca, HS cần có những tri thức cơ bản về tác giả Thanh Thảo, phong cách, tư duy thơ của ông. Tuy nhiên HTCH hướng dẫn học bài lại chưa chú trọng và không đưa ra một CH nào về tác giả để định hướng học tập cho HS.
+ Đàn ghi ta của Lor-ca viết về Lor-ca một tác giả rất xa lạ đối với HS Việt Nam, do đó cần có CH định hướng để HS tìm hiểu thông tin về nhà thơ này. Tuy nhiên, HTCH hướng dẫn học bài cũng chưa đặt ra CH về Lor-ca để HS tự tìm hiểu.
+ Đàn ghi ta của Lor-ca “không dễ hiểu vì ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực” (31; 164). Muốn xâm nhập vào thế giới nghệ thuật của bài thơ, trước hết, HS cần có những hiểu biết về loại thể thơ tượng trưng, siêu thực. Nhưng HTCH hướng dẫn học bài cũng không đưa ra CH định hướng cho HS tìm hiểu về loại thể thơ hiện đại này.
+ Thanh Thảo lấy một câu thơ của Lor-ca “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” làm đề từ cho bài thơ của mình, đây cũng chính là cội nguồn cảm xúc để nhà thơ viết Đàn ghi ta của Lor-ca. Hướng dẫn HS khai thác ý nghĩa của lời đề từ để các em có những cảm nhận ban đầu về nhà thơ, người nghệ sĩ tài hoa Lor-ca và hứng thú khám phá thi phẩm này là điều rất cần thiết. Nhưng HTCH hướng dẫn học bài trong SGK vẫn chưa quan tâm đến điều này.
+ Câu hỏi thứ nhất trong HTCH hướng dẫn học bài trong SGK yêu cầu HS “đọc kĩ và tìm khả năng gợi liên tưởng của các hình ảnh từ: “tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn”; qua các hình ảnh: “áo choàng bê bết đỏ, tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy”,...; đến: “Lor-ca bơi sang ngang, trên chiếc ghi ta màu bạc, chàng ném lá bùa cô gái Di-gan vào xoáy nước, ném trái tim mình vào lặng yên...”. Đây là CH quá dài và tương đối khó với HS. Để giúp HS có thể trả lời được những CH này, GV cần đưa ra những CH dẫn dắt, có tính chất gợi mở để HS từng bước khám phá và giải mã thi phẩm.
+ HTCH hướng dẫn học bài chưa bám sát đặc trưng loại thể thơ tượng trưng, siêu thực. Cấu trúc thơ, biểu tượng, nhạc tính, sự tương giao giữa các giác quan là những đặc trưng cơ bản của loại thể thơ tượng trưng, siêu thực. Nhưng HTCH hướng dẫn học bài mới chỉ quan tâm đến các hình ảnh biểu tượng mà chưa quan tâm đến cấu trúc, nhạc tính, các biện pháp tu từ - những yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên sức hút, nét độc đáo, giá trị của bài thơ.
+ HTCH hướng dẫn học bài chưa khai thác toàn diện giá trị của tác phẩm. Nổi bật lên trong Đàn ghi ta của Lor-ca là hình tượng tiếng đàn và hình tượng Ga-xi-a Lor-ca. Tuy nhiên, HTCH hướng dẫn học bài chỉ có một CH về ý nghĩa ẩn dụ của tiếng đàn còn về hình tượng Lor-ca thì không có một CH nào đề cập tới. Với những CH như thế, HS sẽ không có cái nhìn toàn diện về tác phẩm hoặc nếu có biết đến những giá trị ấy thì có lẽ cũng chỉ là học vẹt mà không biết những giá trị ấy được đem lại bởi những yếu tố nào.
Tóm lại, qua khảo sát và phân tích, chúng tôi thấy HTCH hướng dẫn học bài Đàn ghi ta của Lor-ca có nhiều ưu điểm song vẫn còn một số hạn chế. Những hạn chế này có thể khắc phục được nếu chúng ta có sự nghiên cứu sâu sắc về đặc điểm, phong cách thơ Thanh Thảo, về những đặc trưng cơ bản của loại thể thơ tượng trưng, siêu thực. Những ưu điểm và hạn chế trên của
HTCH hướng dẫn học bài chính là cơ sở để chúng tôi đề xuất HTCH mới cho quá trình dạy học Đàn ghi ta của Lor-ca.