Ga-xi-a Lor-ca và thơ ca của ông

Một phần của tài liệu Sử dụng câu hỏi trong dạy học văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca Thanh Thảo-ngữ văn 12 - tập 1 (Trang 33 - 38)

9. Cấu trúc luận văn

2.1.1.2. Ga-xi-a Lor-ca và thơ ca của ông

* Về Phê-đê-ri-cô Ga-xi-a Lor-ca:

Lor-ca là một nhà thơ nước ngoài, mới với cả GV và HS. Để khám phá bài thơ này, người đọc nhất thiết phải có những hiểu biết cơ bản về Lor-ca và thơ ca của ông.

Phần chú thích trong SGK Ngữ văn 12 đã cung cấp một số tri thức cơ bản về Lor-ca. Nhưng điều đó vẫn chưa đủ để giúp HS có thể hiểu về người nghệ sĩ “tài hoa bạc mệnh” này. GV cần hướng dẫn HS chiếm lĩnh thêm một số tri thức về Lor-ca và thơ ca của ông để các em có chìa khóa giải mã bài thơ được đánh giá là “hai khó” này.

Phê-đê-ri-cô Ga-xi-a Lor-ca (1898 – 1936) là một trong những nhà thơ lớn của Tây Ban Nha thế kỉ XX. Ông còn được biết đến như một nhà soạn kịch, một họa sĩ và nhạc sĩ. Lor-ca được xem là “con chim họa mi của xứ sở Tây Ban Nha”. Ông sáng tác nhiều giai điệu ghi ta và gắn bó đời mình với cây đàn ghi ta huyền thoại.

Sinh ra ở một làng quê gần thành Granada, trong một gia đình nông dân bậc trung thuộc một dòng họ lâu đời, Lor-ca thừa hưởng ở người cha tâm hồn gắn bó với đất đai, thiên nhiên, thừa hưởng từ mẹ trí thông minh và những năng khiếu nghệ thuật. Mẹ ông chơi piano rất giỏi và ngay từ nhỏ ông đã học được nghệ thuật chơi đàn piano của mẹ. Ngoài ra, Lor-ca đã học ghi ta từ cái nôi ghi ta của xứ sở đấu bò tót. Đối với người Tây Ban Nha, “loại nhạc cụ này tự nhiên hệt như hơi thở”.

Lor-ca tốt nghiệp đại học Luật ở Gra-na-đa nhưng lại lựa chọn hoạt động nghệ thuật. Năm 1919, Lor-ca lên Ma-đrít (thủ đô Tây Ban Nha) tham gia vào đời sống nghệ thuật. Trước một Tây Ban Nha, dưới sự cai trị của chế độ độc tài Pri-nô đê Ri-vê-ra, đã trở nên hết sức phản động về chính trị và lạc hậu về nghệ thuật, Lor-ca vừa tích cực đấu tranh cho công lí vừa đề xuất những đổi mới trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Yêu công lí, chống bạo lực, năm 1936, ông và một số người cùng chí hướng thành lập “Liên đoàn trí thức chống Phát xít”. Tinh thần đấu tranh của Lor-ca đã tác động không nhỏ đến đời sống xã hội Tây Ban Nha và lan tỏa đến các nước Tây Âu.

Ga-xi-a Lor-ca là nạn nhân đầu tiên của chủ nghĩa phát xít khi cuộc nội chiến của Tây Ban Nha bắt đầu. Ngày 16-7-1936, Lor-ca về quê hương Gra- na-đa để dự Hội Thánh Fe-de-ri-co, đó cũng là những ngày bùng lên cuộc nội chiến giữa các lực lượng dân chủ Tây Ban Nha với các lực lượng phản động của phát xít Franco. Ngày 17-8-1936, trên đường đi, Lor-ca bị bắt giữ rồi bị xử bắn tại một nơi gần mảnh đất Gra-na-đa thân yêu của ông vào một sáng tháng 8 năm 1936. Không có mộ phần riêng của ông. Không ai nhìn thấy thi thể ông – ông được chôn cất đâu đó trong một ngôi mộ chung với những nạn nhân khác của chế độ phát xít Franco. Ông đã trở thành một phần máu thịt của đất nước Tây Ban Nha, hương hồn ông đã hòa lẫn với sông núi Tây Ban Nha.

“Con chim họa mi xứ Andalusia đã bị sát hại!”. Tiếng kêu ấy truyền đi khắp các trung tâm văn hóa châu Âu một ngày mùa thu năm 1936” (31;95. Cái chết của Lor-ca đã làm chấn động thế giới. Tên tuổi của Lor-ca từ đó trở thành bất tử và gắn liền với ngọn cờ chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ văn hóa dân tộc và văn minh nhân loại.

* Về thơ ca Lor-ca:

Đàn ghi ta của Lor-ca trước hết viết về thơ ca (nghệ thuật) của Lor-ca. Đó là sự cảm nhận, suy tư của Thanh Thảo về thơ Lor-ca. Song thơ Lor-ca lại là phần tinh hoa, tinh túy nhất của tâm hồn Lor-ca, “dường như không thể

phân biệt được cuộc đời của Lor-ca với thơ Ông bởi chúng quện chặt vào nhau và thơ Lor-ca chính là cuộc đời Ông, đúng đến từng câu, từng giây phút một” (Thanh Thảo), cho nên viết về thơ Lor-ca cũng chính là viết về con người Lor-ca. Cái hay và khó của bài thơ chính là ở điểm này. Do vậy, muốn hiểu được Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo, người đọc cần có chút “vốn liếng” về thơ Lor-ca. Có như vậy mới dễ dàng thâm nhập vào thi phẩm để có thể đồng cảm và đồng sáng tạo với tác giả. GV có thể trích đọc một số câu thơ, đoạn thơ của Lor-ca:

1. Ghi nhớ

“Khi ta chết

hãy chôn ta với cây đàn ghi-ta trong cát. Khi ta chết, chết giữa bạt ngàn rừng cam và thơm ngát đồng cỏ. Khi ta chết hãy chôn ta

trên một con quay gió. ...” 2. Sáu dây (Hoàng Hưng dịch) “Đàn ghi ta Làm khóc bao giấc mộng. Tiếng nức nở những hồn Lạc lõng

Thoát ra từ chiếc miệng Tròn

Đàn dệt ngôi sao lớn Để xua tiếng thở dài Bập bềnh trong chiếc Thùng gỗ đen”

3. Cây đàn ghi ta

(Hồng Thanh Quang dịch từ tiếng Tây Ban Nha)

“Ghi ta bần bật khóc Buổi sáng vỡ bình yên. Ghi-ta bần bật khóc Không thể nào dập tắt, không thể nào bắt im Ghi-ta bần bật khóc

như nước chảy theo mương, như gió trườn trên tuyết. Không thể nào

dập tắt Ghi-ta khóc không ngừng

những chuyện đời xa lắc, như mũi tên vô đích,

như hoàng hôn thiếu vắng ban mai, như hạt cát miền Nam bỏng rát, xót xa than lạnh giá sắc hương trà, như chú chim đầu tiên gục chết

trên cành Ôi ghi-ta

nạn nhân khốn khổ đáng thương của bàn tay – bộ dao năm lưỡi!”

4. Bài ca kị sĩ Cor-đơ-ba

(Hoàng Hưng dịch từ tiếng Pháp)

“Cor-đơ-ba Xa thẳm, cô liêu

Con ngựa ô, vành vạnh vành trăng, Ô-liu đầy túi.

Dù ta thuộc hết đường hết lối, Chẳng bao giờ tới Cor-đơ-ba. Đi qua đồng, đi qua gió, Con ngựa đen, vầng trăng đỏ Cái chết rình rập ta nơi đó Từ trên ngọn tháp Cor-đơ-ba. Ôi chú ngựa quý của ta, Dằng dặc chặng đường dài! Trên đường Cor-đơ-ba có cái chết đón đầu, ta biết! Cor-đơ-ba

Xa thẳm, cô liêu”

5. Những khúc ca

(Hồng Thanh Quang dịch từ tiếng Tây Ban Nha)

1

“Tôi ngồi bên bờ sông, Khổ đau như dòng nước Trôi, trôi mãi không ngừng, Muôn đời không dừng bước.

2

Kẻ muốn lành nỗi đau, Đến nơi nào cũng kể. Tôi chẳng muốn lành đâu Nên mới im lặng thế

3

Chà, Car-men đỏng đảnh, Thấu chăng nỗi niềm anh. Môi phải kề sát nước Mà uống thì chẳng được!”

Một phần của tài liệu Sử dụng câu hỏi trong dạy học văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca Thanh Thảo-ngữ văn 12 - tập 1 (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)