Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Sử dụng câu hỏi trong dạy học văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca Thanh Thảo-ngữ văn 12 - tập 1 (Trang 101 - 109)

9. Cấu trúc luận văn

3.7. Đánh giá kết quả thực nghiệm

* Với việc vận dụng HTCH do luận văn đề xuất trong dạy học văn bản

Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo) (Ngữ văn 12 – tập1), HS thực sự hứng thú với bài giảng, các em mạnh dạn, chủ động phát biểu ý kiến xây dựng bài cũng như thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận của mình về các hình ảnh biểu tượng, những nét đặc sắc của bài thơ… Điều này cho thấy, HTCH do luận văn đề xuất trong dạy học văn bản được coi là “hai khó” này đã phát huy được tính tích cực, chủ động của HS, đồng thời tránh được tình trạng dạy học một cách khiên cưỡng, gượng ép theo lối dạy học truyền thống: giáo viên áp đặt cách hiểu của mình cho HS còn HS tiếp thu một cách thụ động với tâm lí học cho xong chuyện.

* Kết quả thống kê cho thấy: Những lớp giảng dạy theo giáo án có sử dụng HTCH mà luận văn đề xuất (12A2 – THPT Tân Lập, 12A7 – THPT Cao Bá Quát – Quốc Oai) thu được kết quả tốt hơn những lớp giảng dạy theo giáo án có HTCH thông thường (12A 5, 12A10).

Kết quả nghiên cứu cũng như kết quả thực nghiệm cho thấy HTCH do luận văn đề xuất trong dạy học văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo) (Ngữ văn 12 – tập1) mang tính khả thi cao.

KẾT LUẬN

1. Theo Rubinxten: “Tư duy con người chỉ bắt đầu từ một vấn đề hay một câu hỏi, từ một sự ngạc nhiên hay sự thắc mắc, từ một mâu thuẫn”. Như vậy, CH đánh thức sự tư duy của con người. Tất cả những vấn đề băn khoăn của HS về cuộc sống sau khi học xong TPVC đều có thể được vật chất hóa bằng CH. Trong nhà trường phổ thông, môn văn có một sứ mệnh đặc biệt quan trọng là nuôi dưỡng tâm hồn các thế hệ trẻ, truyền cho các thế hệ tương lai của đất nước nhiệt huyết yêu đời, sức sống mãnh liệt và những giá trị nhân văn, thẩm mĩ cao đẹp trong các TPVC. HTCH khoa học, hợp lí sẽ giúp HS hình thành kĩ năng tư duy sáng tạo, tích cực, chủ động trong quá trình giải mã TPVC.

2. Đàn ghi ta của Lor-ca được viết theo cấu trúc Rubic, tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ Thanh Thảo; nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực nên việc hướng dẫn HS tự chiếm lĩnh văn bản này là rất khó khăn. Trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết về CH và đặc điểm văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca, chúng tôi đã thiết kế và đề xuất HTCH trong dạy học văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca như sau:

- Câu hỏi hướng dẫn HS khai thác tiểu dẫn - Câu hỏi về cấu trúc tác phẩm

- Câu hỏi về Gar-xi-a Lor-ca - Câu hỏi về đặc điểm loại thể

- Câu hỏi cảm nhận chung về thi phẩm

- Câu hỏi chi tiết văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca

+ Câu hỏi về nhan đề và lời đề từ + Câu hỏi về bố cục văn bản + Câu hỏi về biểu tượng

+ Câu hỏi về các biện pháp nghệ thuật + Câu hỏi khái quát, tranh luận

+ Câu hỏi về nhạc tính bài thơ - Câu hỏi tổng kết

3. Đàn ghi ta của Lor-ca là bài thơ giàu nhạc tính, có nhiều hình ảnh biểu tượng và những biện pháp nghệ thuật mới mẻ mang đậm dấu ấn của trường phái thơ tượng trưng, siêu thực. Vì vậy, trong HTCH trên, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những CH về biểu tượng, CH về các biện pháp nghệ thuật, CH về nhạc tính bài thơ. Để khai thác ý nghĩa của các biểu tượng, các biện pháp tu từ và nhạc tính của bài thơ, chúng tôi chú ý sử dụng những CH liên tưởng, tưởng tượng; sử dụng kết hợp những CH gợi mở và CH nêu vấn đề.

Sử dụng những CH liên tưởng, tưởng tượng, CH gợi mở, GV sẽ phát huy khả được năng liên tưởng, tưởng tượng của HS, từ đó dẫn dắt HS từng bước bóc tách và chiếm lĩnh các các lớp ý nghĩa của các hình ảnh biểu tượng trong tác phẩm. Đồng thời, với những CH gợi mở có sự chỉ dẫn của GV, HS có thể tự phát hiện ra những thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của trường phái tượng trưng, siêu thực. Thông qua đó, HS có thể từng bước tái hiện đặc điểm của hình tượng. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng những CH gợi mở thì kiến thức bài học sẽ trở nên lẻ tẻ, rời rạc, vụn vặt, HS sẽ không khái quát được nội dung bài học. Do đó, chúng tôi kết hợp sử dụng CH gợi mở và những CH nêu vấn để để kích thích sự tranh luận trong lớp học sự khái quát hóa kiến thức ở HS. Từ đó, HS sẽ có cái nhìn bao quát, toàn diện về giá trị nội dung và nghệ thuật toát lên từ hình tượng nhân vật trong tác phẩm đồng thời cảm nhận được tư tưởng, tình cảm, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua tác phẩm đó.

4. Với kết quả thực nghiệm thu được, chúng tôi thấy rằng HTCH mà Luận văn đề xuất mang tính khả thi cao và bước đầu thu được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, không có một phương án dạy học, một HTCH nào là tối ưu và công trình của chúng tôi cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp để Luận văn của chúng tôi hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân, 150 Thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia, H.2000

2. Benjamin Bloom, Hệ thống câu hỏi phát triển tư duy trong dạy học

(Người dịch: Hoàng Danh Liễu)

3. Nguyễn Viết Chữ, Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại

thể, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2001

4. Phan Cự Đệ (chủ biên), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo dục, 2004

5. Nguyễn Văn Đường, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 – tập 1, Nxb Hà Nội, 2008

6. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn

học, Nxb Giáo dục, 2004

7. Vũ Thị Minh Hạnh, Hệ thống biểu tượng trong thơ và trường ca của Thanh Thảo, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội, 2009

8. Nguyễn Thị Ngân Hoa, Tìm hiểu những nhân tố tác động tới ý nghĩa của

biểu tượng, TCNN số 10/2006

9. Nguyễn Ái Học, Phương pháp tư duy hệ thống trong dạy học văn, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2010

10. Nguyễn Thanh Hùng, Đa dạng và hiệu quả của câu hỏi trong dạy học Văn, NCGD 2/1995

11. Hoàng Hưng (dịch, tuyển chọn), Thơ chọn lọc Federico Garxia Lor- ca, NXB Sở văn hóa thông tin Lâm Đồng, 1998

12. Lê Thị Hường, Chuyên đề dạy – học Ngữ văn 12, Đàn ghi ta của Lor- ca (Thanh Thảo), NXB Giáo dục, 2008

13. Hoàng Thị Khánh, Xây dựng hệ thống câu hỏi trong quá trình dạy học

đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội, 2008

14. Cù Thị Lụa, Hệ thống câu hỏi hướng dẫn học TPVC trong SGK (Ngữ văn 10 – bộ chuẩn, NXB Giáo dục 2006), Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội, 2006

15. Phan Trọng Luận, Trần Thế Phiệt, Nguyễn Thanh Hùng, Trương Dĩnh, Phương pháp dạy học văn, NXB ĐHQG HN, 2008

16. Phan Trọng Luận, Thiết kế bài học Ngữ văn 12 - tập 1, NXB Giáo dục, 2009

17. Phan Trọng Luận, Ngữ văn 12 (tập 1), Nxb Giáo dục, 2008

18. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên), Ngữ văn 12 (Sách giáo viên) (tập 1), NXB Giáo dục, 2008

19. Phan Trọng Luận, Cách nhìn mới về một số vấn đề then chốt của phương pháp dạy học văn (Hội thảo phương pháp dạy học Ngữ văn - 6,7/2008)

20. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Lí luận văn học, Nxb Giáo Dục, 2006

21. Nguyễn Thị Hồng Nam, Thiết kế câu hỏi dạy học văn – một thử thách với giáo viên, Tạp chí Giáo dục, số 147/ 2006

22. Cao Tố Nam, Vài suy nghĩ về hệ thống câu hỏi trong bài giảng văn trên

tinh thần đổi mới, Tạp chí ngôn ngữ số 12/2001

23. Nhiều tác giả, Ngữ văn 12 – Những vấn đề thể loại và lịch sử văn học, Nxb Giáo dục 2008

24. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2008

25. Nguyễn Phượng, Vài suy nghĩ về việc đọc hiểu bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca, Báo Văn học Tuổi trẻ, số 8/2008

26. Chu Văn Sơn, Bài thơĐàn ghi ta của Lor-ca

Trang web: http://vn.360plus.yahoo.com/suongmocmien/article?mid=3

27. Trần Đình Sử, Ngữ văn 12 Nâng cao, tập 1, Nxb Giáo dục Hà Nội, 2009

28. Thanh Thảo, Dấu chân qua trảng cỏ, Nxb Tác phẩm mới, 1978

29. Thanh Thảo, Khối vuông Rubic, Nxb Tác phẩm mới, H. 1985

30. Thanh Thảo, Những người đi tới biển, Nxb Văn học, H.1987

31. Thanh Thảo, Từ một đến một trăm, Nxb Đà Nẵng, 1988

32. Thanh Thảo, Ngón thứ sáu của bàn tay, Nxb Đà Nẵng, 1995

33. Thanh Thảo, Mãi mãi là bí mật, Nxb Lao động, 2004

34. Thanh Thảo, Lor-ca trong tôi

Trang web:

http://www.forum.suctre.net/f420/dan-ghita-cua-lorca-thanh-thao

958.html

http://www.phanthanhvan.vnweblogs.com

35. Hà Thị Thu Thủy, Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa biểu tượng trong bài thơ ״Đàn ghi ta của Lor-ca” – Thanh Thảo, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP Hà Nội, 2009

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU ... 1

1. Lý do chọn đề tài ... 1

2. Lịch sử vấn đề ... 2

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ... 5

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ... 5

5. Giả thuyết khoa học ... 6

6. Đóng góp của luận văn ... 6

7. Phương pháp nghiên cứu ... 6

8. Phạm vi nghiên cứu ... 6

9. Cấu trúc luận văn ... 6

Chương 1: VẤN ĐỀ HỆ THỐNG CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC VĂN ... 7

1.1. Khái niệm câu hỏi ... 7

1.2. Bản chất của câu hỏi ... 7

1.3. Vai trò của câu hỏi ... 9

1.3.1. Đối với GV ... 9

1.3.2. Đối với HS ... 9

1.4. Các loại câu hỏi ... 10

1.4.1. Phân loại CH theo mức độ tư duy ... 10

1.4.2. Câu hỏi dựa vào đặc trưng của bộ môn Văn trong nhà trường ... 10

1.4.3. Phân loại CH dựa vào nội dung mà CH phản ánh ... 12

1.4.4. CH để hình thành, phát triển năng lực nhận thức ... 12

1.4.5. Phân loại CH dựa vào mức độ tích cực trong dạy học ... 12

1.4.6. Dựa vào các giai đoạn của quá trình dạy học để sử dụng CH, người ta chia ra: ... 12

1.5. Những nguyên tắc xây dựng câu hỏi... 13

1.5.1. Đảm bảo nội dung khoa học, cơ bản, chính xác ... 13

1.5.2. Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS ... 13

1.5.3. Phản ánh được tính hệ thống và khái quát ... 13

1.5.4. Phù hợp với trình độ, đối tượng HS ... 14

1.5.5. Vận dụng tối đa HTCH hướng dẫn học bài trong SGK ... 14

1.5.6. Đảm bảo về mặt hình thức ... 14

1.6. Những tiêu chí xây dựng HTCH trong giờ dạy TPVC ... 14

1.6.1. HTCH trong giờ dạy TPVC phải đảm bảo sát đặc trưng bộ môn... 14

1.6.1.1. Tính khoa học ... 14

1.6.1.2. Tính nghệ thuật ... 15

1.6.1.3. Tính sư phạm ... 16

1.6.2.1. CH phải định hướng cho HS khám phá giá trị nội dung và nghệ

thuật của tác phẩm ... 17

1.6.2.2. CH phải định hướng vào những vấn đề trung tâm của tác phẩm ... 17

1.6.2.3. CH phải thể hiện đuợc đặc trưng thi pháp của tác phẩm ... 17

1.6.3. Xây dựng HTCH phải phù hợp với năng lực tiếp nhận của HS ... 18

1.6.3.1. CH mang tính vừa sức ... 18

1.6.3.2. Câu hỏi phải khơi gợi tình cảm, cảm xúc trong tâm hồn HS ... 19

1.6.4. Câu hỏi phải phù hợp với tiến trình lên lớp của giờ dạy ... 20

1.6.5. HTCH phải phản ánh năng lực thiết kế bài học của người GV ... 21

1.6.6. HTCH phải đặt trong mối tương quan hợp lí với các phương pháp dạy học TPVC ... 21

1.6.7. CH phải đa dạng hóa hoạt động của HS ... 22

1.6.7.1. HTCH nêu vấn đề kích thích tư duy văn học của HS ... 22

1.6.7.2. HTCH phục vụ cho giờ học đối thoại ... 23

1.6.8. Nhận thức đúng và vận dụng sáng tạo HTCH hướng dẫn học bài trong SGK và HTCH trong giờ dạy TPVC ... 23

1.7. Những yêu cầu sư phạm đối với HTCH trong quá trình dạy học TPVC ở nhà trường phổ thông ... 25

1.7.1. Đảm bảo tính khoa học, hệ thống ... 25

1.7.2. Bảo đảm tính sư phạm và phát triển ... 25

1.7.3. Thông qua hoạt động và khuyến khích sáng tạo ... 26

Chương 2: SỬ DỤNG CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC VĂN BẢN ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA ... 27

2.1. Những tiền đề sử dụng câu hỏi trong dạy học văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca ... 27

2.1.1. Những khó khăn đặt ra trong dạy học văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca ... 27

2.1.1.1. Đặc điểm thơ Thanh Thảo ... 27

2.1.1.2. Ga-xi-a Lor-ca và thơ ca của ông ... 32

2.1.1.3. Loại thể thơ tượng trưng, siêu thực ... 37

2.1.2. Khảo sát, đánh giá HTCH hướng dẫn học bài của văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca và những phương án dạy học tiêu biểu với HTCH tương ứng ... 40

2.1.2.1. Mục đích khảo sát ... 40

2.1.2.2. Đối tượng, địa bàn khảo sát ... 40

2.1.2.3. Khảo sát, đánh giá HTCH hướng dẫn học bài Đàn ghi ta của Lor-ca ... 40

2.1.2.4. Khảo sát, đánh giá những phương án dạy học tiêu biểu với HTCH tương ứng ... 44

2.1.3. Ưu thế của việc sử dụng kết hợp câu hỏi gợi mở và câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca... 58

2.2. Các loại câu hỏi và sử dụng câu hỏi trong việc hướng dẫn HS đọc

hiểu văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca ... 61

2.2.1. Câu hỏi hướng dẫn học sinh khai thác tri thức phần tiểu dẫn ... 61

2.2.1.1. Câu hỏi về tác giả Thanh Thảo ... 61

2.2.1.2. Câu hỏi về văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca ... 61

2.2.2. Câu hỏi về cấu trúc tác phẩm ... 62

2.2.3. Câu hỏi về Gar-xi-a Lorca và thơ ca của ông ... 62

2.2.4. Câu hỏi về đặc điểm loại thể ... 62

2.2.5. Câu hỏi cảm nhận chung về thi phẩm ... 63

2.2.6. Câu hỏi chi tiết văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca ... 63

2.2.6.1. Câu hỏi về nhan đề và lời đề từ của bài thơ ... 63

2.2.6.2 Câu hỏi về bố cục văn bản ... 64

2.2.6.3. Câu hỏi về biểu tượng ... 64

2.2.6.4. Câu hỏi về các biện pháp nghệ thuật... 65

2.2.6.5. CH khái quát, tranh luận ... 66

2.2.6.6. Câu hỏi về nhạc tính của bài thơ ... 67

2.2.7. Câu hỏi tổng kết ... 67

2.2.8. Câu hỏi củng cố ... 67

Chương 3: THỰC NGHIỆM ... 68

3.1. Yêu cầu thực nghiệm... 68

3.2. Mục đích thực nghiệm ... 68

3.3. Thời gian và địa bàn thực nghiệm ... 68

3.4. Nội dung, phương pháp tiến hành thực nghiệm ... 68

3.4.1. Nội dung ... 68

3.4.2. Phương pháp thực nghiệm ... 68

3.5. Thiết kế giáo án thực nghiệm ... 69

3.6. Kết quả thực nghiệm ... 99

3.7. Đánh giá kết quả thực nghiệm ... 100

KẾT LUẬN ... 101

Một phần của tài liệu Sử dụng câu hỏi trong dạy học văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca Thanh Thảo-ngữ văn 12 - tập 1 (Trang 101 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)