Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của hoạt động ngoại khóa đến tính tích cực học tập của học sinh trung học phổ thông (Nghiên cứu trường hợp tại Trường THPT Châu Văn Liêm, thành phố Cần Thơ (Trang 48 - 52)

8. Kết cấu luận văn

1.3. Mô hình nghiên cứu

Lý thuyết mà tôi sử dụng để nghiên cứu đề tài là Thuyết hoạt động. Nó được khởi đầu trong Triết học Kant và Hegel, nó có nhiều trong Triết học đương đại của Marx và Engels và văn hóa lịch sử tâm lý học của Vygotsky. Thuyết hoạt động có tác giả nổi tiếng là A. Leonchep, nhà tâm lý học Xô Viết. Thuyết này được vận dụng vào Việt Nam qua các công trình của GS. TS. Phạm Minh Hạc và nhiều nhà tâm lý học và giáo dục học. Thuyết hoạt động được dùng để nghiên cứu TTCHT của SV, TTC hoạt động nhóm của nhân viên, TTC hoạt động của con người trong nhiều lĩnh vực như: giáo dục, kinh tế, văn hóa, du lịch…Lý thuyết đó cho biết rằng: hoạt động bao giờ cũng nhắm đến một đối tượng nào đó nhằm thay đổi nó, chuyển nó vào đầu óc mình tạo nên một hình ảnh tâm lý mới, một năng lực mới. Khi áp dụng vào nghiên cứu của tôi, lý thuyết này sẽ cho tôi kỳ vọng biến độc lập mà tôi mong đợi – HĐNK trong trường THPT sẽ có tác động đến TTCHT của HS Trường THPT Châu Văn Liêm, Thành phố Cần Thơ bởi vì thông qua HĐNK, những tri thức, những kỹ năng và thái độ mới hay những tri thức, kỹ năng, thái độ cũ có bản chất mới được hình thành ở HS, giúp cho các em có có xúc cảm học tập, sự chú ý, sự nỗ lực của ý chí, hành vi, kết quả lĩnh hội trong học tập cao hơn và giúp các em phát huy tính tự giác, tính độc lập tư duy, tính chủ động,

tính sáng tạo trong học tập. Hơn thế nữa, HĐNK nhằm lôi cuốn đông đảo HS tham gia để mở rộng hiểu biết, tạo không khí vui tươi lành mạnh, tạo cơ hội để HS rèn luyện thói quen sống trong cộng đồng và phát huy tối đa năng lực, sở thích của cá nhân.

Dựa trên cơ sở đó, tôi xây dựng mô hình nghiên cứu cho đề tài của mình như sau:

Sơ đồ 1.1. Mô hình nghiên cứu về tác động của HĐNK đến TTCHT của học sinh trung học phổ thông

Tóm tắt

Trong chương này đã trình bày tóm tắt các lý thuyết liên quan đến HĐNK trong nhà trường phổ thông và TTCHT của HS. Đồng thời, chúng tôi

HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH GIỚI TÍNH KHỐI HỌC CHƯƠNG TRÌNH HỌC PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP KHẢ NĂNG CHỦ ĐỘNG HỌC TẬPÝ THỨC KHẢ NĂNGVẬN DỤNG

cũng đưa ra mô hình nghiên cứu sự tác động của HĐNK đến TTCHT của HS phổ thông tại Trường THPT Châu Văn Liêm, Thành phố Cần Thơ.

Phương pháp học tập:

– Sự gắn kết nội dung các môn học; – Tham gia thảo luận, học nhóm; – Ghi nhớ tốt hơn nội dung bài học;

– Tìm những ví dụ cụ thể để hiểu rõ nội dung bài đã học; – Thời gian học buổi tối tăng lên;

–Tham khảo kinh nghiệm học tập của những HS khá, giỏi;

– Sử dụng thư viện hoặc Internet hoặc phương tiện truyền thông khác để bổ sung kiến thức đã học.

Khả năng chủ động:

– Lập thời gian biểu cho việc học tập một cách khoa học; – Tìm phương pháp học phù hợp với từng môn học; – Chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp;

– Chăm chú nghe GV giảng bài;

– Ghi chép bài đầy đủ theo cách hiểu của mình; – TC trong phát biểu xây dựng bài.

Ý thức học tập:

– Cố gắng đi học khi sức khỏe không được tốt;

– Cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập ngay cả khi sức khỏe không được tốt; – Kiên trì hoàn thành các bài tập khó;

– Tự giác làm thêm bài tập ngoài yêu cầu của GV; – Hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ học tập được giao;

– Chủ động phát hiện và tìm cách lấp chỗ hổng kiến thức.

Khả năng vận dụng:

– Trình bày lại được nội dung bài học theo cách hiểu của mình; – Vận dụng tốt các kiến thức đã học vào việc giải bài tập; – Tự tin khi trao đổi với GV.

Chương tiếp theo sẽ giới thiệu sơ lược về Trường THPT Châu Văn Liêm, Thành phố Cần Thơ và HĐNK tại ngôi trường này. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ trình bày cụ thể hơn về phương pháp nghiên cứu của đề tài như: thiết kế nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu chính thức…

CHƯƠNG 2: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của hoạt động ngoại khóa đến tính tích cực học tập của học sinh trung học phổ thông (Nghiên cứu trường hợp tại Trường THPT Châu Văn Liêm, thành phố Cần Thơ (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)