Hoạt động ngoại khoá ở Trường trung học phổ thông Châu Văn

Một phần của tài liệu Tác động của hoạt động ngoại khóa đến tính tích cực học tập của học sinh trung học phổ thông (Nghiên cứu trường hợp tại Trường THPT Châu Văn Liêm, thành phố Cần Thơ (Trang 55 - 119)

8. Kết cấu luận văn

2.1.2.3. Hoạt động ngoại khoá ở Trường trung học phổ thông Châu Văn

Liêm, Thành phố Cần Thơ

Ngay từ những năm đầu thành lập, ngoài giảng dạy chính khoá, nhà trường đã chú trọng đến công tác ngoại khoá nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy – học tập. Sau 94 năm hoạt động (1917 – 2011), nhà trường đã đa dạng hoá HĐNK và nâng dần hiệu quả của nó trong công tác giáo dục.

Được sự quan tâm của Đảng bộ, Ban Lãnh đạo cùng các tổ chức đoàn thể của nhà trường mà cụ thể các HĐNK đều nhận được sự chỉ đạo, hỗ trợ từ Đảng bộ, Ban Lãnh đạo và Đoàn Thanh niên. Điều đó được cụ thể hoá trong kế hoạch hoạt động của năm học, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Ban Lãnh đạo nhà trường đã dành kinh phí thích hợp để tổ chức HĐNK. Kinh phí ngân sách không thể đủ để tổ chức HĐNK nên nhà trường đã tranh thủ sự ủng hộ của Hội PHHS, của các mạnh thường quân, của các cựu HS của nhà trường.

HĐNK của nhà trường do GV bộ môn, GV chủ nhiệm, giám thị, Đoàn Thanh niên tổ chức thực hiện. Đặc biệt mảng HĐNK của nhà trường do một Phó Hiệu trưởng phụ trách chung và nhà trường cũng có Ban Văn thể với thành phần gồm đại diện Ban Lãnh đạo, Đoàn Thanh niên, giám thị, khối

trưởng, GV thể dục, các đoàn viên GV phụ trách triển khai thực hiện các HĐNK của nhà trường.

Những HĐNK của Trường THPT Châu Văn Liêm, Thành phố Cần Thơ trong những năm qua bao gồm những hoạt động sau:

– Hoạt động tham quan dã ngoại – học tập do Công đoàn, Đoàn Thanh niên và GV chủ nhiệm phụ trách tổ chức. Nhà trường tổ chức đưa HS tham quan dã ngoại, kết hợp học tập một số điểm như: tham quan rừng Sác – Cần Giờ, tham quan Nhà máy nhiệt điện Trà Nóc – Thành phố Cần Thơ, Nhà máy nước Cần Thơ, Trường Đại học Cần Thơ.

– Hoạt động tham quan Bảo tàng Thành phố Cần Thơ, Bảo tàng Quân khu 9 để HS tìm hiểu về nền văn hoá dân tộc Việt Nam nói chung và nét văn hoá truyền thống của người dân Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng. Qua các chuyến tham quan, HS càng hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn cuộc kháng chiến chống Thực dân, Đế quốc trường kì và anh dũng của dân tộc Việt Nam. Hoạt động này do GV bộ môn Sử kết hợp với Đoàn Thanh niên tổ chức thực hiện.

– HĐNK được tổ chức tại trường:

+ Tổ chức các gamshow “Vui học” ở nhiều môn học: Toán, Lí, Hoá, Sinh, Sử, Địa, Ngữ Văn, Anh Văn, Pháp Văn giúp HS tự tin năng động, thích thú trong học tập. Tổ chức cho HS làm tên lửa, làm đồ dùng học tập trong hầu hết các môn học. Các em tham gia rất nhiệt tình và có nhiều đồ dùng học tập đạt giải cao trong Cuộc thi làm đồ dùng học tập do nhà trường, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Cần Thơ tổ chức. Hoạt động này do GV bộ môn tổ chức thực hiện.

+ Tổ chức các hoạt động văn hoá – văn nghệ – thể dục thể thao – ẩm thực như: Hội thi Văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Hội thi Tiếng hát Học sinh – Sinh viên, Hội thi Giọng hát hay HS THPT, Cuộc thi Những bài ca đi cùng năm tháng, Cuộc thi Hát dân ca, Hội thi viết thư pháp,

làm báo tường, viết thư quốc tế UPU, Hội thi Ý tưởng kinh doanh, Hội chợ Xuân, Hội thi hùng biện, Hội thi Tuyên truyền giới thiệu sách cấp trường, cấp thành phố, Hội Khoẻ Phù Đổng cấp trường, cấp Quận, Cấp Thành phố, tổ chức cắm trại truyền thống 26/3, thi vẽ tranh, làm bánh, cắm hoa, chế biến nước giải khát. Các hoạt động trên do Đoàn Thanh niên phối hợp với GV chủ nhiệm, GV bộ môn cùng giám thị, khối trưởng phụ trách tổ chức.

+ Xây dựng các tác phẩm phục vụ cho công tác tuyên truyền phòng chống AIDS, phòng chống ma tuý, phòng chống bạo lực học đường, triển lãm và tuyên truyền về an toàn giao thông. HĐNK này do GV bộ môn, cùng Đoàn Thanh niên kết hợp tổ chức.

+ Thành lập Câu lạc bộ Bóng rổ, Bóng chuyền thi đấu giao hữu trong trường và giao lưu với các trường bạn trong địa bàn Thành phố. HĐNK này chủ yếu do GV Thể dục và Đoàn Thanh niên tổ chức.

– Tổ chức các HĐNK mang tính chất từ thiện – xã hội:

+ Ủng hộ Quỹ giúp người nghèo, giúp đồng bào bị thiên tai, lũ lụt, giúp người già, người tàn tật, trẻ em mồ côi, các bạn HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

+ Tương trợ cho các em HS có hoàn cảnh khó khăn ở Trường Tiểu học Đông Thuận – Phường Giai Xuân, Quận Bình Thuỷ, Thành phố cần Thơ.

+ Hằng năm đến Tết Thiếu nhi 1/6 và Rằm Trung thu, HS của nhà trường đều tham gia quyên góp bánh trái và làm lồng đèn tặng các em nhỏ ở Trại trẻ mồ côi, các em HS ở những vùng xa còn nghèo khó.

+ Vận động tạo quỹ để trao quà “Cây mùa xuân” giúp các bạn HS trong trường học giỏi có hoàn cảnh khó khăn trong dịp Tết Nguyên đán.

+ Đoàn Thanh niên của nhà trường nhận chăm sóc, phụng dưỡng mẹ Việt Nam Anh Hùng Huỳnh Thị Bảy ở đường Lý Tự Trọng, Phường An Cư,

Hiệu quả của những HĐNK đã thực hiện:

– Nhìn chung, các em HS rất yêu thích và hào hứng với HĐNK nên hầu hết các HĐNK do trường tổ chức HS tham gia rất nhiệt tình. Qua đó, các em được bồi dưỡng lòng tự hào và truyền thống dân tộc, thêm yêu quê hương đất nước và có tinh thần tương thân tương ái trong cuộc sống.

– HS được học lí thuyết trên lớp kết hợp với thực tiễn ngoài xã hội làm cho vốn kiến thức của HS được liên kết mở rộng, được củng cố sâu hơn, các em được tham quan du lịch cùng thầy cô, bạn bè, càng thắt chặt tình cảm thầy trò, bè bạn.

– HS phát huy được khả năng, khơi gợi hứng thú tự nghiên cứu trong các trò chơi thi đố, giúp các em bước đầu tập dượt, làm quen với công việc của người nghiên cứu (biết cách xử lý tư liệu, tự phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề).

– Đặc biệt đối với việc dạy và học các môn học, HĐNK đã giúp HS cảm nhận thêm nhiều điều về cuộc sống, cảm nhận sâu sắc hơn các vấn đề đã học nên một số em đã có thành tích đáng kể trong học tập, trong các kì thi HS giỏi cấp Thành phố, cấp Quốc gia.

– Giờ Ngoại khoá còn rèn luyện được kỹ năng nói, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống cho HS giúp các em tự tin, nói lưu loát trước tập thể, các em trở nên năng động, sáng tạo hơn trong học tập và trong sinh hoạt tập thể.

Tham gia những giờ HĐNK, giúp cho việc học tập các bộ môn bớt khô khan, nhàm chán.

2.2. Phương pháp nghiên cứu2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Mục đích của việc kết hợp hai loại nghiên cứu này là nhằm có đầy đủ bằng chứng với tính thuyết phục cao để kiểm chứng

giả thuyết. Nghiên cứu này được tiến hành thông qua 2 bước, bước 1: nghiên cứu sơ bộ; bước 2: nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng chủ yếu thông qua việc phỏng vấn sâu 20 đối tượng (các phỏng vấn sâu sẽ tập trung vào các đối tượng là 02 cán bộ quản lí giáo dục, 12 HS, 06 GV), hồi cứu tài liệu và phương pháp định lượng với mẫu là 30 HS để đánh giá sơ bộ thang đo, điều chỉnh thang đo nháp thành thang đo chính thức.

Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua phiếu khảo sát với kích thước mẫu là 540 HS và sử dụng các tài liệu thống kê. Thông tin thu thập từ HS được thiết kế trên cơ sở phân tích tác động của HĐNK đến TTCHT của HS. Dữ liệu trong nghiên cứu này được dùng để đánh giá các thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết cùng các giả thuyết đã đặt ra. Quy trình nghiên cứu cũng như các thiết kế chi tiết được trình bày ở phần dưới.

2.2.2. Quy trình nghiên cứu

Sơ đồ 2.1. Quy trình nghiên cứu về tác động của hoạt động ngoại khóa đến tính tích cực học tập của học sinh trung học phổ thông Cơ sở lý thuyết Thang đo

nháp Nghiên cứu địnhtính sơ bộ Nghiên cứu định lượng sơ bộ Điều chỉnh thang đo nháp Nghiên cứu định lượng chính thức Thang đo chính thức

- Phân tích Cronbach Alpha - Phân tích nhân tố EFA - Phân tích ANOVA

- Trả lởi câu hỏi nghiên cứu - Kiểm định giả thuyết đặt ra

2.2.3. Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ định tính thông qua phương pháp phỏng vấn sâu với 12 HS, 06 GV, 02 cán bộ quản lí giáo dục (tất cả đều chọn ngẫu nhiên). Nghiên cứu này dùng để đánh giá cách sử dụng thuật ngữ trong bảng câu hỏi/phiếu khảo sát để điều chỉnh một số thuật ngữ cho thích hợp trước khi tiến hành nghiên cứu sơ bộ định lượng.

Kết quả phỏng vấn sâu cô Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, 53 tuổi, là Nhà giáo ưu tú và cô Hiệu trưởng, 54 tuổi của Trường THPT Châu Văn Liêm vào ngày 03/4/2012 thì 02 cô cho rằng HĐNK trong nhà trường rất đa dạng, dưới nhiều loại hình, được tổ chức quanh năm, theo đợt thi đua, chủ điểm tháng. HS tham gia với thái độ tích cực, qua HĐNK rèn cho HS nhiều kỹ năng như làm việc nhóm, thuyết trình, phân công công việc. HS thích những hoạt động mang tính tập thể vì nó tạo mối đoàn kết, hình thành sự phân công công việc, nhiều ý kiến sáng tạo, có sự quyết tâm, cùng chia sẻ trong HS. Chính vì thế hoạt động này có tính giáo dục cao. Dù là ngoại khóa nhưng nó cũng nằm trong kế hoạch giảng dạy và giáo dục của nhà trường nên nhà trường đã chủ động lên kế hoạch từ đầu năm học, đầu tháng, có lịch hoạt động cụ thể phổ biến đến HS do đó nó không ảnh hưởng đến thời gian, kết quả học tập của HS, HS chủ động tham gia. Hai cán bộ quản lý giáo dục này cho rằng HĐNK tác động đến TTCHT của HS theo chiều hướng tốt chẳng hạn như phong trào làm tên lửa giúp HS củng cố lý thuyết, Hội thi Tuyên truyền giới thiệu sách giúp HS hiểu sâu về tác phẩm , tác giả và rèn các kỹ năng ứng xử, thuyết trình. Đồng thời họ đã đưa ra nhận định đánh giá HĐNK là rất cần thiết và quan trọng trong nhà trường phổ thông.

Kết quả phỏng vấn sâu 06 GV Trường THPT Châu Văn Liêm vào ngày 06/4 và 07/4/2012 thì tất cả thầy cô đều cho rằng HĐNK trong trường mình

tháng có rất nhiều hoạt động (tháng 11, tháng 2 và tháng 3) và HS thì rất tích cực tham gia các hoạt động này. Theo các GV này thì HS yêu thích các hoạt động tập thể, thể dục thể thao, văn nghệ, hoạt động từ thiện xã hội, các gameshow “vui học”, các chuyên đề học tốt ở các môn học. Họ đều cho rằng việc tham gia HĐNK không ảnh hưởng đến thời gian học tập, kết quả học tập của HS vì các hoạt động này đều có kế hoạch cụ thể rõ ràng, không chiếm thời gian chính khóa và nó dựa trên tinh thần tự nguyện tham gia của HS. Không những thế, nó còn giúp HS vận dụng kiến thức tìm hiểu được vào môn học, có động lực để học tốt, giáo dục ý thức học tập, lý luận chính trị, tư vấn định hướng nghề nghiệp, tư vấn về tâm sinh lý cho HS. Về tác động của HĐNK đến TTCHT của HS thì có 2 các ý kiến trái chiều nhau, cụ thể: Cô giáo chủ nhiệm lớp 10D2 năm nay 30 tuổi thì cho rằng có một số HS dành thời gian nhiều cho HĐNK nên nghỉ học thêm, nghỉ học phụ đạo, bỏ bê việc học, không chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Còn 5 ý kiến (Thầy giáo chủ nhiệm 12B4, 45 tuổi; Thầy giáo giảng dạy môn Toán, 55 tuổi; Cô giáo giảng dạy môn Địa lý, 53 tuổi; Cô Bí thư Đoàn trường, 32 tuổi; Thầy Phó Bí thư Đoàn trường, 30 tuổi) lại cho rằng HĐNK tác động đến TTCHT của HS theo chiều hướng tốt, giúp HS đạt kết quả học tập cao, các em có ý thức xây dựng bài, vượt khó vươn lên trong học tập, chủ động tìm hiểu thêm về kiến thức đã học thông qua thầy cô, bạn bè và ở các phương tiện truyền thông. Cả 6 GV trên đều đánh giá HĐNK trong nhà trường phổ thông là rất cần thiết và quan trọng.

Qua kết quả phỏng vấn sâu cán bộ quản lý và GV ở trên, ta thấy họ đều khẳng định mức độ cần thiết và quan trọng của HĐNK trong trường phổ thông và 7 trong 8 ý kiến cho rằng HĐNK có ảnh hưởng tốt đến TTCHT của HS.

Kết quả phỏng vấn sâu 12 HS vào các ngày 10/4 đến 12/4/2012 thì các em đều cho rằng HĐNK giúp mình tăng cường tính thực hành, HS vận dụng kiến thức đã học vào lời nói, bài thuyết trình, hội thi, hội diễn; thông qua HĐNK đã rèn luyện cho các em những kỹ năng sống cần thiết; giáo dục và vun đắp ở HS lòng yêu thương con người, quan tâm đến mọi người xung quanh, lòng yêu nước, yêu dân tộc. Những ý kiến đó của các em đã góp phần củng cố nhận định đánh giá ảnh hưởng TC của HĐNK đến TTCHT của HS.

Nghiên cứu sơ bộ định lượng được tiến hành trên 30 HS để đánh giá sơ bộ thang đo các khái niệm, loại bỏ biến có tương quan thấp và thang đo có độ tin cậy thấp thông qua phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố EFA (Exploratory factor Analysis).

Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha dùng để xác định độ tin cậy của thang đo. Thang đo có hệ số tin cậy đáng kể khi hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0,6. Hệ số tương quan biến tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo. Do đó, hệ số này càng cao sự tương quan của các biến với các biến khác trong nhóm càng cao. Và hệ số tương quan tổng phải lớn hơn 0,3. Theo Nunally và Burnstrin (1994) thì các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 được xem là biến rác và bị loại bỏ khỏi thang đo.

Phân tích nhân tố EFA dùng để khẳng định giá trị khái niệm của thang đo. Các biến có trọng số thấp (nhỏ hơn 0,5) sẽ bị loại và thang đo chỉ được chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn 0,5.

2.2.4. Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua việc dùng bảng hỏi/phiếu khảo sát. Nghiên cứu tiến hành tại Trường THPT Châu Văn Liêm, Thành phố Cần Thơ vào ngày 25/4/2012.

Châu Văn Liêm, Thành phố Cần Thơ. Kích thước mẫu của nghiên cứu này là 540 HS (30 HS/lớp) thuộc 18 lớp trong tổng số 44 lớp ở Trường THPT Châu Văn Liêm, Thành phố Cần Thơ năm học 2011 – 2012. Mẫu nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp lấy mẫu định mức kết hợp với phân nhóm. Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ tiến hành mã hoá, nhập số liệu, làm sạch với phần mềm SPSS. Mục đích của nghiên cứu này là để kiểm định độ phù hợp của mô hình nghiên cứu và các giả thuyết đã đặt ra.

Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu chính thức là thang đo Lirket 5 mức độ đã được đánh giá thông qua phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố EFA bằng phần mềm SPSS. Mục tiêu của việc đánh giá thang đo này là trả lời cho câu hỏi nghiên cứu số một và kiểm định giả thuyết nghiên cứu H1.

Ngoài việc đánh giá các thang đo bằng phần mềm SPSS , tác giả còn sử

Một phần của tài liệu Tác động của hoạt động ngoại khóa đến tính tích cực học tập của học sinh trung học phổ thông (Nghiên cứu trường hợp tại Trường THPT Châu Văn Liêm, thành phố Cần Thơ (Trang 55 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)