8. Kết cấu luận văn
1.2.2.2. Các công trìn hở Việt Nam nghiên cứu về tính tích cực học tập
Nguyễn Quý Thanh (2007) cho rằng giữa nhận thức, xúc cảm và thực hành của SV trong vấn đề học TC tồn tại một độ chênh nhất định: Chỉ số nhận thức đúng của SV về học tập tích cực đạt gần mức tuyệt đối: 94,7/100, trong khi đó, chỉ số thực hành chỉ đạt 62/100, còn chỉ số xúc cảm đúng là thấp nhất: 55,5/100). Trong khi phân tích độ chênh này, tác giả cũng đã phát hiện ra một số nhân tố ảnh hưởng đến TTC học tập của SV như yếu tố giới tính, năm học, cách chọn ngành học, nguồn gốc xuất thân, nơi cư trú hiện tại, phương pháp giảng dạy của giảng viên, điều kiện cơ sở vật chất.
Nguyễn Thu Hường (2005) cho rằng TTC của người học nẩy sinh trong quá trình học tập nhưng nó lại chịu nhiều tác động khác nhau nhưng nhìn chung phụ thuộc vào những nhân tố sau: 1. Hứng thú; 2. Nhu cầu; 3. Động
cơ; 4. Năng lực; 5. Ý chí; 6. Sức khỏe; 7. Môi trường. Trong những nhân tố trên, có những nhân tố có thể hình thành ngay nhưng có những nhân tố chỉ được hình thành qua một quá trình dài lâu dưới ảnh hưởng của rất nhiều tác động. Do đó, việc TC hóa người học đòi hỏi một kế hoạch lâu dài và toàn diện khi phối hợp hoạt động gia đình, nhà trường và xã hội.
Đỗ Thị Coỏng (2004) khi nghiên cứu TTC học tập môn tâm lý học của SV đại học Sư phạm Hải Phòng cho rằng TTCHT môn Tâm lý học của SV chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, chủ quan và khách quan, trong đó yếu tố chủ quan là quyết định trực tiếp đến TTCHT của các em. Học là hoạt động nhận thức TC, tự lực, sáng tạo của người học. Do đó, sức học, sức tự học, tự phát triển của trò là nội lực quyết định sự phát triển của bản thân người học. Tác động của thầy, của môi trường xã hội chỉ là ngoại lực hỗ trợ, thúc đẩy, xúc tác và tạo điều kiện thuận lợi cho người học. Vì thế, để phát huy TTC của SV, người giảng viên phải tổ chức quá trình dạy học có nội dung môn học hấp dẫn, phương pháp dạy học TC, hình thức tổ chức dạy học phong phú làm cho SV hiểu rằng muốn chiếm lĩnh được tri thức tâm lý học thì phải tự giác đề ra mục đích, tự tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của mình một cách khoa học.
Trần Bá Hoành, Lê Tràng Định, Phó Đức Hòa (2003) tại công trình nghiên cứu của mình các tác giả đã giới thiệu cơ sở lý luận, thực nghiệm, quy trình áp dụng dạy học TC ở nhà trường Phổ thông cũng như Đại học. Khái niệm TTC nhận thức được đưa ra dựa trên cơ sở tiếp thu quan niệm của Kharlamop. Các tác giả coi “hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lý tạo nên TTC”. TTC là phẩm chất vốn có của con người và được biểu hiện trong hoạt động. TTCHT là sự gắng sức cao trong hoạt động học tập mà chủ yếu trong hoạt động nhận thức.
Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (1997) đã coi hoạt động học tập của HS, SV là một quá trình nhận thức TC. Đó là hoạt động đặc thù chỉ có ở con người nhằm lĩnh hội tri thức nhân loại chuyển thành tâm lý, ý thức của bản thân cho nên muốn đạt được mục đích dạy học thì phải tạo ra được TTC trong hoạt động học của HS, SV, làm cho “các em vừa ý thức được đối tượng cần lĩnh hội vừa biết cách chiếm lĩnh được đối tượng đó”. Các tác giả cũng chỉ ra việc hình thành TTC học tập ở HS, SV chính là quá trình hình thành hoạt động học ở họ. Muốn vậy phải thấy rõ được mối quan hệ chặt chẽ giữa dạy học và sự phát triển trí tuệ từ đó mới đào tạo ra những con người không những có trí thức phong phú về mọi lĩnh vực mà còn có các kỹ năng kỹ xảo tương ứng phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Theo Phạm Minh Hạc (1996) TTC là một thuộc tính của nhân cách, bao gồm các thành tố tâm lý như: nhu cầu, động cơ, hứng thú, niềm tin, lý tưởng. Các thành tố tâm lý này của TTC có tác động qua lại lẫn nhau, được thể hiện ở những hoạt động muôn màu, muôn vẻ và đa dạng nhằm biến đổi, cải tạo thế giới xung quanh, cải tạo bản thân con người, cải tạo những đặc trưng tâm lý của mình.
Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết (1999) cho rằng “hoạt động bao giờ cũng do chủ thể tiến hành. Đó chính là con người đang hoạt động. Tính chủ thể bao hàm trước hết TTC. Đây cũng là đặc tính chung của sự sống và đến con người TTC phát triển tới đỉnh cao thành tính chủ động, say mê, nhiệt tình. Con người là chủ thể hoạt động, đồng thời con người càng tích cực hoạt động tính chủ thể càng phát triển cao và do đó con người sẽ dần dần hoàn thiện”. Như vậy, tác giả đã vạch ra được mối liên hệ chặt chẽ giữa TTC với hoạt động của con người.
Tác giả Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc khi nghiên cứu thực trạng thái độ học tập của HS cũng đã nêu ra các chỉ số như chú ý, hăng hái tham gia
vào mọi hình thức của hoạt động học tập, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, đọc thêm và làm các bài tập khác, vận dụng hay chuyển tải những gì đã học vào thực tế, hình thành và phát triển các quan hệ với thầy, với bạn nhằm mục đích giúp bản thân học tập tốt hơn. Có thể nói các tác giả đã thành công trong quá trình nghiên cứu thái độ học tập – một thành phần không thể thiếu của TTCHT của HS – bởi khi HS có thái độ học tập đúng đắn thì các em mới TC tìm ra các cách thức tối ưu để lĩnh hội tri thức từ đó mới chuyển thành tâm lý, ý thức của bản thân một cách có hiệu quả.
Nguyễn Xuân Thức (1997) khi nghiên cứu tính tích cực giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động vui chơi đã rất thành công trong việc chỉ ra cơ sở lý luận về TTC nói chung và TTCHT của HS nói riêng. Về mặt thực tiễn tác giả đã đi sâu nghiên cứu TTC giao tiếp của trẻ em mẫu giáo trong hoạt động vui chơi.
Đào Lan Hương (1999) khi nghiên cứu sự tự đánh giá phù hợp về thái độ học Toán của sinh viên Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, tác giả cũng đã nghiên cứu lý luận và thực tiễn về thái độ học tập TC của SV (một thành phần rất quan trọng trong TTCHT của SV).
Còn theo Phạm Thị Diệu Vân (1964), TTCHT không chỉ thể hiện trong các mặt quan sát, chú ý, tư duy, trí nhớ mà phải căn cứ vào cường độ, độ sâu, nhịp điệu của những hoạt động đó trong một thời gian nhất định.
Nguyễn Ngọc Bảo (1983, 1991, 1995) khi công bố các công trình nghiên cứu của mình về “khái niệm tính tích cực, tính độc lập nhận thức và mối liên hệ giữa chúng” đã đề cập tới TTC và TTC nhận thức dưới góc độ Triết học và Tâm lý học. Theo tác giả, TTC nhận thức là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể thông qua sự huy động ở mức độ cao của các chức
tập, vừa là phương tiện, vừa là điều kiện để đạt mục đích, vừa là kết quả của học tập. Nó là sản phẩm hoạt động cá nhân.
Đặng Vũ Hoạt (2008) cho rằng TTC nhận thức biểu hiện ở chỗ huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý, đặc biệt chức năng tư duy.Trong đó sự kết hợp thống nhất giữa các yếu tố tâm lý nhận thức với các yếu tố tình cảm, ý chí càng linh hoạt bao nhiêu thì ở người học TTC càng cao bấy nhiêu.
Vũ Văn Tảo (1996, 2000) đã nêu lên nhiều ý kiến mới về quan hệ giữa học và dạy, về công nghệ kiểm tra, về cách học có hiệu quả, về cách dạy thông minh. Cách học có hiệu quả có thể tóm tắt là Học–Hỏi– Hiểu– Hành (4H). Tác giả đã phân tích kỹ công nghệ này và người giảng viên có thể chuyển giao được nếu nghiên cứu kỹ từ đó hướng dẫn cho SV có cách học tốt nhất.
Tác giả Trần Bá Hoành (2000), Lê Tràng Định (1991), Phó Đức Hoà (2003) giới thiệu công trình nghiên cứu “Áp dụng dạy học tích cực trong môn Tâm lý – Giáo dục học” đã giới thiệu cơ sở lý luận, thực nghiệm, qui trình áp dụng dạy học TC ở nhà trường Phổ thông cũng như Đại học. Trong đó các tác giả nêu lên khái niệm TTC nhận thức trên cơ sở tiếp thu quan niệm của Kharlamôp. Các tác giả coi “hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lý tạo nên tính tích cực”. Theo các tác giả, TTC là phẩm chất vốn có của con người và được biểu hiện trong hoạt động. TTC học tập là sự gắng sức cao trong hoạt động học tập mà chủ yếu trong hoạt động nhận thức.
Thái Duy Tuyên (1996, 1999) đã tìm hiểu về tính hai mặt của TTC (mặt tự phát và mặt tự giác), về nội dung, biểu hiện, nguyên nhân, mức độ biểu hiện của TTCHT cũng như vấn đề phát huy TTCHT của HS.
Các nhà Tâm lý học Sư phạm như Nguyễn Văn Thàng, Lê Ngọc Lan, Phạm Thành Nghị, Phan Trọng Ngọ (1997)…trong các công trình nghiên cứu của mình cũng đã coi hoạt động học tập của HS, SV là một quá trình nhận
thức TC. Đó là hoạt động đặc thù chỉ có ở con người nhằm lĩnh hội tri thức nhân loại chuyển thành tâm lý, ý thức của bản thân cho nên muốn đạt được mục đích dạy học thì phải tạo ra được TTC trong hoạt động học của HS, SV, làm cho “các em vừa ý thức được đối tượng cần lĩnh hội vừa biết cách chiếm lĩnh được đối tượng đó” Các tác giả cũng chỉ ra việc hình thành TTCHT ở HS, SV chính là quá trình hình thành hoạt động học ở họ. Muốn vậy phải thấy rõ được mối quan hệ chặt chẽ giữa dạy học và sự phát triển trí tuệ từ đó mới đào tạo ra những con người không những có tri thức phong phú về mọi lĩnh vực mà còn có các kỹ năng, kỹ xảo tương ứng phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Một số tác giả: Lê Đức Phúc, Nguyễn Huy Tú, Hà Thị Minh Chính, Lý Minh Tiên, Nguyễn Thạc, Trần Thị Nhung, Nam Sĩ Minh, Bạch Văn Thọ…đã công bố kết quả nghiên cứu cụ thể về các thành phần của TTCHT môn Tâm lý học, trong đó chủ yếu các tác giả đi tìm những phương hướng, hình thức tổ chức, phương pháp, biện pháp giảng dạy, đánh giá trong dạy học nhằm TC hoá hoạt động học tập môn Tâm lý học của SV. Các nhà nghiên cứu đều nhận xét TTCHT môn Tâm lý học của SV quyết định trực tiếp đến chất lượng học tập của các em. Đồng thời, các tác giả cũng khẳng định muốn TC hoá hoạt động học tập môn Tâm lý học và nâng cao chất lượng học tập của SV thì phải huy động được toàn bộ chức năng tâm lý của các em tham gia vào quá trình chuyển tri thức Tâm lý học của nhân loại thành tri thức tâm lý của bản thân.
Tóm lại, các tác giả trong và ngoài nước khi tìm hiểu nghiên cứu về TTCHT của HS, SV đã đưa ra định nghĩa, những điều kiện nảy sinh – hình thành và phát triển của TTCHT. Họ còn chỉ cho chúng ta thấy những biểu hiện, mức độ biểu hiện cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến TTCHT của HS, SV như yếu tố giới tính, năm học, ngành học, nguồn gốc xuất thân, nơi
chất. Bên cạnh đó có một số tác giả tìm ra được mối liên hệ TC giữa HĐNK với kết quả học tập, với sự hình thành và phát triển nhân cách của HS, SV, mối liên hệ giữa TTC với dạy học. Song, tôi nhận thấy chưa có tác giả nào đi vào tìm hiểu nghiên cứu về tác động của HĐNK đến TTC học tập của HS THPT nên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Tác động của hoạt động ngoại khóa
đến tính tích cực học tập của học sinh trung học phổ thông” (Nghiên cứu trường hợp tại Trường THPT Châu Văn Liêm, Thành phố Cần Thơ ) để tìm hiểu.