Mô tả các biến thành phần của tính tích cực học tập chịu sự tác động của hoạt

Một phần của tài liệu Tác động của hoạt động ngoại khóa đến tính tích cực học tập của học sinh trung học phổ thông (Nghiên cứu trường hợp tại Trường THPT Châu Văn Liêm, thành phố Cần Thơ (Trang 87 - 119)

8. Kết cấu luận văn

3.4. Mô tả các biến thành phần của tính tích cực học tập chịu sự tác động của hoạt

của hoạt động ngoại khóa

Sau khi xác định được các nhân tố của TTCHT chịu sự tác động của HĐNK, tác giả tiến hành thống kê các biến trong các thành phần của TTCHT, để biết ý kiến chung về mức độ đồng ý của học sinh Trường THPT Châu Văn Liêm, TP Cần Thơ về các biến trong các thành phần Phương pháp học tập,

HĐNK. Kết quả thống kê này thể hiện qua các đại lượng thống kê mô tả, bao gồm: Giá trị trung bình đo lường khuynh hướng tập trung và độ lệch chuẩn đo lường độ phân tán. Các biến quan sát được cho điểm lớn nhất là 5, tương ứng với “ hoàn toàn không đồng ý ” cho đến “ hoàn toàn đồng ý”. Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng

Giá trị khoảng cách = (maximum – minimum )/n = (5 -1)/5=0,8 Giá trị trung bình 1,00 - 1,80: Hoàn không đồng ý 1,81 - 2,60: Không đồng ý 2,61 - 3,40: Phân vân 3,41 - 4,20: Đồng ý 4,21 - 5,00: Hoàn toàn đồng ý

Đồng thời để có cái nhìn cụ thể về mức độ đồng ý của học sinh đối với từng biến tác giả còn thống kê cụ thể tần suất của từng ý kiến từ hoàn toàn không đồng ý cho đến hoàn toàn đồng ý tương ứng với thang điểm từ 1 đến 5.

Bảng 3.15. Kết quả thống kê các biến thuộc thành phần TTCHT chịu sự tác động của HĐNK

Biến Diễn giải (%)1 (%)2 (%)3 (%)4 (%)5 Trungbình lệchĐộ

chuẩn Khả năng chủ động

Cau 1 Biết lập thời gian biểu cho việc học

tập một cách khoa học hơn. 0 0 2 56,5 41,5 4,39 0,53 Cau 2 Biết tìm phương pháp học phù hợp

với từng môn học. 0 0 1,1 57,8 41,1 4,40 0,51 Cau 3 Chuẩn bị bài tốt hơn trước khi đến

lớp. 0 0 1,1 56,7 42,2 4,41 0,52

Cau 4 Chăm chú nghe GV giảng bài hơn. 0 0 1,9 56,1 42 4,40 0,53 Cau 5 Ghi chép bài đầy đủ theo cách hiểu

của mình. 0 0 1,5 55,6 43 4,41 0,52

Cau 6 Tích cực hơn trong phát biểu xây

dựng bài. 0 0 2 47,6 50,4 4,48 0,54

Trung bình 4,42 0,53

Phương pháp học tập

Cau 7 Em có sự gắn kết nội dung các

môn học với nhau. 0 0 2 53,9 44,1 4,42 0,534 Cau 17 Em tham gia thảo luận, học nhóm

nhiều hơn. 0 0 1,1 46,9 52 4,51 0,522

Cau 18 Em ghi nhớ tốt hơn nội dung bài

học. 0 0 1,1 52,8 46,1 4,45 0,520

Trung bình 4,46 0,53

Ý thức học tập

Cau 20 Em cố gắng đi học khi sức khỏe

không được tốt. 0 0 1,5 48,9 49,6 4,48 0,529 Cau 21 Em cố gắng hoàn thành nhiệm vụ

học tập ngay cả khi sức khỏe

không được tốt. 0 0 1,1 47,6 51,3 4,50 0,522

Trung bình 4,49 0,53

Khả năng vận dụng

Cau 10 Mức độ hiểu nội dung bài học của

em tăng lên. 0 0 1,7 57 41,3 4,40 0,523

Cau 11 Em trình bày lại được nội dung bài

học theo cách hiểu của mình. 0 0 2,2 57,4 40,4 4,38 0,530

Trung bình 4,39 0,53

Điểm trung bình của các biến thuộc thành phần TTCHT đều lớn hơn 4,21, điều này cho thấy học sinh đều hoàn toàn đồng ý với các tiêu chí mà tác giả đã đưa ra sau khi đã trải qua quá trình kiểm định và sàn lọc những biến thật sự bị tác động bởi HĐNK, đồng thời cho thấy HĐNK có tác động lớn đối với TTCHT của học sinh Trường THPT Châu Văn Liêm, TP Cần Thơ. Mặt khác, độ lệch chuẩn của tất cả các biến điều không cao, do đó càng khẳng định kết luận “HĐNK tác động đến TTCHT của học sinh Trường THPT Châu Văn Liêm, TP Cần Thơ qua các biểu hiện Khả năng chủ động, Phương pháp học tập, Ý thức học tập, Khả năng vận dụng” là hoàn toàn chính xác.

Nếu kết quả đánh giá thang đo, điểm trung bình và độ lệch chuẩn của các biến chấp nhận giả thuyết H1: HĐNK có tác động đến TTCHT của học sinh Trường THPT Châu Văn Liêm, TP Cần Thơ qua các biểu hiện Khả năng chủ động, Phương pháp học tập, Ý thức học tập, Khả năng vận dụng, thì kết quả thống kê tần suất các biến sẽ trả lời câu hỏi nghiên cứu 1: “HĐNK có tác động như thế nào đến TTCHT của HS Trường THPT Châu Văn Liêm, Thành phố Cần Thơ?”. Qua việc phân tích tần số các biến, tác giả nhận thấy HĐNK tác động rất mạnh đến TTCHT của học sinh Trường THPT Châu Văn Liêm, Thành phố Cần Thơ. Tất cả các biến thuộc TTCHT đều được học sinh đánh giá ở mức điểm 3 trở lên, trong đó điểm 4 và 5 đều chiếm hơn 98% so với điểm 3.

Như vậy qua quá trình phân tích tần số, điểm trung bình và độ lệch chuẩn của các biến thuộc các thành phần của TTCHT, tác giả càng có cơ sở để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất và chấp nhận giả thuyết nghiên cứu H1.

Tóm tắt kết quả nghiên cứu Chương 3:

Chương 3 đã trình bày và giải quyết những vấn đề đặt ra của luận văn. Kết quả kiểm định thang đo, phân tích nhân tố và kết quả thống kê các biến

cho thấy HĐNK có tác động đến TTCHT của học sinh Trường THPT Châu Văn Liêm, TP Cần Thơ qua các biểu hiện Khả năng chủ động trong học tập, Phương pháp học tập phù hợp , Ý thức trong học tập, Khả năng vận dụng và các biểu hiện này chịu sự tác động mạnh của HĐNK.

Phân tích ANOVA kiểm định sự tác động của HĐNK đến các nhóm HS có giới tính, khối học, chương trình học khác nhau cho thấy HĐNK tác động mạnh đến các HS nữ hơn các HS nam; HĐNK tác động mạnh đến HS học lớp 12 hơn HS học lớp 10 và học sinh học lớp 11; và không có sự khác biệt về mức độ tác động của HĐNK đến các HS học Ban Khoa học tự nhiên và HS học Ban Cơ bản.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua quá trình phân tích định tính và định lượng số liệu thu thập tác giả đã rút ra được kết quả nghiên cứu như sau:

– Việc đánh giá thang đo được thực hiện theo trình tự kiểm định thang đo và phân tích nhân tố với các tiêu chuẩn và các vòng kiểm tra để đảm bảo việc phân tích định lượng được chính xác.

+ Bước kiểm định thang đo cho thấy hệ số Cronbach Alpha của các mục hỏi đạt 0,8761 và trong số 23 biến đưa vào kiểm định thì không có biến nào bị loại. Điều này cho thấy chất lượng của bảng câu hỏi nghiên cứu là khá cao; đồng thời khẳng định chất lượng của bộ số liệu mà tác giả thu thập được.

+ Bước phân tích nhân tố đã sàng lọc 23 biến đưa vào phân tích EFA trải qua các vòng kiểm tra rất chặt chẽ. Do chất lượng của bộ số liệu là cao nên các tiêu chuẩn chọn biến cũng khá cao. Cụ thể, phương sai được giải thích bởi yếu tố chung của các biến (cột Ectraction của bảng Communalities trong kết quả EFA) được tác giả nâng lên mức chuẩn là 0,5. Với mức độ kiểm định chặt chẽ như vậy, tác giả đã chọn ra được 13 biến quan trọng nhất được chia thành 4 nhóm biểu hiện của TTCHT.

Kết quả đánh giá thang đo đã trả lời cho câu hỏi nghiên cứu số 1 và chấp nhận giả thuyết H1 mà tác giả đã đề ra là HĐNK có tác động đến TTCHT qua bốn biểu hiện Khả năng chủ động, Ý thức học tập, Phương pháp học tập và Khả năng vận dụng.

– Kết quả phân tích ANOVA một chiều đã mở rộng thêm các vấn đề mà tác giả quan tâm: Có tồn tại sự khác biệt về mức độ tác động của HĐNK đến TTCHT của những nhóm HS có giới tính; khối lớp học; ban theo học khác nhau hay không. Bằng kỹ thuật phân tích ANOVA một chiều cho thấy có sự khác biệt về mức độ tác động của HĐNK đến TTCHT của HS nam và HS nữ,

trong đó HS nữ sẽ có TTCHT cao hơn HS nam. Bên cạnh đó, kết quả kiểm định cũng cho thấy nhóm HS học lớp 12 sẽ có TTCHT cao hơn nhóm HS học lớp 11 và nhóm HS học lớp 10. Trong khi đó lại không có sự khác biệt về mức độ tác động của HĐNK đến TTCHT của HS học Ban Khoa học tự nhiên và HS học Ban Cơ bản. Với những kết quả này cho phép tác giả trả lời câu hỏi nghiên cứu số hai và kiểm định lại giả thuyết nghiên cứu H2.

Với những kết quả vừa nêu trên, luận văn đã giải quyết được mục tiêu nghiên cứu ban đầu mà tác giả đã đề ra là đánh giá sự tác động của HĐNK đến TTCHT của HS Trường THPT Châu Văn Liêm, Thành phố Cần Thơ. Kết quả phân tích định lượng số liệu đã trả lời cho hai câu hỏi nghiên cứu quan trọng trong luận văn đồng thời cũng đưa ra được kết quả kiểm định cho hai giả thuyết nghiên cứu, đây là cơ sở quan trọng giúp tác giả đưa ra những khuyến nghị cần thiết về HĐNK để nâng cao TTCHT của học sinh Trường THPT Châu Văn Liêm, Thành phố Cần Thơ.

2. Khuyến nghị

Kết quả nghiên cứu cho thấy HĐNK tác động đến TTCHT của học sinh Trường THPT Châu Văn Liêm, Thành phố Cần Thơ qua bốn biểu hiện Khả năng chủ động, Phương pháp học tập, Ý thức học tập và Khả năng vận dụng. Vì vậy những khuyến nghị về HĐNK của tác giả sẽ tập trung vào bốn yếu tố này để nâng cao hơn nữa TTCHT của học sinh tại ngôi trường này.

Đối với Khả năng chủ động trong học tập thì các yêu tố thành phần bao gồm: lập thời gian biểu phù hợp; phương pháp học tập phù hợp từng môn học; chuẩn bị bài trước khi đến lớp; nghe thầy cô giảng bài; ghi bài theo cách hiểu của bản thân; phát biểu xây dựng bài. Như vậy các HĐNK của trường THPT Châu Văn Liêm phải giúp cho học sinh rèn luyện và phát huy được các yếu tố này. Hiện nay ở các trường THPT nói chung và Trường THPT Châu

Văn, Toán, Lý…Không ai có thể phủ nhận những động thái tích cực từ các HĐNK này mang lại tuy nhiên theo tác giả các hoạt động này sâu nhưng chưa rộng, vì khi các phong trào diễn ra không phải học sinh nào cũng hứng thú tham gia vì vậy chỉ có một bộ phận học sinh tham gia nên chỉ có những học sinh này mới thật sự chịu tác động của HĐNK. Vấn đề lớn nhất ở đây là trường cần phải tuyên truyền cho học sinh cảm thấy hứng thú và chủ động tham gia các hoạt động này để có thể nâng cao được khả năng chủ động của bản thân. Theo tác giả để có thể tạo hứng thú cho học sinh chủ động tham gia HĐNK liên quan đến Khả năng học tập thì các giáo viên trên lớp không những truyền đạt kiến thức mà còn phải truyền cảm hứng cho học sinh. Đồng thời các HĐNK cần phải thay đổi nội dung cũng như hình thức để càng nhiều học sinh tham gia. Ví dụ tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Đoàn Đội, thì các câu hỏi đặt ra cần phải có sự tham gia của tập thể mới có thể trả lời được các câu hỏi nhanh chóng và chính xác. Việc nhiều học sinh tham gia vào cuộc thi này sẽ giúp cho các em ngày càng tích lũy được nhiều hơn những kinh nghiệm như phân bổ thời gian phù hợp, cách trình bày câu trả lời hợp lý, khả năng tập trung, chủ động tìm kiếm tài liệu học tập…

Đối với phương pháp học tập hợp lý bao gồm các yếu tố: gắn kết nội dung các môn học với nhau; tham gia thảo luận học nhóm nhiều hơn; ghi nhớ nội dung bài học. Vì vậy mục tiêu của HĐNK phải hướng tới củng cố, khắc sâu những tri thức đã học qua các môn học trên lớp, mở rộng, nâng cao hiểu biết cho HS về các lĩnh vực đời sống xã hội, tăng vốn hoạt động thực tiễn…Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khoá trong trường THPT sẽ phát huy được TTC của HS. Trước hết là khâu chuẩn bị, HS có thể vẽ tranh, làm đồ dùng dạy học, xây dựng hoạt cảnh phù hợp với nội dung bài học, sưu tầm nghiên cứu tài liệu… Sau đó, các em có thể ứng dụng những kiến thức đã học vào đời sống thực tế. Qua đó, một số HS có thể phát huy năng khiếu: vẽ, hát,

đàn, ngâm thơ… Vì vậy, những buổi sinh hoạt ngoại khoá sẽ làm đa dạng và phong phú hơn việc dạy học. Đồng thời phát huy TTC chủ động của HS, tạo được niềm hứng thú say mê cho HS trong việc học tập. Thông qua các HĐNK gắn liền với các môn học như vậy, HS sẽ tái hiện được nội dung bài học và ghi nhớ bài học lâu hơn, có điều kiện rèn luyện tư duy, tinh thần. Bên cạnh đó việc chuẩn bi cho việc tham gia các HĐNK nêu trên số ít học sinh trong lớp tham gia sẽ không thể thực hiện được, khi đó các em cần phải có sự phối hợp đoàn kết với nhau để cùng là việc…công việc này sẽ giúp cho các em tích lũy được kỹ năng và khả năng làm việc nhóm và hứng thú hơn trong việc làm việc nhóm.

Đối với Khả năng vận dụng bao gồm các yếu tố: mức độ hiểu bài tăng lên và trình bày được nội dung bài theo cách hiểu của mình, vì vậy các HĐNK phải tạo cho HS trình bày kiến thức theo suy nghĩ, cách thức và ngôn ngữ riêng của mình là quan trọng nhất. Với phương pháp dạy học mới, người GV chỉ cần đóng vai trò như một người hướng dẫn cho HS từ việc tìm hiểu các kiến thức liên quan đến bài học, đến việc làm việc theo nhóm, tham gia các HĐNK,…Bên cạnh đó, người GV cũng có thể dễ dàng hướng dẫn HS tham gia các buổi HĐNK cho môn học của mình. Cụ thể là trước khi tổ chức một HĐNK, người GV phải có những hướng dẫn, giao nhiệm vụ cụ thể cho HS của mình từ việc tìm kiến thức gì, nội dung và thời gian chuẩn bị, nguồn tư liệu, chia nhóm… để các em HS có thể chuẩn bị trước. Và như vậy bất cứ một môn học nào nếu được hướng dẫn một cách đầy đủ, các em cũng có thể liên hệ được với thực tiễn để thực hiện tốt các hoạt động của mình. Chẳng hạn như đối với bộ môn Toán, một môn học tưởng chừng như rất khô khan với những công thức và ký hiệu, nhưng cũng có thể tổ chức tiết học như một buổi hội thảo, để các em học sinh có thể trình bày những hiểu biết của mình về

học khô khan, nhưng nếu để các em học sinh tìm tòi, liên hệ với thực tế thì các em sẽ không những dễ tiếp thu bài mà còn hiểu bài và trình bày kiến thức đó theo suy nghĩ, cách thức và ngôn ngữ riêng của mình.

Đối với Ý thức học tậpbao gồm yếu tố cố gắng đi học và hoàn thành nhiệm vụ ngay khi sức khỏe không được tốt, vì vậy HĐNK cần tạo cho HS niềm đam mê học tập trong bất cứ hoàn cảnh nào là quan trọng nhất. HĐNK ở các trường THPT rất đa dạng và phong phú, thường diễn ra trong một không gian rộng, thời gian không cố định. Do đó, muốn thu hút HS tham gia đầy đủ các hoạt động cần phải thường xuyên đổi mới nội dung, chương trình, hình thức tổ chức HĐNK. Tuỳ theo tính chất, mức độ của mỗi hoạt động, Hiệu trưởng nhà trường cần xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện cho phù hợp. Chẳng hạn, thông qua các đợt thi đua chào mừng những ngày lễ lớn trong năm, nhà trường kết hợp tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, lồng ghép các cuộc thi nhỏ như thi tìm hiểu, thi hát theo chủ đề hoặc tham quan các di tích lịch sử... Giờ chào cờ đầu tuần nên tổ chức thi thuyết trình theo chủ đề, nói chuyện chuyên đề, thi vấn đáp về các kiến thức khoa học nhằm giảm bớt tình trạng khô khan, căng thẳng và tính giáo dục thấp. Giờ sinh hoạt 15 phút đầu buổi học cần có sự quản lí chặt chẽ và tạo cho HS sự say mê, hứng thú trong việc truy bài, sinh hoạt tập thể, trao đổi hoặc tranh

Một phần của tài liệu Tác động của hoạt động ngoại khóa đến tính tích cực học tập của học sinh trung học phổ thông (Nghiên cứu trường hợp tại Trường THPT Châu Văn Liêm, thành phố Cần Thơ (Trang 87 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)