Phân tích ANOVA sự khác biệt về mức tác động của hoạt động ngoại khóa

Một phần của tài liệu Tác động của hoạt động ngoại khóa đến tính tích cực học tập của học sinh trung học phổ thông (Nghiên cứu trường hợp tại Trường THPT Châu Văn Liêm, thành phố Cần Thơ (Trang 86 - 87)

8. Kết cấu luận văn

3.3. Phân tích ANOVA sự khác biệt về mức tác động của hoạt động ngoại khóa

khóa đến tính tích cực học tập của học sinh thông qua các biến nhân khẩu học

Giả thuyết nghiên cứu đặt ra rằng liệu có tồn tại sự khác biệt về mức độ tác động của HĐNK đến TTCHT của những nhóm HS có giới tính khác nhau, học các khối lớp khác nhau, chương trình học những ban khác nhau hay không? Để xác định được câu trả lời tác giả tiến hành phân tích Anova. Dựa vào giá trị F và sig của bảng Anova, tác giả nhận thấy kiểm định sự khác biệt về sự tác động của HĐNK đến TTCHT của những nhóm HS có giới tính khác nhau, học các khối lớp khác nhau có ý nghĩa.

Với giá trị F = 6,09 >0 và P - value = 0,014 <0,05, kiểm định đạt mức độ tin cậy 95%. Cho thấy mức độ tác động của HĐNK đến TTCHT của HS nam và HS nữ là khác nhau. Dựa vào điểm trung bình, tác giả nhận thấy HĐNK sẽ tác động đến TTCHT của HS nữ nhiều hơn đối với HS nam.

Kết quả phân tích Anova của biến BAN cho thấy P – value = 0,178 >0,1. Do đó mức độ tác động của HĐNK đến TTCHT của HS học ở ban Khoa học tự nhiên và ban Cơ bản là như nhau.

Phân tích phương sai của biến LOP cho thấy P – value = 0,000<0.01 và F = 16,30>0. Do đó, tác động của HĐNK đến TTCHT của các HS ở các khối lớp khác nhau là khác nhau, trong đó TTCHT của HS khối 12 sẽ chịu sự tác động nhiều nhất của các HĐNK.

Bảng 3.14. Kết quả phân tích ANOVA

Tên nhóm trung bìnhĐiểm Giá trị F P – value Giới

tính NamNữ 4,334,45 6,09 0,014

Ban Khoa học tự nhiênCơ bản 4,364,43 1,82 0,178

Lớp 1011 4,484,21 16,30 0,000

12 4,49

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu nghiên cứu năm 2012)

Kết quả phân tích ANOVA cho phép tác giả rút ra câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai như sau và rút ra kết quả kiểm định các giả thuyết còn lại.

- Không có sự tương đồng về TTCHT ở dạng hành vi giữa HS nam và HS nữ, trong đó TTCHT của HS nữ sẽ cao hơn HS nam. Điều này cũng cho phép tác giả bác bỏ giả thuyết “HS nam có TTCHT ở dạng hành vi thấp hơn HS nữ sau khi tham gia HĐNK”

- Có sự tương đồng về TTCHT ở dạng hành vi giữa HS học ban Khoa học tự nhiên và ban Cơ bản.

- Không có sự tương đồng về TTCHT ở dạng hành vi giữa HS các lớp 10, 11 và 12, cụ thể TTCHT của HS lớp 12 sẽ cao hơn hai khối lớp còn lại. Dựa vào kết quả này, tác giả chấp nhận giả thuyết “HS các khối lớp 10, 11 và 12 có TTCHT ở dạng hành vi khác nhau sau khi tham gia HĐNK”

Một phần của tài liệu Tác động của hoạt động ngoại khóa đến tính tích cực học tập của học sinh trung học phổ thông (Nghiên cứu trường hợp tại Trường THPT Châu Văn Liêm, thành phố Cần Thơ (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)