Thương hiệu nhà trường được nâng cao cùng với sự thăng tiến của học

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý mạng lưới cựu học viên (Alumni) tại khoa Quản trị kinh doanh - Đại học Quốc gia Hà Nội nhằm phát triển thương hiệu nhà trường (Trang 44 - 125)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3.6.Thương hiệu nhà trường được nâng cao cùng với sự thăng tiến của học

của học viên

Quay trở lại nhận xét của một người đã từng nghiên cứu hoạt động Alumni khi sử dụng hình ảnh so sánh về tiếng vang dội lại giữa núi chính là sự phản ánh của Alumni về nhà trường, thật đúng trong góc nhìn này.

Duy trì công tác thống kê về số lượng Alumni tìm được việc làm, nhà trường sẽ có thông tin về những Alumni thành đạt sau khi ra trường. Alumni càng thành đạt bao nhiêu, uy tín (thương hiệu) của nhà trường càng được nâng cao bấy nhiêu.

1.4. Nội dung xây dựng và quản lý mạng lƣới Alumni

1.4.1. Quản lý cơ sở dữ liệu

Cơ sở dữ liệu (database) về Alumni được xuất phát từ danh sách thông tin học viên các lớp. Quản lý cơ sở dữ liệu Alumni bắt đầu được tính từ khi những học viên này tốt nghiệp.

Dữ liệu về Alumni được thiết kế theo một định dạng chung, thống nhất của nhà trường, đảm bảo các mục đích quản lý hiệu quả nhất. Do đó, mỗi nhà trường có thể có cách lưu dữ liệu Alumni khác nhau, nhưng database này cần được định dạng chính xác đến từng trường, với mục đích thống nhất cơ sở dữ liệu, tiện ích cho việc tìm, tra cứu và các thao tác khác trong quản lý cơ sở dữ liệu. Chính vì thế, người nhập liệu sẽ phải tuân thủ đúng quy định trong cách nhập liệu để thống nhất với định dạng của dữ liệu thì việc quản lý cơ sở dữ liệu mới được hiệu quả.

Như vậy, quản lý cơ sở dữ liệu về Alumni chính là kiểm soát sự chính xác của dữ liệu đầu vào theo các yêu cầu đã đặt ra (định dạng văn bản, định dạng cột, định dạng bảng, định dạng phông chữ, định dạng kích cỡ…); nắm bắt số lượng Alumni, thống kê được số lượng Alumni theo từng yêu cầu (thống kê học viên theo lớp, theo chuyên đề, theo kỳ, theo năm, theo độ tuổi,

34

theo khu vực, tỉnh, thành…). Thông tin cần khai thác chính về Alumni sẽ tùy theo mức độ quan tâm và ưu tiên của mỗi trường đối với học viên của mình. Nhưng nhìn chung sẽ gồm những trường thông tin cơ bản sau đây trong cơ sở dữ liệu:

- Họ và đệm - Tên

- Giới tính

- Ngày sinh/Nơi sinh - Học vấn

- Chức vụ

- Cơ quan công tác

- Địa chỉ CQ (địa chỉ, điện thoại, fax) - Địa chỉ NR (địa chỉ, điện thoại) - Số điện thoại di động

- Email liên lạc - Học viên lớp

1.4.2. Cập nhật thông tin Alumni

Thông tin mà nhà trường có được về Alumni được dựa trên Hồ sơ học viên – được thu thập từ giai đoạn đầu tiên của quá trình đào tạo (khi nhập học). Do đó, khi học viên tốt nghiệp và ra trường, phần lớn thông tin của họ thay đổi so với ban đầu. Việc cập nhật thông tin là một tất yếu. Chính vì thế, công tác cập nhật định kỳ là một việc quan trọng trong khâu quản lý cơ sở dữ liệu Alumni. Nói cách khác, việc cập nhật thông tin chính là sự duy trì “sự sống” của cơ sở dữ liệu.

35

Việc cập nhật sẽ được định kỳ theo từng giai đoạn, tùy theo yêu cầu và đặc điểm của mỗi nhà trường mà việc cập nhật đó có thể chia theo quý trong năm, hoặc theo giai đoạn. Cách phổ biến nhất và hiệu quả nhất là cập nhật thông tin trong 6 tháng một lần.

Việc cập nhật sẽ được thực hiện theo nhiều cách:

Nhà trường có thể thiết kế một Biểu mẫu “cập nhật thông tin”. Biểu mẫu đó có hiển thị đầy đủ lý do của công tác cập nhật, cũng như các thông tin cần Alumni cập nhật lại. Sau đó biểu mẫu này sẽ được gửi cho toàn bộ Alumni.

Một hình thức cập nhật khác tốn chi phí hơn, song đạt hiệu quả hơn là gọi điện trực tiếp tới từng Alumni để cập nhật thông tin.

Bên cạnh đó, với tốc độ phát triển của công nghệ thông tin và sức mạnh của internet, nhà trường hoàn toàn có thể tiến hành cập nhật thông tin nhờ vào việc ứng dụng công nghệ: gửi thư điện tử, lập các diễn đàn và trang cộng đồng của nhà trường, thu hút sự tham gia của Alumni. Từ đó sẽ lấy được thông tin và cao hơn nữa – duy trì được mối quan hệ thường xuyên với Alumni.

1.4.3. Tổ chức các hoạt động gắn kết mạng lưới

Như đã đề cập, mạng lưới là tập hợp những nhóm người, tổ chức có chung mục đích, lĩnh vực làm việc. Các mắt xích của mạng lưới Alumni (các Alumni) là một nguồn lực vốn đã có sẵn, vì thế nhà trường là người khởi đầu gây dựng mạng lưới này trên cơ sở kết nối các mắt xích sẵn có, từ đó các cá nhân trong mạng lưới sẽ tự tiếp tục kết nối và phát triển. Muốn gây dựng và phát triển mạng lưới mạnh, nhà trường cần tích cực tổ chức các hoạt động, sự kiện:

1.4.3.1. Thiết lập Ban liên lạc

Mạng lưới là rất lớn, do đó để liên kết được những cá nhân, hoặc những nhóm, những tổ chức trong mạng lưới, cần phải xác định được những

36

mắt xích quan trọng. Đó chính là bước quan trọng trong việc thiết lập ban liên lạc cho mỗi mạng lưới. Thành viên của ban liên lạc sẽ là đại diện của các lớp, các khóa, hoặc các câu lạc bộ, nhóm, hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4.3.2. Tổ chức hội thảo chuyên đề

Tổ chức hội thảo chuyên đề là một hoạt động quan trọng trong các hoạt động mạng lưới, đặc biệt đối với mạng lưới Alumni. Hoạt động này, tự thân nó đã có rất nhiều ý nghĩa: làm tăng thêm giá trị cho Alumni thông qua việc cập nhật tri thức cho họ sau khi tốt nghiệp; tổ chức và mời gọi cộng đồng Alumni tham gia hội thảo thể hiện được hiệu quả hoạt động của các Ban liên lạc; đồng thời, là một cách để cập nhật thông tin về Alumni.

Trước hết, xét đến khía cạnh cập nhật tri thức cho học viên: khi tổ chức hội thảo chuyên đề nhà trường có thể chọn, tùy theo lĩnh vực, mối quan tâm, chuyên ngành, để đưa ra những vấn đề mang tính thời sự nhất, kết hợp với tìm diễn giả có kiến thức hàn lâm nhất về chủ đề này tham gia hoặc hội thảo, hoặc tọa đàm, nhằm chia sẻ đến Alumni những thông tin mang tính thời sự nhất Hoạt động này luôn thu hút Alumni tham gia vì tri thức phải luôn được cập nhật. Hơn nữa, học viên cảm thấy rất được tôn trọng mặc dù đã rời khỏi nhà trường nhưng vẫn được nhà trường tổ chức những sân chơi dành riêng cho họ.

Tiếp đến, nhận xét hoạt động tổ chức hội thảo chuyên đề là thể hiện được hiệu quả hoạt động của các Ban liên lạc bởi lý do: tổ chức sân chơi cho cả một cộng đồng, Ban tổ chức cần phải nắm được các đầu mối liên lạc, để từ đó phân công nhiệm vụ cho các đầu mối này. Như vậy, thông tin có đến được với người tham dự một cách hiệu quả hay không phụ thuộc phần lớn vào Ban liên lạc này.

Cuối cùng, rất thực tế và hiệu quả khi cho rằng tổ chức hội thảo chuyên đề cũng là một hình thức để cập nhật thông tin Alumni. Trong quá

37

trình mời tham dự hội thảo, Ban liên lạc sẽ nắm được các thành viên nào trong nhóm mình đã thay đổi thông tin, hoặc liên hệ như thế nào. Ngoài ra, Ban tổ chức thu lại những tấm danh thiếp của các khách mời tham dự hội thảo (là Alumni) trong ngày diễn ra hội thảo chính là cách thức để có thông tin về Alumni một cách chuẩn xác nhất.

Địa điểm tổ chức hội thảo có thể đa dạng: có thể diễn ra tại phòng hội trường, giảng đường… trong không gian của nhà trường, hoặc có thể là diễn ra bên ngoài nhà trường (khách sạn, địa điểm ngoài trời khác…)

1.4.3.3 . Tổ chức ngày hội trường

Cũng giống như tổ chức hội thảo chuyên đề, tổ chức hội trường cũng là một hoạt động để quy tập cộng đồng Alumni tham gia các hoạt động của nhà trường. Hoạt động này cũng có ý nghĩa tương tự hoạt động tổ chức hội thảo chuyên đề. Điều khác duy nhất, hoạt động này không phải mang tính chất cập nhật tri thức cho Alumni, mà là sự thắt chặt mối quan hệ gắn bó giữa Alumni với nhà trường. Đối với nhà trường, các dịp để tổ chức hội trường thường xoay quay các ngày lễ đặc biệt như Ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày thành lập trường… Và địa điểm tổ chức ngày hội trường thường diễn ra tại không gian của trường để giúp Alumni cảm nhận lại về nơi đã diễn ra quá trình học tập tại đây.

1.4.3.4. Thành lập website cộng đồng Alumni.

Hòa nhập với sức mạnh của công nghệ, thời đại internet, việc thành lập website cộng đồng Alumni là hoàn toàn hợp lý và thiết thực. Giúp cho cộng đồng Alumni liên kết được với nhau một cách nhanh nhất và thường xuyên nhất.

38

Tiểu kết chƣơng 1

Thương hiệu là tài sản vô hình quý giá nhất mà mỗi doanh nghiệp, đơn vị hay cơ sở giáo dục có được trong quá trình hình thành và phát triển. Ở Chương 1, chúng ta đã làm rõ một cách cơ bản các khái niệm, các thuật ngữ về thương hiệu. Và một tổ chức giáo dục xây dựng thương hiệu cho đơn vị mình cũng là điều cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, vẫn còn rất ít các trường Đại học quan tâm đúng mức việc nghiên cứu về xây dựng và quản lý về mạng lưới Alumni nhằm phát triển thương hiệu nhà trường. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết các trường Đại học và cao đẳng đã không khai thác và phát triển hết các giá trị tiềm ẩn tương lai trong mối quan hệ Alumni với nhà trường. Các trường đều thích giữ mối liên hệ với Alumni nhưng rất ít trường trong số đó có thể tận dụng được các giá trị mà Alumni có thể đem lại (như là nguồn thu nhập thứ 3 hoặc là phát triển các chương trình chuyên môn khác). Chính vì thế, nhà trường hiện đại, với các lý luận dạy học hiện đại và phương pháp quản lý hiện đại sẽ là chưa đủ nếu bỏ qua công tác quản lý mạng lưới Alumni.

39

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MẠNG LƢỚI CỰ HỌC VIÊN TẠI KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH – HSB,

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

2.1. Giới thiệu chung về Khoa Quản trị Kinh doanh – HSB, ĐHQGHN

2.1..1 Lịch sử hình thành và phát triển

Khoa Quản trị Kinh doanh – HSB là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu Kinh tế học và Quản trị kinh doanh, trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). Được thành lập ngày 13.07.1995, dưới sự lãnh đạo của Cố Viện sĩ, GS.TS Nguyễn Văn Đạo, Nguyên Giám đốc ĐHQGHN và PGS.TS Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội Đồng Quản trị, Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT, một công ty lớn hàng đầu về công nghệ thông tin ở Việt Nam. PGS.TS Trương Gia Bình hiện đang là chủ nhiệm Khoa Quản trị Kinh doanh.

Trong thời gian đầu hoạt động, đội ngũ cán bộ của HSB chỉ có 4 đến 5 người trong căn phòng 13m². Nhưng những cán bộ này luôn nuôi dưỡng ước mơ đưa HSB thành trường quản trị kinh doanh ngang tầm thế giới.

Thừa hưởng kết quả của chính sách bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ, HSB có vinh dự được thiết lập quan hệ lâu dài với trường Quản trị Kinh doanh Amos Tuck dưới sự bảo trợ của quỹ Freeman. Cuối năm 1995, HSB thiết lập quan hệ lâu dài với trường quản trị kinh doanh lâu đời nhất thế giới, trường Amos Tuck thuộc đại học Dartmouth, Hoa Kỳ. Kết quả của việc hợp tác này là khóa học đầu tiên do HSB tổ chức, gồm 30 nhà lãnh đạo và các doanh nhân trẻ thành đạt sang Mỹ. Đây cũng chính là thế hệ học viên đầu tiên của HSB, họ cũng chính là những doanh nhân Việt Nam đầu tiên tiếp nhận nền tri thức mới trong những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước.

40

Tháng 6 năm 1997, GS. TS Roger H. Ford đến HSB và giúp Khoa xây dựng, phát triển hệ thống chương trình học mới và hệ thống thư viện HSB. (GS Roger H. Ford là người Mỹ, ông tốt nghiệp Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh năm 1986 tại Đại học Syracuse, Mỹ. Năm 1992, Ông quan tâm đến Việt Nam và bắt đầu tổ chức, lãnh đạo Chương trình trao đổi sinh viên đầu tiên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ). Ngày 4 tháng 9 năm 1999 đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng: HSB hoàn tất toà nhà riêng với hệ thống phòng làm việc, giảng đường, trang thiết bị dạy học hiện đại, công nghệ cao sau nhiều năm chờ đợi.

Năm 1999 cũng là năm chứng kiến nhiều sự phát triển của HSB, với sự tham gia của một đội ngũ các giảng viên trẻ, được đào tạo ở các cơ sở đào tạo uy tín trong nước và trên thế giới, tạo ra bước đột phá cho Khoa: đội ngũ giảng viên cơ hữu của Khoa có thể đảm nhận được phần lớn việc giảng dạy các môn học của chương trình đào tạo. HSB cũng được đón tiếp 2 học giả của chương trình Fullbright là GS. Mark Kroll và GS. Roger Ford. GS. Ford sau này là Cố vấn Cao cấp, Giám đốc Quan hệ Quốc tế của HSB.

Ngay từ những ngày đầu, mục tiêu của HSB là đào tạo Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh cho đối tượng quản lý cao cấp. Năm 2001, sau 5 năm kiên trì cố gắng, chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh đầu tiên liên kết với Đại học Hawaii - Hoa Kỳ được thực hiện. Trong số 40 học viên khóa đầu tiên, có 10 người nước ngoài từ Mỹ, Nhật, Bỉ và Hàn Quốc.

Năm 2001, Chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh chính quy do ĐHQGHN cấp bằng được HSB tổ chức. HSB với cam kết đào tạo tầng lớp lãnh đạo doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai, mong muốn trở thành tổ chức giáo dục đào tạo hàng đầu của Việt Nam, ngang tầm thế giới.

41 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ, tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý.

* Chức năng nhiệm vụ:

Theo Quyết định của Giám đốc ĐHQGHN về việc thành lập Khoa Quản trị Kinh doanh trực thuộc ĐHQGHN, HSB có chức năng nhiệm vụ chính: [15]

- Đào tạo chuyên ngành quản trị kinh doanh với các loại hình đào tạo để cấp các văn bằng: Cử nhân Quản trị Kinh doanh, Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh và mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về quản trị kinh doanh;

- Tiến hành các nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Quản trị Kinh doanh, tham gia thẩm định các dự án quốc gia, tư vấn cho các Cơ quan Quản lý Nhà nước, các Doanh nghiệp, đưa những thành tựu khoa học mới nhất vào thực tiễn Việt Nam nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách do yêu cầu kinh tế - xã hội nước ta đặt ra.

* Tầm nhìn

Trở thành Trường Quản trị kinh doanh hàng đầu tại Việt Nam, có năng lực cạnh tranh với các cơ sở uy tín cùng lĩnh vực trong khu vực và thế giới [15].

* Sứ mệnh

- Góp phần vào sự thành đạt của doanh nghiệp thông qua sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố hiện đại và truyền thống;

- Giáo dục Quản trị kinh doanh hướng tới sự tiến bộ và thịnh vượng cho Việt Nam và Thế giới;

- Tạo ra môi trường tốt nhất cho sự phát triển và thành công của từng thành viên HSB [15].

42 * Triết lý

Lãnh đạo HSB tin tưởng vào triết lý về sự kết hợp giữa “Âm” (truyền thống) và “Dương” (Hiện đại) trong quản trị kinh doanh và đang phát triển triết lý này để áp dụng như một yếu tố tạo nên sự khác biệt tại HSB [15].

2.1.3. Đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viên là những giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ có bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như thực tiễn. Trên quan điểm lấy người học làm trung tâm, các khoá học luôn được đánh giá cao với những bài tập tình huống thiết thực, hình thức thảo luận, trao đổi thẳng thắn nhằm đưa ra hướng giải quyết chính các vấn đề học viên đang gặp phải với chính doanh nghiệp của mình.

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý mạng lưới cựu học viên (Alumni) tại khoa Quản trị kinh doanh - Đại học Quốc gia Hà Nội nhằm phát triển thương hiệu nhà trường (Trang 44 - 125)