Kinh nghiệm liên kết đào tạo giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp của một

Một phần của tài liệu Quản lý liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp của trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội (Trang 44 - 106)

một số nƣớc trong khu vực và các nƣớc phát triển

1.6.1. Kinh nghiệm liên kết đào tạo của các nước khu vực Châu Âu

Châu Âu có nền công nghiệp phát triển sớm và đa dạng, là nơi xuất hiện nhiều mô hình đào tạo nghề hiệu quả, đặc biệt là mô hình liên kết giữa nhà trƣờng với DN . Liên bang Thuỵ Sỹ, CHLB Đức và Cộng hoà Pháp là 3 mô hình tiêu biểu về phối hợp giữa nhà trƣờng và xí nghiệp trong đào tạo nghề nghiệp.

Liên bang Thụy Sỹ

Tại Thuỵ Sỹ, giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp đƣợc đánh giá rất cao vì mở ra nhiều cơ hội tuyển dụng cho những ngƣời tôt nghiệp. Hiện nay có khoảng 60% thanh thiếu niên Thuỵ Sỹ lựa chọn con đƣờng học nghề ngay sau khi hoàn tất bậc trung học cơ sở (THCS). Vấn đề cốt lõi của hệ thống dạy nghề của Thuỵ Sỹ là học nghề kèm cặp và thƣờng xuyên đƣợc tiến hành trong phạm vi một công ty, hay còn gọi hoạt động này là “tập sự tại xí nghiệp” hoặc

35

“tập sự hành nghề”. Trên thực tế, có ba môi trƣờng trong hoạt động đào tạo này là : Xí nghiệp, trƣờng dạy nghề và trung tâm dạy nghề, đó là lý do ngƣời ta gọi hệ thống dạy nghề của Thuỵ Sỹ là hệ thống tam phƣơng.

Cộng hoà Liên bang Đức

Tại CHLB Đức sau khi kết thúc phổ thông (lớp 8-9) có khoảng 70% số học sinh sẽ học nghề. Mô hình dạy nghề phối hợp giữa trƣờng và DN là hệ thống đào tạo kép hay còn gọi là đào tạo song hành chiếm khoảng 90%. Việc dạy thực hành thực hiện ở xí nghiệp, dạy lý thuyết ở nhà trƣờng, hai quá trình này đƣợc tiến hành song song bên cạnh nhau. Đào tạo song hành đƣợc tiến hành đồng thời tại hai địa điểm là DN và trƣờng dạy nghề. DN ký hợp đồng đào tạo với học sinh, trong đó DN bảo đảm việc dạy nghề trong 3 năm và học sinh đảm bảo theo học nghề đầy đủ tại xí nghiệp cũng nhƣ trƣờng dạy nghề.

Ƣu điểm hệ đào tạo song hành là: Dạy nghề phù hợp với nhu cầu của DN, quá trình liên kết đào tạo thúc đẩy tính thực tiễn, năng động và linh hoạt của ngƣời học. Mục tiêu của dạy nghề song hành là dạy các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản tại sản xuất và tạo cho học viên khả năng tiếp cận với hoạt động nghề nghiệp, chuyển từ đào tạo sang việc làm. Một đặc điểm nổi bật trong dạy nghề của Đức đó là ý thức của ngƣời học, của xã hội và trách nhiệm của các DN đối với dạy nghề là rất cao.

Cộng hoà Pháp

Đào tạo nghề tại Pháp theo 3 hƣớng sau:

- Trong các trƣờng học mà chế độ học không có sản xuất

- Trong các trƣờng cao đẳng văn hoá, chủ yếu là các nghề dịch vụ. - Tại các xí nghiệp, nhà máy (đào tạo tại sản xuất)

Hệ thống đào tạo nghề theo hƣớng thứ ba (đào tạo tại sản xuất) phát triển mạnh; thời gian đào tạo thƣờng hai năm. Phần dạy thực hành thực hiện tại các xí nghiệp, còn phần lý thuyết đƣợc thực hiện tại các trƣờng lân cận. Sau khi học và thi tay nghề học sinh đƣợc cấp chứng chỉ về trình độ tay nghề.

36

1.6.2. Kinh nghiệm liên kết đào tạo của các nước khu vực Châu Á

Công nghiệp tuy phát triển sau nhƣng Nhật bản và Hàn Quốc đã trở thành con rồng của Châu Á. Trong quá trình đào tạo, mô hình phối hợp giữa nhà trƣờng và DN của hai quốc gia này nhằm đào tạo nhân lực có chất lƣợng cao.

Nhật Bản

Nhật bản có khoảng 1.500 trƣờng cao đẳng chuyên nghiệp và rất có kinh nghiệm trong việc dạy nghề tại DN. Đào tạo tại DN ở Nhật bản đã phát triển nhiều năm xuất phát từ nhu cầu đào tạo công nhân lành nghề cho các ngành kỹ thuật mới. Trong giai đoạn đầu của CNH, đào tạo tại DN thiết lập trƣớc tiên ở các DN thuộc về nhà nƣớc,

Học sinh sau khi tốt nghiệp các khoá dạy nghề trong nhà trƣờng còn đƣợc tiếp tục dạy nghề tại DN trƣớc khi làm việc để có đƣợc kỹ năng phù hợp với sản xuất của DN. Các khoá học tại DN cung cấp cho học sinh những kiến thức chủ yếu để hiểu đƣợc cơ sở khoa học của kỹ thuật sản xuất và nắm đƣợc các kỹ năng cơ bản trong môi trƣờng sản xuất hiện đại. Do đó tránh đƣợc sự lúng túng và căng thẳng khi vận dụng kỹ năng cơ bản học đƣợc ở nhà trƣờng và kỹ năng thực tế trong sản xuất. Học sinh tốt nghiệp các trƣờng dạy nghề đƣợc tuyển và thực tập làm việc toàn thời gian tại DN. Việc đào tạo ở đây phụ thuộc vào chính sách của DN nhƣng hầu hết các DN tổ chức đào tạo tại ngay công ty.

Hàn Quốc

Chƣơng trình dạy nghề luôn có những đổi mới, tỷ lệ đào tạo thực hành tăng từ năm 1973 là 18%, năm 1979 là 50% và năm 1987 là 70%, trong một số trƣờng tỷ lệ này chiếm đến 80%. Hàn Quốc đã đƣa vào thử nghiệm hệ thống phối kết hợp giữa nhà trƣờng và ngành công nghiệp nhằm tăng cƣờng đầu ra. Đây là mô hình mới hƣớng đến năng lực thực hiện cho ngƣời học, tăng thời gian thực hành tại các nhà máy, xí nghiệp ( từ 6 tháng đến 1 năm). UNESCO năm 1984 nhận định CNH của Hàn Quốc thành công là do đã dựa

37

vào cơ sở chắc chắn của giáo dục kỹ thuật và dạy nghề. Luật Hàn Quốc quy định các công ty sử dụng trên 300 lao động phải tổ chức đào tạo tại DN. Đào tạo tại DN có hai loại hình: đào tạo độc lập và đào tạo phối hợp. Đào tạo độc lập thuộc quyền sở hữu và đƣợc điều hành bởi ngành công nghiệp hoặc công ty.

1.6.3. Kinh nghiệm liên kết đào tạo của các nước khu vực Đông nam Á

Đối với các nƣớc ở Đông Nam Á có nhiều điểm tƣơng đồng về văn hoá xã hội với Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm của một số nƣớc trong khu vực về việc phối hợp giữa nhà trƣờng và DN trong dạy nghề là thiết thực cần tìm hiểu.

Thái Lan

Thực tế những năm trƣớc đây dạy nghề của Thái Lan chƣa theo kịp phát triển của thị trƣờng. Đến năm 1999, Thái Lan xây dựng hệ thống hợp tác đào tạo nghề “Cooperative training system” để giải quyết và khắc phục tình trạng bất cập nói trên. DTN hƣớng tới giải quyết mối quan hệ giữa nhà trƣờng và DN trong quá trình đào tạo và phát triển nhân lực. Hệ thống có những đặc điểm sau:

- Về mục đích: Đào tạo nhân lực có chất lƣợng, tác phong làm việc của ngƣời lao động năng động, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trƣờng; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc.

- Hình thức đào tạo là liên kết giữa nhà trƣờng và DN, tổ chức giảng dạy tại hai địa điểm;

- Tuyển sinh thực hiện theo ba hƣớng, một là ngƣời học đăng ký học tại cơ sở doanh nghiệp, hai là doanh nghiệp tuyển ngƣời rồi gửi hoặc cử đi học, ba là sự thống nhất của ba bên: cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp và ngƣời học.

- Về tài chính, DN đóng góp 1% quỹ lƣơng để chi phí cho đào tạo; - Khoá học thƣờng hai năm, cuối năm thứ nhất tổ chức thi giữa kỳ và tổ chức thi tốt nghiệp thực hiện vào cuối năm thứ hai. Việc kiểm tra đánh giá

38

đƣợc thực hiện bởi hội đồng kỹ thuật gồm nhà trƣờng và DN. Sau khi tốt nghiệp đƣợc nhận và làm việc tại các DN.

Singapore

Singapore do hệ thống giáo dục kỹ thuật dạy nghề VTE (Vocational and Technical Education) và các viện giáo dục kỹ thuật ITE (The Institute of Technical Education) đảm trách. Ngoài ra còn có các Hội và Liên đoàn công nghiệp tham gia hoạt động dạy nghề. Trong hệ thống giáo dục quốc dân Singapore, học sinh sau khi tốt nghiệp THPT học sinh phân luồng vào các cấp bậc học cao hơn, theo tỷ lệ nhƣ sau:

- 25% đi vào các trƣờng cao đẳng bình thƣờng, mức thấp (Junior Colleges); - 40% vào các trƣờng bách khoa đào tạo tài năng (Polytechnics);

- 25% vào các viện giáo dục kỹ thuật, đào tạo nghề nghiệp (ITE);

- 10% vào các khoá huấn luyện khác đề tham gia trực tiếp vào sản xuất.

Đối với 25% số lƣợng học sinh sau THPT tham gia học nghề tại các viện ITE; thời gian học là 2 năm và có sự kết hợp với các DN thông qua các liên đoàn công nghiệp nhằm hƣớng tới giải quyết mối quan hệ giữa nhà trƣờng và DN trong quá trình đào tạo và phát triển nhân lực.

Hệ thống giáo dục kỹ thuật dạy nghề Singapore có nhiều kinh nghiệm trong quản lý và tổ chức đào tạo; mô hình phối kết hợp giữa nhà trƣờng và DN ngày càng hoàn thiện đã giải quyết nạn thất nghiệp và phát triển nguồn nhân lực.

Malaysia

Ngày 19/5/2004, Chính phủ đã quyết định hình thành “hệ thống đào tạo kép quốc gia” (NDTS) là một hình thức đào tạo mang định hƣớng ngành kết hợp giữa đào tạo tại trƣờng/ trung tâm với đào tạo tại nơi làm việc. Những HS-SV ra trƣờng hoặc những công nhân đang làm việc nếu đáp ứng đƣợc các tiêu chí đề ra sẽ đƣợc DN tài trợ mời đi học việc tại DN.

DN và thợ học việc sẽ cùng ký một hợp đồng trƣớc khi đào tạo. Các thợ học việc sẽ đƣợc nhận từ DN một số tiền trợ cấp nhất định trong thời gian

39

đào tạo. Thợ học việc có trách nhiệm phải làm việc cho DN trong thời gian nếu có đƣợc yêu cầu. Trong hệ thống NDTS những ngƣời đang làm việc tại DN đƣợc lựa chọn sẽ hƣớng dẫn đào tạo kỹ năng cơ bản tại các trƣờng/ trung tâm đào tạo.

Điểm khác biệt giữa hệ thống NDTS so với các chƣơng trình đào tạo khác là yêu cầu đối với các giáo viên hƣớng dẫn phải hội nhập với những giá trị các kỹ năng xã hội và con ngƣời, các kỹ năng và phƣơng pháp học trong việc giảng dạy nội dung kỹ thuật. Đây là một bộ phận giá trị gia tăng cần có đối với những ngƣời lao động trong thế giới cạnh tranh hiện nay.

1.6.4. Kinh nghiệm có thể vận dụng vào đào tạo nghề Việt Nam

Kinh nghiệm phối hợp giữa nhà trƣờng với DN trong dạy nghề của một số nƣớc trên thế giới rất cần nghiên cứu và rút ra những vấn đề sau:

- Đa dạng hoá các cấp đào tạo và các loại hình đào tạo; trong đó hình thức dạy nghề liên kết giữa nhà trƣờng với DN là hƣớng cần đƣợc ƣu tiên;

- Cần nâng cao trách nhiệm của DN hợp tác với nhà trƣờng tham gia toàn diện vào quá trình đào tạo nhƣ: xác định mục tiêu, xây dựng nội dung chƣơng trình, lập kế hoạch sử dụng trang thiết bị, đội ngũ giáo viên, thực tập tại DN…

- Thực tế cho thấy rằng đổi với những giáo viên tốt nghiệp đại học nhƣng vẫn chƣa qua thực tế thì chỉ giảng tốt phần lý thuyết cơ sở, lý thuyết chuyên môn chứ chƣa đáp ứng đƣợc đào tạo kỹ năng cho HS-SV; Vì vậy cần thiết phải phố hợp với DN để sử dụng đội ngũ cán bộ kỹ thuật của DN trong giảng dạy thực hành và hƣớng dẫn thực tập.

- Cần có sự phối hợp giữa nhà trƣờng với DN trong việc xây dựng nội dung chƣơng trình, sử dụng trang thiết bị là hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng.

40

Tiểu kết Chƣơng 1

Trong Chƣơng 1, tác giả đã đề cập đến cơ sở lý luận về quản lý liên kết đào tạo giữa nhà trƣờng và DN với một số nội dung sau :

- Hệ thống hóa một số khái niệm có liên quan đến quản lý liên kết đào tạo giữa nhà trƣờng và DN;

- Phân tích tác động của liên kết đào tạo giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp đến chất lƣợng đào tạo nghề và hiệu quả đào tạo;

- Đề cập đến quan hệ liên kết và quản lý liên kết đào tạo giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp . Tác giả đã thiết lập ma trận mối quan hệ giữa các chức năng quản lý và nội dung quản lý liên kết đào tạo theo chu trình : Đầu vào, quá trình đào tạo, đầu ra.

- Cung cấp và phân tích thông tin kinh nghiệm của một số nƣớc về liên kết đào tạo và quản lý liên kết đào tạo giữa nhà trƣờng và donh nghiệp, nêu bài học có thể áp dụng vào đào tạo nghề Việt Nam.

41

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÝ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI

VÀ DOANH NGHIỆP

2.1. Khái quát về Trƣờng Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Trƣờng Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội (CĐNCĐHN) trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tiền thân là Trƣờng Công nhân Cơ điện Thủy lợi thành lập tháng 10 năm 1972.

Tháng 4 năm 2001, trong mạng lƣới quy hoạch chung các trƣờng thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trƣờng đƣợc sát nhập cùng với trƣờng Công nhân cơ khí Lâm nghiệp và đƣợc đổi tên thành Trƣờng Công nhân Cơ điện Nông nghiệp và PTNT. Tháng 4 năm 2004, trƣờng đƣợc nâng cấp thành trƣờng Trung học Cơ điện Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Tháng 12 năm 2006, Trƣờng Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội đƣợc thành lập trên cơ sở nâng cấp từ Trƣờng Trung học Cơ điện Nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quyết định số 1990/QĐ-Bộ LĐTB-XH của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội ngày 29/12/2006.

Trƣờng đƣợc Bộ giao nhiệm vụ đào tạo ở ba cấp trình độ: Cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề (14 nghề có trình độ cao đẳng nghề, 14 nghề có trình độ trung cấp nghề).

Trƣờng có 08 khoa đào tạo các ngành nghề kinh tế, kỹ thuật, công nghệ và sƣ phạm dạy nghề.

Trƣờng có quan hệ hợp tác với các trƣờng đào tạo nghề ở Hà Lan, Hàn Quốc, Philippin, Thái Lan và Lào….

Ngày 24 tháng 10 năm 2007, Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 198/QĐ-BNN-TCCB về chức năng nhiệm vụ , cơ cấu tổ chứcvà bộ máy của Trƣờng Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội. (Xem sơ đồ 2.1)

42

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội (Nguồn: Báo cáo tự kiểm định năm 2013)

ĐẢN G ỦY B AN GIÁM HIỆ U PHÒNG TỔ CHỨC-HÀNH CHÍNH PHÒNG TÀI CHÍNH-KẾ TOÁN PHÒNG QUẢN TRỊ ĐỜI SỐNG PHÒNG ĐÀO TẠO PHÒNG KIỂM ĐỊNH VÀ ĐBCL PHÒNG CÔNG TÁC HSSV TT TƢ VẤN TS VÀ HỖ TRỢ VL KHOA ĐIỆN KHOA ĐỘNG LỰC KHOA CƠ KHÍ

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KHOA KINH TẾ

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHOA SƢ PHẠM DẠY NGHỀ

43

Qua 40 năm trƣởng thành và phát triển, trƣờng đã trở thành cơ sở đào tạo có thƣơng hiệu và có uy tín tại Thủ đô, của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, đáp ứng nhu cầu đào tạo đạt tiêu chuẩn quốc gia tiếp cận khu vực và quốc tế. Tổ chức đào tạo của trƣờng có tất cả các khâu nhƣ: định hƣớng, tƣ vấn nghề nghiệp, tuyển sinh, đào tạo tổ chức các hoạt động giáo dục, tổ chức các lớp kỹ năng mềm các kỹ năng liên quan, giới thiệu việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, liên kết với một số trƣờng đại học để HS-SV có điều kiện học liên thông với trình độ cao hơn. Các hoạt động đƣợc xây dựng thành quy trình và chuẩn hoá từng khâu, vì vậy đã tạo nên môi trƣờng đào tạo chuyên nghiệp hiện đại, năng động và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho thủ đô và đất nƣớc trong giai đoạn CHH, HĐH và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Giới thiệu một số nét cơ bản về trƣờng CĐNCĐHN nhƣ sau:

- Sứ mệnh: Trƣờng CĐNCĐHN đóng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, có

nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo chất lƣợng đáp ứng đƣợc sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô và Đất nƣớc; Là trƣờng đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp của trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội (Trang 44 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)