3.3.1.1. Liên kết trong tuyển sinh theo đặt hàng của doanh nghiệp a) Mục tiêu
Quản lý liên kết trong tuyển sinh theo đặt hàng của DN nhằm : Phối hợp giữa trƣờng CĐNCĐHN với DN để mở rộng quy mô đào tạo và thực hiện chủ trƣơng đáp ứng nhu cầu xã hội thông qua các hợp đồng đặt hàng trong đào tạo của DN và triển khai đào tạo theo địa chỉ .
b) Nội dung biện pháp
- Tuyển sinh theo đơn đặt hàng đào tạo nghề cho lao động mà DN sẽ tuyển dụng vào làm việc.
- Tuyển sinh theo hợp đồng đặt hàng của DN: Đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo nâng cao và bồi dƣỡng nâng bậc thợ cho ngƣời lao động đang làm việc tại DN.
c) Tổ chức thực hiện
- Trung tâm tƣ vấn tuyển sinh và hỗ trợ việc làm xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và các kế hoạch đột xuất; phối hợp với DN, các Khoa chuyên môn nghề tổ chức thực hiện.
- Nghiên cứu yêu cầu của DN về nghề đào tạo, số lƣợng, cấp trình độ đào tạo và các yêu cầu chuyên biệt thích ứng với vị trí việc làm và công nghệ sản xuất của DN.
- Mở thêm các nghề mới (trình độ sơ cấp nghề, các chƣơng trình đào tạo dƣới 3 tháng) theo yêu cầu của DN.
- Phối hợp với DN tuyển sinh bảo đảm yêu cầu về chất lƣợng và phù hợp với quy chế chung.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo phù hợp với trình độ đầu vào của ngƣời học.
- Ký các hợp đồng đặt hàng đào tạo và các điều kiện bảo đảm nhƣ : Kinh phí, địa điểm đào tạo….
76
- Kiểm tra định kỳ và đột xuất thông qua các báo cáo của Trung tâm tƣ vấn tuyển sinh-hỗ trợ việc làm và bao cáo của các phòng ban, các Khoa chuyên môn nghề. Theo dõi cập nhật các kênh thông tin khác nhƣ thông tin phản hồi của DN và của HS-SV…
3.3.1.2. Liên kết đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo nghề a) Mục tiêu
Quản lý liên kết đổi mới mục tiêu, nội dung chƣơng trình, giáo trình giữa trƣờng CĐNCĐHN với DN nhằm bảo đảm sản phẩm đầu ra có kỹ năng nghề phù hợp với nhu cầu của DN.
b) Nội dung biện pháp
Nghiên cứu yêu cầu của DN về kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp với nghề mà DN đặt hàng đào tạo để:
- Lựa chọn các chƣơng trình đào tạo đã ban hành để đào tạo theo các hợp đồng đặt hàng của DN;
- Lựa chọn nội dung cần điều chỉnh bổ sung thích ứng với đặc thù lao động của DN (chú trọng bổ sung kỹ năng mềm nhƣ: làm việc theo tổ nhóm, kỹ năng giao tiếp, văn hóa DN, tác phong công nghiệp, an toàn lao động…);
- Xây dựng mới chƣơng trình theo yêu cầu của DN… c) Tổ chức thực hiện
- Phân công phòng Đào tạo chịu trách nhiệm chính, phối hợp với các Khoa chuyên môn nghề và các DN tổ chức thực hiện. Thành lập Bộ phận thuộc Phòng đào tạo phụ trách việc xây dựng chƣơng trình đào tạo theo đặt hàng của DN;
- Tổ chức biên soạn chƣơng trình đào tạo;
- Thành lập Hội đồng thẩm định các chƣơng trình đào tạo theo các hợp đồng đặt hàng của DN;
- Đại diện DN là thành viên tham gia các hoạt động trên (Đây là yêu cầu bắt buộc);
77
- Ban hành quyết định của Hiệu trƣởng về các chƣơng trình đào tạo theo yêu cầu đặt hàng của DN;
- Tổ chức đào tạo thí điểm để rút kinh nghiệm điều chỉnh nội dung chƣơng trình cho phù hợp;
- Trƣờng phối hợp với DN thực hiện các cuộc điều tra theo vết đối với HS-SV đã tốt nghiệp đang làm việc tại các DN để đánh giá tính phù hợp của nội dung chƣơng trình đào tạo, phát hiện kịp thời những vấn đề cần phải điều chỉnh bổ sung.
- Kiểm tra thông qua báo cáo của Phòng đào tạo và các Khoa chuyên môn nghề, của Hội đồng thẩm định chƣơng trình….
3.3.1.3. Liên kết đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ giáo viên dạy nghề a) Mục tiêu
Quản lý liên kết đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng đội ngũ giáo viên dạy nghề giữa trƣờng CĐNCĐHN với DN nhằm:
- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên, nhất là về kỹ năng nghề (Bởi vì đối với đào tạo nghề chủ yếu là đào tạo kỹ năng thực hành nghề).
- Huy động đƣợc cán bộ kỹ thuật của DN tham gia đào tạo nghề nhất là đào tạo thực hành nghề..
b) Nội dung biện pháp
- Phối hợp với DN xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng giáo viên dạy nghề (nội dung, thời gian, ngành nghề…);
- Nội dung đào tạo, bồi dƣỡng tập trung: Nâng cao trình độ kỹ năng nghề, cập nhật kỹ thuật-công nghệ mới áp dụng trong sản xuất; Nắm đƣợc yêu cầu của DN đối với lao động qua đào tạo tại trƣờng.
c) Tổ chức thực hiện
- Phòng đào tạo, Khoa sƣ phạm nghề xây dựng kế hoạch hàng năm và hàng quý để bố trí giáo viên thực tập tại sản xuất, đặc biệt là những ngƣời tốt nghiệp các trƣờng đại học kỹ thuật mới ra trƣờng đƣợc tuyển vào trƣờng.
78
- Tổ chức các khóa đào tạo bồi dƣỡng định kỳ, theo chuyên đề
- Giáo viên có báo cáo kết thúc đợt thực tập và báo cáo chuyên đề trƣớc khoa hoặc Hội đồng sƣ phạm nhà trƣờng.
- Ban hành các quy định và chính sách khuyến khích đối với giáo viên đi thực tập tại doanh nghiệp.
- Trao đổi và ký hợp đồng với DN để DN trả thù lao cho giáo viên dạy nghề khi họ tham gia sản xuất hàng hóa cho DN hoặc có những sáng kiến mang lại lợi ích cho DN.
- Lãnh đạo nhà trƣờng kiểm tra thông qua báo cáo, các kênh thông tin phản hồi từ HS-SV và các DN. Thăm và làm việc thực tế với các khóa đào tạo bồi dƣỡng tại DN.
3.3.1.4. Liên kết hỗ trợ tài chính, trang thiết bị và nguyên vật liệu a) Mục tiêu
Quản lý liên kết hỗ trợ tài chính, trang thiết bị, nguyên vật liệu của DN cho trƣờng CĐNCĐHN nhằm :
- Tăng cƣờng trách nhiệm xã hội của DN đối với nhà trƣờng
- Huy động nguồn lực xã hội cho đào tạo nghề thông qua hỗ trợ tài chính trang thiết bị và nguyên vật liệu của DN cho nhà trƣờng. Qua đó nâng cao chất lƣợng của trƣờng và mạng lại lợi ích cho cả 3 bên: trƣờng CĐNCĐHN, DN và ngƣời học.
b) Nội dung biện pháp
- Doanh nghiệp hỗ trợ trang thiết bị, dụng cụ cho nhà trƣờng để bổ sung thêm phƣơng tiện dạy thực hành các nghề mà DN có cùng lĩnh vực sản xuất tƣơng ứng trong sản xuất.
- Doanh nghiệp hỗ trợ cung cấp học bổng cho một số HS-SV học giỏi, nghèo và có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt.
- Doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí đào tạo cho trƣờng thực hiện trách nhiệm xã hội.
79
- Doanh nghiệp hỗ trợ nguyên vật liệu tiêu hao trong thời gian HS-SV thực tập tại DN.
- Doanh nghiệp trả thù lao cho HS-SV tham gia sản xuất sản phẩm hàng hóa trong giai đoạn thực tập sản xuất tại DN.
c) Tổ chức thực hiện
- Trung tâm tƣ vấn tuyển sinh và hỗ trợ việc làm xây dựng kế hoạch chung về khai thác và huy động nguồn hỗ trợ từ các DN.
- Trƣờng tổ chức Hội nghị khách hàng (là các DN) để giới thiệu và cung cấp thông tin về năng lực đào tạo, các nghề đào tạo, chất lƣợng đào tạo và các hoạt động khác của trƣờng.
- Ký các hợp đồng hỗ trợ của DN cho trƣờng, trong đó trƣờng cam kết sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tƣợng phục vụ cho việc nâng cao chất lƣợng đào tạo.
- Phòng đào tạo, Trung tâm tƣ vấn tuyển sinh và hỗ trợ việc làm chịu trách nhiệm về hoạt động này.
- Kiểm tra thông qua báo cáo, các kênh thông tin phản hồi từ HS-SV và các DN.