Liên kết đào tạo giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp trong các mô hình đào

Một phần của tài liệu Quản lý liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp của trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội (Trang 34 - 106)

đào tạo nghề

Có nhiều mô hình đào tạo đào tạo nghề khác nhau, tuy nhiên có 2 mô hình phổ biến hiện nay là đào tạo song hành và đào tạo luân phiên

1.4.1. Liên kết đào tạo giữa nhà trường và DN trong mô hình đào tạo nghề

1.4.1.1 Liên kết đào tạo giữa nhà trường và DN trong mô hình đào tạo song hành

2-3 ngày

Nhà trƣờng

Doanh nghiệp

3-4 ngày

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ mô hình hệ thống đào tạo song hành

LT LT LT

TH TH TH

LT

25

Nhận xét : Trong một tuần học lý thuyết thực hiện tại nhà trƣờng vài ngày và học thực hành kỹ năng nghề tại DN vài ngày.

1.4.1.2. Liên kết đào tạo giữa nhà trường và DN trong mô hình đào tạo luân phiên

4-5 tháng Nhà trƣờng

Doanh nghiệp

5-6 tháng

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ mô hình hệ thống đào tạo luân phiên

Nhận xét : Học sinh đƣợc học lý thuyết và thực hành cơ bản tại trƣờng vài tháng hoặc một học kỳ và xen kẽ học thực hành kỹ năng nghề tại DN vài tháng.

1.4.1.3. Liên kết đào tạo giữa nhà trường và DN trong mô hình đào tạo tuần tự

Nhà trƣờng

Doanh nghiệp

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ mô hình hệ thống đào tạo tuần tự

thuyết Thực hành bản Thực hành Thực tập sản xuất LT TH CB LT TH CB LT TH CB Thi TTSX TTSX TTSX TN

26

Nhận xét : Học sinh đƣợc học lý thuyết và thực hành toàn bộ chƣơng trình đào tạo tại trƣờng và thực tập sản xuất tại DN vài tháng trƣớc khi thi tốt nghiệp.

1.4.2. Các mức độ liên kết đào tạo giữa nhà trường và DN

- Mức độ liên kết toàn diện: Nhà trƣờng và DN đều có trách nhiệm cao trong toàn bộ quá trình đào tạo. Sự liên kết này thể hiện trên tất cả các khâu: tuyển sinh, xác định mục tiêu, biên soạn nội dung chƣơng trình, tổ chức quá trình đào tạo, đóng góp kinh phí đào tạo, tổ chức thi tốt nghiệp và tiếp nhận học sinh sau tốt nghiệp.

- Mức độ liên kết có giới hạn: Nhà trƣờng DN có sự liên kết để đào tạo song ở mức độ thấp hơn so với mức liên kết toàn diện nhằm đào tạo đội ngũ công nhân làm việc trong một công đoạn cụ thể của dây chuyền sản xuất. Sự liên kết này thể hiện qua các hoạt động nhƣ : bổ sung một vài môđun đào tạo vào nội dung chƣơng trình để phù hợp với một công đoạn cụ thể của dây chuyền sản xuất tại DN; hoặc tạo điều kiện cho học sinh thực tập sản xuất, hỗ trợ phần nhỏ kinh phí đào tạo, tiếp nhận một số học sinh thực tập tại đơn vị sản xuất.

- Mức độ liên kết đơn lẻ : Quá trình đào tạo do nhà trƣờng đảm nhiệm toàn bộ, DN chỉ tạo điều kiện về địa điểm cho học sinh thực tập ở giai đoạn cuối trƣớc kỳ thi tốt nghiệp, không hỗ trợ kinh phí đào tạo và chỉ tiếp nhận số lƣợng nhỏ học sinh sau khi tốt nghiệp.

1.5. Quản lý liên kết đào tạo giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp

1.5.1. Cơ chế liên kết và cơ chế quản lý liên kết

Cơ chế là “cách thức sắp xếp tổ chức để làm đƣờng hƣớng, cơ sở theo đó mà thực hiện”; là hệ thống các mối quan hệ hữu cơ, liên quan đến cách thức tổ chức, hoạt động, tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tƣợng; cơ chế bao gồm hai mặt:

- Cách thức tổ chức

27

Từ hai định nghĩa trên có thể thấy: “cơ chế” đƣợc tạo thành bởi hai yếu tố cơ bản là: “cách thức tổ chức” và “hoạt động” (thực hiện hoặc vận hành). Yếu tố “cách thức tổ chức” đề cập đến nội dung của tổ chức, các chủ thể tham gia và cách thức hình thành tổ chức. Yếu tố “hoạt động” thể hiện các mối quan hệ tác động qua lại giữa các chủ thể trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của tổ chức.

Cơ chế quan hệ liên kết trong đào tạo giữa nhà trƣờng và DN là nội dung các mối quan hệ hợp tác giữa đào tạo, sử dụng (cách thức tổ chức) và việc vận hành các mối quan hệ này. Cơ chế quản lý liên kết đào tạo giữa nhà trƣờng và DN là hệ thống các phƣơng pháp và biện pháp đƣợc sử dụng để tác động vào quá trình vận hành của các quan hệ hợp tác trong đào tạo và sử dụng nhằm gắn đào tạo với sử dụng, tăng cƣờng khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội của hệ thống đào tạo.

Cơ chế quan hệ liên kết đào tạo và sử dụng thể hiện rõ nét ở mối quan hệ hợp tác giữa nhà trƣờng và DN. Mối quan hệ hợp tác này cần đƣợc điều chỉnh bởi một cơ chế quản lý thông qua các công cụ quản lý nhƣ: các văn bản quản lý quy định trách nhiệm của các bên tham gia đào tạo và sử dụng nhân lực; các biện pháp tài chính ràng buộc trách nhiệm của các bên tham gia.

1.5.2. Nguyên tắc liên kết trong đào tạo nghề

Khi xây dựng quan hệ hợp tác liên kết giữa nhà trƣờng với dianh nghiệp cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:

- Căn cứ và mục tiêu và nhiệm vụ của mỗi bên: Liên kết đặt trong yêu cầu chung nhƣng không ảnh hƣởng đến thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, các quy định của pháp luật của mỗi bên. Tuân theo quy luật Cung-Cầu, xây dựng quan hệ cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ. Đồng thời bảo đảm tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi bên.

- Hợp tác tự nguyện chia sẻ trách nhiệm : Liên kết trên cơ sở hợp tác và tự nguyện, không ảnh hƣởng đến nhau nhƣng phải quan tâm chia sẻ trách nhiệm với ngƣời học với cộng đồng và xã hội;

28

- Bình đẳng về lợi ích : Liên kết phải bình đẳng, xuất phát từ lợi ích chung nhƣng phải tôn trọng lợi ích riêng, hỗ trợ lẫn nhau nhƣng không phải là “xin, cho” (Xin cho là mối quan hệ nhất thời, không bền vững);

- Bảo đảm chất lƣợng đào tạo toàn diện về kiến thức, kỹ năng và thái độ (tính giáo dục, hình thành nhân cách ngƣời lao động cho HS, SV; đạo đức và tác phong công nghiệp, sức khoẻ, tránh quá chú trọng về làm kinh tế mà giảm nội dung dạy nghề-dạy ngƣời).

Có thể xác định xây dựng quan hệ liên kết đào tạo giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp theo nguyên tắc 3C [18, trang 106]. Các nguyên tắc cụ thể là :

- Liên kết đào tạo giữa CSDN và các DoN phải dựa trên nguyên tắc cân bằng lợi ích

- Liên kết đào tạo giữa CSDN và các DoN phải dựa trên nguyên tắc chia sẻ trách nhiệm

- Liên kết đào tạo giữa CSDN và các DoN phải dựa trên nguyên tắc chất lƣợng bảo đảm

Sơ đồ 1.5: Nguyên tắc liên kết giữa nhà trường và DN trong đào tạo nghề

Giải quyết tốt mối quan hệ liên kết giữa nhà trƣờng và DN theo 3 nguyên tắc trên sẽ tạo nên hiệu quả đáp ứng nhu cầu của DN của các trƣờng dạy nghề và nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho ngƣời lao động. Vùng chập Hiệu quả càng lớn khi có sự đồng bộ giữa 3 nguyên tắc trong sơ đồ 7.

Chia sẻ trách nhiệm

Cân bằng lợi ích HIỆU QUẢ

Chất lượng bảo đảm

29

1.5.3. Nội dung liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp

Quan hệ hợp tác giữa nhà trƣờng và DN thể hiện bằng sự cộng tác và phối hợp chặt chẽ các lĩnh vực hoạt động chính sau:

- Hai bên cung cấp cho nhau thông tin về khả năng cung ứng nhân lực và nhu cầu về nhân lực. Cơ sở sử dụng nhân lực đƣợc cung cấp thông tin về số lƣợng, trình độ nhân lực đào tạo, cơ cấu ngành nghề đào tạo; do vậy, giảm bớt đƣợc thời gian và chi phí tuyển dụng lao động nhƣng vẫn có thể tìm đƣợc nhân lực phù hợp. Nhà trƣờng đƣợc cung cấp thông tin về kỹ thuật - công nghệ hiện đại, yêu cầu thực tiễn sản xuất, kinh doanh, năng lực đội ngũ nhân lực đã qua đào tạo đang làm việc tại các doanh nghiệp từ đó, kịp thời cập nhật kiến thức, bổ sung, điều chỉnh mục tiêu, nội dung, chƣơng trình đào tạo, đổi mới phƣơng pháp dạy học, bồi dƣỡng giáo viên, mua sắm máy móc, nâng cấp trang thiết bị dạy học phù hợp với thực tế sản xuất nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo để đáp ứng yêu cầu của DN.

- Mối quan hệ liên kết giữa đào tạo với cơ sở sử dụng nhân lực sẽ thu hút đƣợc sự quan tâm và tham gia tích cực của các DN vào việc phát triển, điều chỉnh mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo theo nhu cầu thực tiễn của sản xuất - kinh doanh. Các chuyên gia của các DN tham gia giảng dạy, đặc biệt là dạy thực hành kỹ năng nghề cho ngƣời học, hƣớng dẫn thực tập tại DN, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, góp phần đánh giá khách quan và chính xác kết quả học tập của ngƣời học.

- Giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề có điều kiện thực tập để nâng cao tay nghề, tham quan, học hỏi kinh nghiệm tại các DN, tiếp cận những thành tựu khoa học - kỹ thuật hiện đại, những phƣơng pháp quản lý sản xuất mới; nhờ đó, đƣợc bổ sung những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với thực tiễn đổi mới kỹ thuật và tổ chức sản xuất;

- Ngƣời học đƣợc thực tập tại DN, có điều kiện rèn luyện kỹ năng tại môi trƣờng sản xuất với công nghệ hiện đại, làm quen và thích ứng với các tiêu chuẩn, an toàn lao động và yêu cầu của DN; hình thành thái độ, tác phong

30

công nghiệp. Mặt khác, HS-SV đƣợc giới thiệu và tiếp nhận vào làm việc tại DN sau khi tốt nghiệp; do vậy, sẽ cố gắng học tập, dẫn tới tỷ lệ lƣu ban, bỏ học thấp; tỷ lệ tốt nghiệp cao. Nhờ đó, vai trò và vị thế của ĐTN ngày càng đƣợc củng cố. Đây là một trong những điều kiện thu hút ngƣời học nghề;

- Thông qua các hợp đồng đào tạo, DN đóng góp kinh phí, hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết dạy học cho nhà trƣờng để phục vụ cho đào tạo. Hoạt động này càng có ý nghĩa khi các nhà trƣờng chƣa có điều kiện mua sắm hoặc nâng cấp máy móc, trang thiết bị hiện đại phù hợp với nhu cầu sản xuất;

- Nhà trƣờng liên kết với DN triển khai các đề tài nghiên cứu ứng dụng nhằm phát huy sức mạnh của cả bên, nâng cao chất lƣợng đào tạo và sản xuất; - Thành lập quỹ đào tạo nghề nhằm khuyến khích các DN tham gia hoạt động phát triển KNN, đào tạo và đào tạo lại lực lƣợng lao động.

Quan hệ hợp tác giữa nhà trƣờng và DN ngày càng cấp thiết, đặc biệt khi mục tiêu và nội dung đào tạo phải gắn liền với mục đích sử dụng nhân lực, thể hiện quan điểm xã hội hóa trong giáo dục. ĐTN không chỉ là trách nhiệm của Nhà nƣớc mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó có DN.

Nội dung cơ bản của liên kết trong đào tạo giữa nhà trƣờng và DN phải đƣợc xác định trên cơ sở:

- Liên kết đào tạo nghề giữa nhà trƣờng và DN phải là tâm điểm của chiến lƣợc phát triển dạy nghề bền vững.

Tổ chức quốc tế về Giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp (Univoc) đã khuyến cáo: “Phát triển hệ thống đào tạo nghề nghiệp hiệu quả là tâm điểm của các nỗ lực về cải cách giáo dục”.

Tác giả cho rằng đào tạo nghề tại DN và liên kết ĐTN giữa nhà trƣờng và DN là tâm điểm của chiến lƣợc phát triển dạy nghề bền vững. Xây dựng cơ chế, chính sách, mô hình liên kết giữa nhà trƣờng và DN trong ĐTN cho ngƣời lao động là con đƣờng ngắn nhất, kinh tế nhất và hiệu quả để tăng cƣờng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá thông qua nâng cao chất lƣợng ngƣời lao động.

31

Kết hợp giữa học và hành, giữa đào tạo và sản xuất, giữa nhà trƣờng và DN là nguyên lý cơ bản của đào tạo nghề. Sự phối hợp giữa nhà trƣờng và DN có ý nghĩa quan trọng đến việc nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho ngƣời lao động. Để bảo đảm liên kết có hiệu quả và bền vững thì nhân tố con ngƣời là yếu tố cơ bản quyết định đến sự thành công thông qua việc xây dựng hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách và tổ chức quá trình đào tạo.

- DN phải trở thành một chủ thể quan trọng trong hoạt động đào tạo nghề.

Tại Hội thảo việc làm cho thanh niên do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tổ chức (Tháng 9/2009) khi mổ xẻ nguyên nhân vì sao DN luôn kêu thiếu lao động có tay nghề, nhiều đại biểu cho rằng: “Vấn đề mấu chốt là nhiều doanh nghiệp chƣa coi trọng chính sách liên kết với các trƣờng nghề trong công tác đào tạo, hỗ trợ, tạo điều kiện thực tập cho công nhân”.

Bản chất của dạy nghề là dạy tại sản xuất, mục tiêu của dạy nghề là cung cấp nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; vì vậy gắn đào tạo với sản xuất thông qua liên kết giữa nhà trƣờng và DN, đào tạo nghề tại DN là định hƣớng quan trọng để đào tạo nghề cho ngƣời lao động. Vì vậy điều quan trọng nhất là: ”Xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp trở thành một chủ thể quan trọng trong đào tạo nghề”. [18, trang 131]

1.5.4. Tiếp cận theo chu trình trong Quản lý liên kết đào tạo giữa nhàtrường và doanh nghiệp trường và doanh nghiệp

Có nhiều cách tiếp cận xác định nội dung liên kết đào tạo nhà trƣờng và DN, một trong các cách đó là tiếp cận theo chu trình. Chu trình bao gồm các nội dung liên kết liên quan đến đầu vào, quá trình đào tạo và đầu ra thể hiện trên sơ đồ 1.2 . Trong mỗi nội dung đó lựa chọn một số yếu tố chủ yếu.

32

Sơ đồ 1.6. Tiếp cận chu trình đào tạo trong quản lý liên kết giữa nhà trường với doanh nghiệp

Trên cơ sở tiếp cận quản lý liên kết theo chu trình, tác giả xây dựng ma trận về mối quan hệ giữa nội dung liên kết trong đào tạo giữa nhà trƣờng và DN với các chức năng quản lý

Bảng 1.1. Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý và nội dung quản lý liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp

TT Các nội dung quản lý Các chức năng quản lý Lập kế hoạch Tổ chức thực hiện Chỉ đạo/ Lãnh đạo Kiểm tra/ Giám sát

1 Quản lý liên kết đầu vào

1.1 Quản lý liên kết tuyển sinh theo địa chỉ và yêu cầu của DN Lập kế hoạch tuyển sinh theo địa chỉ và yêu cầu của DN Tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển sinh theo địa chỉ và yêu cầu của DN Chỉ đạo thực hiện kế hoạch tuyển sinh theo địa chỉ và yêu cầu của DN Kiểm tra thực hiện kế hoạch tuyển sinh theo địa chỉ và yêu cầu của DN 1.2 Quản lý đổi mới mục tiêu, nội dung, chƣơng trình đào tạo Lập kế hoạch đổi mới mục tiêu, nội dung, chƣơng trình đào tạo Tổ chức triển khai đổi mới mục tiêu, nội dung, chƣơng trình đào tạo

Chỉ đạo thực hiện đổi mới mục tiêu, nội dung, chƣơng trình đào tạo Kiểm tra thực hiện đổi mới mục tiêu, nội dung, chƣơng

33

trình đào tạo 1.3 Quản lý liên kết

đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên Lập kế hoạch thực hiện liên kết đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên Tổ chức thực hiện liên kết đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên Chỉ đạo thực hiện liên kết đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên Kiểm tra triển khai liên kết đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên 1.4 Quản lý liên kết hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị trong đào tạo nghề

Lập kế hoạch thực hiện liên kết hỗ trợ trang thiết bị trong đào tạo

Tổ chức thực hiện liên kết hỗ trợ trang thiết bị trong

Một phần của tài liệu Quản lý liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp của trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội (Trang 34 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)