Nhóm biện pháp quản lý liên kết quá trình đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp của trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội (Trang 89 - 92)

3.3.2.1. Liên kết trong đổi mới phương thức đào tạo thực hành nghề a) Mục tiêu

Quản lý liên kết giữa trƣờng CĐNCĐHN với DN trong đổi mới phƣơng thức đào tạo nhằm: Chuyển hƣớng đào tạo từ cung sang cầu nhằm bảo đảm chất lƣợng sản phẩm sau đào tạo với các biến động của kỹ thuật công nghệ trong sản xuất và thích ứng nhanh với thị trƣờng lao động

b) Nội dung biện pháp

- Phối hợp giữa nhà trƣờng với DN trong việc áp dụng các phƣơng thức đào tạo nghề hiệu quả: nhƣ đào tạo song hành, tuần tự hay luân phiên. Qua đó nâng cao chất lƣợng đào tạo kỹ năng thực hành nghề cho HS-SV.

80

- Thống nhất giữa nhà trƣờng và DN trong việc áp dụng các phƣơng thức đào tạo hiệu quả trong giai đoạn HS-SV thực tập tại DN.

- Bảo đảm sự đồng bộ, tiếp nối trong nguyên tắc giáo dục ở tất cả các giai đoạn học lý thuyết, thực hành cơ bản tại trƣờng và thực tập sản xuất tại DN.

c) Tổ chức thực hiện

- Phòng đào tạo chủ trì, phối hợp với Khoa sƣ phạm nghề và các Khoa chuyên môn nghề chịu trách nhiệm về hoạt động này.

- Trƣờng và DN ký các hợp đồng liên kết đào tạo trong đó xác định rõ: Nghề thực tập, nội dung, số lƣợng, phƣơng pháp, cấp trình độ đào tạo, thời gian thực tập và yêu cầu đạt đƣợc sau khi HS-SV kết thúc đợt thực tập trong sản xuất tại DN.

- Giáo viên dạy nghề và cán bộ kỹ thuật của DN cùng phối hợp, trao đổi thống nhất phƣơng thức tổ chức giảng dạy thực hành nghề tại các xƣởng sản xuất của DN.

- Tổ chức các cuộc Hội thảo để giáo viên nhà trƣờng và cán bộ kỹ thuật của DN trao đổi về việc áp dụng các phƣơng pháp giảng dạy mới theo hƣớng tích cực hóa ngƣời học.

- Phòng đào tạo, các Khoa chuyên môn nghề thƣờng xuyên kiểm tra việc thực hiện các phƣơng thức và phƣơng pháp dạy thực hành tại DN.

3.3.2.2. Liên kết trong đánh giá kết quả học tập của học sinh-sinh viên a) Mục tiêu

Quản lý liên kết giữa trƣờng CĐNCĐHN và DN trong việc đánh giá kết quả học tập của HS-SV nhằm :

- Đánh giá chính xác kết quả đầu ra của HS-SV về kiến thức, kỹ năng, thái độ, trong đó quan trọng nhất là kỹ năng nghề.

- DN có cơ sở tuyển chọn lao động qua đào tạo tại trƣờng vào làm việc tại DN.

81

- Đổi mới phƣơng pháp đánh giá kết quả học tập của HS-SV thông qua thi hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp.

- Phối hợp với DN tập trung tổ chức đánh giá kỹ năng nghề cho HS- SV

c) Tổ chức thực hiện

- Khuyến khích HS-SV tham gia hoạt động đánh giá tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia để nhận chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

- Mời cán bộ kỹ thuật, thợ bậc cao đại diện cho DN tham gia đánh giá kết quả giai đoạn thực tập sản xuất tại DN; tham gia các Hội đồng thi tốt nghiệp đánh giá kết quả toàn khóa học.

- Các Khoa chuyên môn phối hợp với phòng đào tạo tổ chức các kỳ đánh giá theo quy định.

3.3.2.3. Liên kết trong nghiên cứu khoa học ứng dụng a) Mục tiêu

Quản lý liên kết giữa trƣờng CĐNCĐHN với DN trong nghiên cứu khoa học ứng dụng nhằm: Sử dụng thế mạnh của 2 bên trong hợp tác nghiên cứu khoa học ứng dụng, chuyển giao công nghệ để nâng cao chất lƣợng đào tạo và phát triển sản xuất.

b) Nội dung biện pháp

Cùng phối hợp xác định các đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng thiết thực mà 2 bên có khả năng và điều kiện triển khai trong thực tiễn giảng dạy và sản xuất.

c) Tổ chức thực hiện

- Xây dựng kế hoạch chung cùng phối hợp tổ chức nghiên cứu khoa học ứng dụng phù hợp với năng lực của đội ngũ giáo viên của trƣờng, cán bộ kỹ thuật của DN.

- Trƣờng CĐNCĐHN và DN ký các hợp đồng cùng nghiên cứu khoa học ứng dụng , chuyển giao công nghệ.

82

- Phối hợp thành lập Hội đồng nghiệm thu kết quả nghiên cứu khoa học ứng dụng mà 2 bên hợp tác nghiên cứu.

- Thƣờng xuyên trao đổi các biện pháp triển khai kết quả nghiên cứu vào thực tiễn giảng dạy và sản xuất.

- Tổ chức Hội thảo và báo cáo chuyên đề công bố kết quả nghiên cứu khoa học ứng dụng có sự tham gia của trƣờng và DN.

Một phần của tài liệu Quản lý liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp của trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)