Về chính sách đãi ngộ tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân viên lễ tân tại khách sạn Dầu Khí Thái Bình (Trang 37 - 39)

a) Giải pháp về tiền lương

Đối với người lao động, tiền lương luôn là vấn đề quan trọng và có ý nghĩa. Nó có chức năng tái sản xuất sức lao động kích thích họ làm việc có hiệu quả hơn. Vì vậy muốn duy trì khả năng làm việc lâu dài cho nhân viên khách sạn phải bù đắp sức lao động đã hao phí tức là phải tái sản xuất sức lao động, với quy mô mở rộng hơn sức lao động đã hao phí mất đi. Đồng thời các yếu tố cấu thành tiền lương phải đảm bảo không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân viên. Bên cạnh đó tiền lương phải đảm bảo khuyến khích người lao động sáng tạo. Làm được điều đó trong thời gian tới khách sạn nên áp dụng nhiều giải pháp:

- Đổi mới phương thức trả lương cho nhân viên lễ tân

Khách sạn nên áp dụng linh hoạt chính sách tạm ứng tiền lương cho nhân viên chính thức để họ có thể chủ động hơn trong cuộc sống hàng ngày. Thông qua chính sách này thể hiện được khách sạn quan tâm đến nhân viên của mình, nhất là đối với những nhân viên có hoàn cảnh khó khăn. Trường hợp nhân viên bị ốm nặng cần nhiều kinh phí để chữa trị thì tùy vào điều kiện thực tế của khách sạn và mức độ khó khăn của nhân viên mà khách sạn tạm ứng cho nhân viên một cách hợp lý.

- Cải tiến hình thức trả lương

Hiện nay, khách sạn áp dụng hình thức trả lương theo thời gian kết hợp với hình thức trả lương theo năng suất lao động không khuyến khích người lao động nhiệt tình hăng hái làm việc. Vì vậy để có thể khuyến khích người lao động làm việc nhiệt tình hơn để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, khách sạn nên áp dụng hình thức trả lương theo năng suất như sau:

TL2 = S1 + S2 +S3 Trong đó:

S1: lương thành tích của nhân viên

S1 = s1 * D1 (s1: hệ số hoàn thành công việc, D1: doanh thu vượt kế hoạch)

Nếu trong tháng nhân viên hoàn thành công việc được đánh giá là rất tốt thì s1 = 0,025; tốt s1 = 0,02; khá s1 = 0,01; trung bình s1 = 0,005; kém s1 = 0

S2: lương phụ cấp trách nhiệm S3: lương thâm niên công tác

S3 = s3 * D3 (s3: hệ số thâm niên, D3: quỹ lương thâm niên)

Nhân viên làm được 2 năm s3 = 0,1; 4 năm s3 = 0,2; 6 năm s3 = 0,3;… hệ số thâm niên được tính 2 năm tăng một lần

- Áp dụng mức thưởng cho bộ phận lễ tân

Nếu trong tháng, bộ phận lễ tân có nhân viên xuất sắc thì trưởng bộ phận có trách nhiệm đề nghị lên Ban giám đốc khen thưởng kịp thời và sẽ tuyên dương toàn bộ phận để mọi người noi theo

Vào cuối năm khách sạn đều có mức thưởng cho nhân viên khi kết quả kinh doanh của khách sạn đạt được lợi nhuận cao. Tuy nhiên để khuyến khích nhân viên hăng say, nhiệt tình với công việc hơn nữa thì khách sạn nên đưa thêm mức thưởng cho toàn bộ phận khi bộ phận đạt được doanh thu cao. Mức thưởng có thể bằng 5% doanh thu mà bộ phận đạt được trong năm để tránh tình trạng nhân viên trong bộ phận vì thành tích riêng mà không hoàn thành công việc chung của bộ phận

Ngoài ra, cuối năm khách sạn nên xét thưởng cho nhân viên có thành tích lao động giỏi, danh hiệu xuất sắc hay thưởng cho hoàn thành kế hoạch. Tùy từng trường hợp khách sạn có thể thưởng bằng quà, tiền, hoặc kèm theo giấy khen, bằng khen

Khi có thay đổi về quỹ thưởng, có thể do lợi nhuận tăng lên nên quỹ thưởng tăng lên và ngược lại, lợi nhuận giảm nên làm cho quỹ thưởng ít hơn. Khách sạn nên thông báo cho nhân viên biết về tình hình kinh doanh của khách sạn, và mức thưởng khách sạn áp dụng để nhân viên có thể hiểu rõ hơn.

- Áp dụng hình thức thưởng lũy tiến do hoàn thành vượt mức kế hoạch nghĩa là nếu nhân viên càng hoàn thành vượt mức kế hoạch thì càng được thưởng nhiều

- Áp dụng hình thức thưởng từ lợi nhuận cho nhân viên trong toàn bộ phạn lễ tân. Phương pháp tính như sau:

Tiền thưởng từ LN = LN tăng thêm * Tỷ lệ % trích thưởng từ LN

- Xây dựng chính sách thưởng hợp lý, rõ ràng về điều kiện được thưởng, tiền thưởng khi đạt được các chỉ tiêu hoàn thành công việc đề ra, thực hiện các nội quy, quy chế của công ty

- Ngoài ra, khách sạn nên đưa ra thêm nhiều hình thức thưởng như: thưởng cho những nhân viên có sáng kiến trong công việc, cho nhân viên giới thiệu được nhiều khách hàng cho khách sạn xét cả chỉ tiêu số lượng và chất lượng khách, thưởng cho nhân viên đón tiếp, phục vụ khách tốt nhất

c) Các giải pháp về phụ cấp, trợ cấp, phúc lợi

- Phụ cấp: Áp dụng mức phụ cấp chức vụ đối với các chức vụ khác nhau. Phụ cấp công việc giúp nhân viên có trách nhiệm trong công tác. Ngoài ra, nên tăng phụ cấp cho nhân viên làm việc ca đêm hợp để tránh tình trạng nhân viên đùn đẩy nhau làm ca đêm gây mất đoàn kết, khoản phụ cấp sẽ giúp nhân viên bù đắp thêm những hao phí lao động mà họ đã bỏ ra và nó làm cho người lao động thoải mái hơn trong công việc vì công việc làm ca đêm rất vất vả và ảnh hưởng đến sức khỏe

- Áp dụng mức trợ cấp cho những nhân viên nghỉ ốm đau, chữa bệnh dài ngày tiền lương sẽ được trả như sau:

+ Tiền lương chế độ được hưởng 100%

+ Tiền lương năng suất được hưởng ít nhất 50%

+ Áp dụng thêm hình thức thưởng cho nhân viên đau ốm, hiếu hỷ

- Khách sạn nên thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo đảm bảo cho nhân viên luôn được đào tạo phát triển. Các khóa học này phải được lên kế hoạch rõ ràng, cụ thể về số lượng và chất lượng đào tạo, tránh hiện tượng đào tạo ồ ạt, lãng phí, không hiệu quả

- Khách sạn nên quan tâm hơn nữa đến nhân viên và gia đình của họ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc quan tâm đến nhân viên là tốt nhưng chưa đủ, khách sạn cần phải quan tâm đến gia đình của nhân viên. Điều này làm cho nhân viên có thêm tình cảm gắn bó với khách sạn, coi khách sạn như gia đình mình. Có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như: tặng quà cho con em của nhân viên có thành tích tốt, giúp đỡ gia đình họ khi gặp khó khăn, thường xuyên tổ chức các chuyến đi tham quan, nghỉ mát giúp họ lấy lại được tinh thần sau những ngày làm việc căng thẳng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân viên lễ tân tại khách sạn Dầu Khí Thái Bình (Trang 37 - 39)