Giá trị của từ láy trong cảm nhận về con người

Một phần của tài liệu Từ láy trong Thời xa vắng của Lê Lựu luận án thạc sĩ (Trang 88 - 104)

Nông thôn không chỉ hiện lên theo cách riêng của Lê Lựu qua âm thanh, hình ảnh mà còn người cũng được nhà văn đặc biệt chú ý.

“Còn lúc tự mình làm chủ lấy công việc, làm chủ lấy ruộng đất, làm chủ lấy đời mình thì lại phá ngang ăn nói chấp chửng” [39, tr. 34].

Những người nông dân chân lấm tay bùn hàng ngày vốn quen bi ức hiếp nay được làm chủ cuộc đời mình họ còn biết bao bỡ ngỡ. Nhà văn Lê Lựu đã khéo léo sáng tạo ra từ láy chấp chửng để gọi tên cách ăn nói chưa quen ấy của những người nông dân. Ăn nói chấp chửng là cách ăn nói có thái độ mập mờ, cố ý làm cho không rõ ràng, dứt khoát muốn hiểu thế nào cũng được. Như vậy cùng nội dung ý nghĩa như từ láy lấp lửng nhưng khi sử dụng từ láy chấp chửng chúng ta như mường tượng được cả tư thế run rẩy, thiếu tự tin của những người nông dân trong buổi đầu làm chủ cuộc đời mình.

Kể về những người nông dân, nhà văn có sự cảm thông đặc biệt nên khi viết về những tật xấu của họ ông luôn nhìn bằng một ánh mắt trìu mến.

“Anh chỉ sợ cô ta là trí thức, người thành phố, nhà mình quê mùa lụt lội, chị chú là người tốt thật nhưng người cục mịch chém to kho mặn, các cháu thì nhem nhếm lúc chị em, thím cháu gặp nhau nó không được thoải mái” [39, tr. 194].

Cùng trường nghĩa với nhem nhếm chúng ta có thể kể tới các từ láy như nhem nhuốc, lôi thôi, luộm thuôm… Khi sử dụng những từ láy cũng trường nghĩa trên chúng ta chỉ cảm nhận được cái nhìn khách quan. Còn nếu dùng từ

nhem nhếm chúng ta thấy được cả sự lôi thôi, luộm thuôm nhưng hàm chứa trong đó không phải là cái nhìn vô cảm mà là cái nhìn cảm thông.

Những em bé nông thôn luôn gợi nhớ trong Lê lựu những năm tháng tuổi thơ yên bình. Nên trong những trang văn của ông hình ảnh những em bé luôn được ông ghi lại với một sự ưu ái riêng.

“Ba bốn chục đứa trẻ, đứa cõng em trên lưng, đứa bế ở nách, có đứa bế ở bụng, đứa mặc áo vệ sinh, áo bồ đội của người lớn dài quá đầu gối, đứa lại mặc quần thắt dải dút lên đến ngang ngực vẫn phải bện lên mà vẫn lòa xòa trùm xuống bàn chân như cái chổi quét nhà. Mặt mũi đứa nào cũng

ngoen nguếch đầy mực” [39, tr. 117].

Khuôn vần /oen/ chúng ta có thể gặp trong từ như hoen ố. Còn khuôn vần /uêch/ chúng ta có thể gặp trong từ nguệch ngoạc. Sự kết hợp của hai khuôn vần tạo nên từ láy ngoen nguếch có lẽ gợi lên hình ảnh những em bé có khuôn mặt lấm lem nhưng vẫn có nét của sự ngây ngô tinh nghịch. So với từ lấm lem từ ngoen nguếch tuy cùng trường nghĩa nhưng nó có khả năng gợi cao hơn hẳn. Đằng sau sự đặc tả những đứa trẻ chúng ta cảm nhận được tấm lòng nhân ái thương cho những em bé quê mùa vất vả của nhà văn.

Bằng cảm thức của một người dân quê thực sự Lê Lựu đã sáng tạo ra những từ láy để diễn tả chân thực những người nông dân. Những từ láy ấy chỉ những người sống gắn bó máu thịt với nông thôn mới có thể sáng tạo ra và nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong con người của nhà văn.

Lê Lựu thường đề cao cái thật trong sáng tác, do vậy thông qua việc sáng tạo và sử dụng từ láy theo cảm thức riêng của mình nhà văn đã tạo nên yếu tố lạ hóa trong sáng tác. Đồng thời góp phần miêu tả chân thực không gian, con người nông thôn. Ngoài ra bằng việc sáng tạo và sử dụng thành công những từ láy do mình sáng tạo một lần nữa khẳng định tài năng và óc quan sát tinh tế của Lê Lựu.

3.4. Tiểu kết chƣơng 3

Tác phẩm văn học là con đẻ tinh thần của nhà văn sau bao ngày thai nghén. Để làm nên thành công cho một tác phẩm phải dựa vào nhiều yếu tố trong đó chúng ta phải kể đến sự lựa chọn và tổ chức ngôn từ. Mỗi nhà văn đều có những cách tổ chức ngôn từ riêng để tạo ra được những giá trị thẩm mĩ. Tìm hiểu đóng góp về mặt ngôn ngữ văn chương của Lê Lựu qua việc sử dụng và sáng tạo từ láy chính là đi tìm giá trị của lớp từ này trong việc thể hiện nội dung tư tưởng, tình cảm, thái độ của nhà văn trong sáng tác.

Với phương châm sáng tác là thật Lê Lựu đã vận dụng khá linh hoạt lớp từ láy và nó đã mang lại những giá trị nhất định cho tác phẩm của ông. Khi khảo sát giá trị của từ láy trong tác phẩm Thời xa vắng của Lê Lựu chúng tôi xem xét trên hai phương diện chính là giá trị từ láy ông sử dụng và giá trị từ láy ông sáng tạo.

Lê Lựu là một nhà văn am tường cuộc sống nên khi vận dụng từ láy vào trong tác phẩm ông luôn cố gắng lựa chọn những từ đắt nhất, vì vậy từ láy đã tạo ra những hiệu quả rõ rệt. Một trong số đó là giá trị miêu tả các chi tiết trong tác phẩm. Bằng cách sử dụng từ láy, nhà văn đã làm cho các chi tiết nghệ thuật hiện lên sinh động, hấp dẫn. Trong tác phẩm Thời xa vắng từ láy góp phần tạo nên những bức tranh thiên nhiên đầy tâm trạng hay những bức tranh sinh hoạt của làng Hạ Vị với bao niềm vui nỗi buồn. Không chỉ vậy mà từ láy cũng góp phần làm cho chi tiết về ngoại hình, tính cách của các nhân vật hiện lên cụ thể hơn.

Với đặc điểm hòa phối ngữ âm uyển chuyển linh hoạt từ láy đã giúp Lê Lựu có thể khắc họa được những cung bậc tình cảm, diễn biến tâm trạng của các nhân vật một cách chân thực. Từ láy khi sử dụng thường kèm theo những sắc thái tình cảm nên đó cũng là điều kiện thuận lợi để thông qua từ láy nhà văn thể hiện các giọng điệu nghệ thuật. Ngoài ra với đặc điểm về hòa phối

ngữ âm nên từ láy góp phần tạo nhịp cho câu văn, làm cho câu văn nhịp nhàng uyển chuyển có sức lay động lòng người.

Cách sử dụng từ ngữ một lần nữa đã chứng minh phong cách thôn quê của Lê Lựu. Thông qua việc vận dụng từ láy nhà văn đã làm cho ngôn ngữ trong tác phẩm gần với cuộc sống thường nhật hơn. Không những thế từ láy còn là chất liệu để nhà văn ghi lại chân thực cuộc sống.

Là một nhà văn gắn bó sâu nặng với những vùng quê nghèo chiêm trũng nên trong cảm thức của Lê Lựu về nông thôn cũng mang màu sắc riêng. Đây là tiền để để ông sáng tạo ra một lớp từ láy thể hiện sự cảm nhận riêng của ông về thế giới xung quanh. Những từ láy do Lê lựu sáng tạo đã mang lại những giá trị riêng trong cách cảm nhận về không gian sinh hoạt, âm thanh, con người ở nông thôn. Thông qua việc sáng tạo từ láy nhà văn đã cụ thể hóa những cảm xúc, tri nhận của mình đến cho độc giả. Đồng thời những từ láy ấy đã trở thành yếu tố lạ hóa trong tác phẩm qua đó góp phần tạo nên phong cách riêng của ông.

KẾT LUẬN

Tìm hiểu về đặc điểm và giá trị của từ láy trong tác phẩm Thời xa vắng

qua đó thấy được phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn là đích mà chúng tôi hướng tới và đặt ra cho luận văn.

1. Nhằm hướng tới giải quyết vấn đề chính, trong chương một chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu và trình bày những vấn đề cơ bản nhất về phương thức cấu tạo từ tiếng Việt, các khái niệm và các quan niệm xung quanh vấn đề từ láy trong tiếng Việt, đặc điểm chung của từ láy tiếng Việt, nhận diện và cách sáng tạo từ láy. Ngoài ra chúng tôi còn tìm hiểu về con người, cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Lê Lựu, lấy đó làm cơ sở để chúng tôi tìm hiểu về những đóng góp về mặt ngôn ngữ văn chương của ông qua việc sử dụng từ láy.

2. Trên nền tảng lý thuyết, sang chương hai chúng tôi tiến hành khảo sát đặc điểm từ láy trong tác phẩm Thời xa vắng của nhà văn Lê Lựu.

Kết quả khảo sát cho thấy từ láy được sử dụng khá rộng rãi với 645 từ láy và 1591 số lần xuất hiện. Mặc dù có số lượng lớn nhưng từ láy trong tác phẩm có thể chia thành hai nhóm: từ láy Lê Lựu sử dụng và từ láy do ông sáng tạo ra.

Nhóm từ láy Lê Lựu sử dụng về cấu tạo chúng hầu hết tuân theo quy luật và mang đặc điểm chung của từ láy tiếng Việt. Trong đó từ láy đôi chiếm số lượng tuyệt đối với 623 từ. Từ láy ba không được nhà văn sử dụng trong tác phẩm và chỉ có hai từ láy tư. Trong tổng số từ láy đôi thì từ láy bộ phận chiếm ưu thế tuyệt đối với 504 từ, số lần xuất hiện là 1349 lần, chiếm 86.7% lần xuất hiện.

Về mặt ngữ nghĩa thì chúng tôi thấy rằng những từ láy xác định được thành tố gốc chiếm ưu thế với 457 từ. Ý nghĩa biểu thị của từ láy được sử dụng cũng rất phong phú đa dạng đáp ứng được yêu cầu biểu đạt nội dung và cảm xúc của tác giả.

Nhóm từ láy do Lê Lựu sáng tạo ra tuy không nhiều nhưng nó là những yếu tố lạ hóa góp phần đem lại sự hấp dẫn cho tác phẩm. Trong số 23 từ láy do Lê Lựu sáng tạo có 4 từ láy hoàn toàn còn lại là từ láy bộ phân. Căn cứ vào văn cảnh và so sánh đối chiếu từ điển chúng tôi có thể khái quát lại cơ chế sáng tạo từ láy của nhà văn là dựa vào các nguyên tắc sau: từ láy có nguồn gốc từ một từ láy khác, dựa vào ấn tượng âm thanh của các khuôn vần, dựa vào nghĩa của các thành tố cấu tạo

3. Ở chương ba, chúng tôi đi sâu tìm hiểu, đánh giá vai trò của từ láy trong tác phẩm. Đây là mục đích lớn nhất mà luận văn hướng tới.

Qua tìm hiểu việc sử dụng từ láy của nhà văn Lê Lựu chúng tôi nhận thấy giá trị to lớn của từ láy trong việc thể hiện nội dung tư tưởng, cảm xúc, thái độ của tác giả.

Đóng góp chính của từ láy trong tiểu thuyết nói riêng và tác phẩm tự sự nói chung chính là việc từ láy góp phần tạo ra những chi tiết nghệ thuật có giá trị. Ngoài ra từ láy còn giúp người viết bộc lộ được thái độ, cảm xúc trước hiện thực được nêu ra trong tác phẩm. Từ láy với đặc điểm nổi bật về mặt ngữ âm đã góp phần đắc lực trong việc tạo ra tính nhạc cho câu văn. Lựa chọn và tổ chức ngôn từ trong một tác phẩm luôn mang dấu ấn cá nhân khá đậm nét. Do vậy thông qua việc sử dụng từ láy trong tác phẩm Thời xa vắng chúng ta một lần nữa khẳng phương châm sáng tác đề cao chữ thật của Lê Lựu.

Từ láy bản chất gần với sự đánh giá mang tính chủ quan nên thông qua việc sáng tạo từ láy nhà văn đã tạo ra yếu tố lạ hóa trong cách cảm nhận về không gian, âm thanh và con người trong tác phẩm Thời xa vắng. Đồng thời nhờ yếu tố lạ hóa đó đã góp phần tạo nên phong cách riêng của nhà văn và khẳng định được tài năng và óc quan sát tinh tường của Lê Lựu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Diệp Quang Ban (2000), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb GD.

2.Diệp Quang Ban, Hữu Thung (1998), Ngữ pháp tiếng Việt ( tập1), Nxb GD. 3. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975 – 1995 những đổi mới

cơ bản, Nxb GD.

4.Nguyễn Tài Cẩn (1999), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb ĐHQG Hà Nội

5.Đỗ Hữu Châu (1986), Các bình diện của từ và của từ tiếng Việt, Nxb GD. 6. Đỗ Hữu Châu (1988), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb GD.

7. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb GD. 8. Đỗ Hữu Châu (1962), Giáo trình Việt ngữ (tập1), Nxb GD. 9. Đỗ Hữu Châu (1962), Giáo trình Việt ngữ (tập2), Nxb GD.

10. Hoàng Thị Châu (2004), Phương ngữ học tiếng Việt, Nxb ĐHQG Hà Nội. 11. Hoàng Thị Châu (1982), Tiếng Việt trên các miền đất nước, Nxb KHXH,

Hà Nội.

12. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2006), Cơ sở ngữ nghĩa học và tiếng Việt, Nxb GD.

13. Hoàng Cao Cương (1984) “ Nhận xét về một đặc điểm ngữ âm của từ láy đôi tiếng Việt”, Tạp chí ngôn ngữ ( số 4)

14. Hoàng Cao Cương, Nguyễn Thu Hằng (1985) “Thanh điệu trong từ láy đôi”, Tạp chí ngôn ngữ ( số 4)

15. Hoàng Cao Cương (1989) “Thanh điệu Việt qua giọng địa phương trên cứ liệu FO”, Ngôn ngữ, (số 4)

16. Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Đào Thanh Lan (1998), Cơ sở tiếng Việt, Nxb GD. 17. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb GD.

18. Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận dạng từ tiếng Việt, Nxb GD. 19. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2000),

20. Nguyễn Thị Thanh Hà (2000), “Bàn thêm về hiện tượng láy đảo được trật tự”, Tạp chí ngôn ngữ ( số 11).

21. Nguyễn Thị Thanh Hà (2002), “Hiện tượng láy với việc tạo tính nhạc trong thơ ca”, Tạp chí ngôn ngữ ( số 5).

22. Nguyễn Thị Thanh Hà (2002), “Giá trị nghệ thuật và phương thức sử dụng hiện tượng láy trong thơ ca Việt Nam”, Luận án tiễn sỹ ngữ văn, Hà Nội. 23. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1997), “Từ điển thuật ngữ

văn học”. Nxb GD.

24. Hoàng Văn Hành (1979), “Về hiện tượng láy trong tiếng Việt” Tạp chí ngôn ngữ (số 2)

25. Hoàng Văn Hành (1984), “Về những nhân tố quy định trật tự các thành tố trong đơn vị song tiết tiếng Việt”, Tạp chí ngôn ngữ ( số 2).

26. Hoàng Văn Hành (1991), Từ ngữ tiếng Việt trên đường hiểu biết và khám phá, Nxb KHXH.

27. Hoàng Văn Hành, Hà Quang Năng, Nguyễn Văn Khang, Phạm Hùng Việt, Nguyễn Công Đúc (1994), “Từ điển từ láy Tiếng Việt”.Nxb GD. 28. Hoàng Văn Hành, Hà Quang Năng, Nguyễn Văn Khang (1998), Từ tiếng

Việt hình thái- cấu trúc-từ láy-từ ghép-chuyển loại, Nxb KHXH.

29. Phi Tuyết Hinh (1983), “Từ láy và sự biểu trưng ngữ âm”, Tạp chí ngôn ngữ (số 2)

30. Phi Tuyết Hinh (1998), “Từ láy không rõ thành tố gốc và vấn đề biểu trưng ngữ âm trong từ biểu tượng tiếng Việt”, Ngôn ngữ (số 1).

31. Phi Tuyết Hinh (1990), “Về tính có lí do trong sự phối hợp giữa các thành tố gốc với thành tố láy âm đầu”, Ngôn ngữ (số 1).

32. Phan Văn Hoàn (1985), “Từ láy trong tiếng Việt và sự cần thiết phải nhận diện nó”, Tạp chí ngôn ngữ (số 4).

33. Phan Văn Hoàn (1991), “Bước đầu tìm hiểu sự hoạt động của từ láy trong văn học”, Tạp chí khoa học ĐHTH Hà Nội (số 6).

34. Phan Văn Hoàn (1990), “Tiếp tục thảo luận về cơ sở của sự phân biệt láy và ghép trong tiếng Việt”, Tạp chí khoa học ĐHTH Hà Nội (số 2).

35. Trần Đăng Khoa (1999), Chân dung và đối thoại, Nxb Thanh niên.

36. Lê Nhật Ký (1991), Từ láy trong truyện Kiều, Luận văn tốt nghiệp sau đại học, ĐHSP Hà Nội

37. Đinh Trọng Lạc (2008), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng việt, Nxb GD. 38. Lê Lựu (2002), Lê Lựu tạp văn, Nxb Thời đại

39. Lê Lựu (2002), Thời Xa vắng, Nxb GD.

40. Hà Quang Năng (1998), Vấn đề từ láy trong tiếng Việt, Nxb KHXH. 41. Hà Quang Năng (2003), Dạy và học từ láy ở trường phổ thông, Nxb GD. 42. Hà Quang Năng, Bùi Xuân Mai (1994), “Đặc trưng ngữ pháp của từ tượng

thanh trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ (số 2).

43. Đái Xuân Ninh (1985), Hoạt động của tiếng Việt, Nxb KHXH Hà Nội. 44. Hoàng Phê (2007), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

45. Nguễn Phú Phong (1977), “Vấn đề từ láy trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ (số 2). 46. Nguyễn Hữu Quỳnh (1998), Tiếng Việt hiện đại, Nxb GD.

47. Đào Thản (1970) “Những đặc điểm của từ láy tiếng Việt”, Tạp chí ngôn ngữ (số 1).

48. Bùi Việt Thắng (1996), Những biến đổi thể loại tiểu thuyết san 1975, Nxb

Một phần của tài liệu Từ láy trong Thời xa vắng của Lê Lựu luận án thạc sĩ (Trang 88 - 104)