Lê Lựu từng tự bạch rằng “Toàn bộ những trang viết của tôi chỉ theo đuổi một nguyên tắc là Thật. Tôi không thể viết được nếu không bám vào sự thật”. Để làm cho tác phẩm mình “thật” nhà văn Lê Lựu đã sử dụng từ ngữ theo cách rất riêng. Trong số đó chúng ta phải kể đến hệ thống từ láy để khắc họa hình tượng người nông dân, ngoài ra ông cũng có một hệ thống từ láy được sáng tạo ra mang tính khẩu ngữ, thông tục đậm chất nông thôn qua đó hàm chứa thái độ giễu cợt, châm biếm…thể hiện tư tưởng đóng góp của tác giả để hướng đến một sự cảm nhận, bình giá khách quan từ người đọc.
3.2.3.1. Ngôn ngữ thông tục, khẩu ngữ đậm chất nông thôn
Lê Lựu quan niệm đưa văn học gần hơn với đời sống thường nhật nên trong các sáng tác của mình ông ý thức vận dụng khéo léo lời ăn tiếng nói của quần chúng. Trong giao tiếp hàng ngày ở những vùng quê đồng bằng Bắc Bộ trong quá trình giao tiếp nhờ sự gần gũi, thân quen mà khi sử dụng từ ngữ thường có xu hướng biến đổi ở một vài bộ phận. Một trong số đó chúng ta có thể kể đến sự biến đổi âm đầu, những từ này cũng được nhà văn Lê Lựu khéo léo đưa vào tác phẩm của mình.
"Vốn tính dút dát, lại bị con mắt cười cợt khinh khỉnh của những cán bộ, ít ra cũng từ trung đội trưởng trở lên, buổi đàu mở mồm nói câu nào là Sài "thưa các thủ trưởng" câu ấy." [39, tr. 86].
Dút dát có nghĩa tương tự như nhút nhát điễn tả tính cách hay rụt rè, sợ sệt. Khi sử dụng từ dút dát thể hiện thái độ nhẹ hơn khi sử dụng từ láy nhút nhát. Ngoài ra khi sử dụng từ dút dát gợi lên sự đánh giá mang tính cảm tính,
Dùng để diễn tả sự mệt mỏi quá mức, tưởng như chân tay rã rời, không còn gắng gượng hoạt động bình thường được, nhà văn đã sử dụng ra từ láy bã bời thay vì sử dụng từ láy rã rời.
“Một lúc sau cái tay đã dịu đi, nỗi ấm ức cũng đã hả, và thằng Sài thấy mệt bã bời nó rấn lên nhưng không đánh mà nói một câu đầy oai vệ để rút ra ngoài của cho đỡ ngượng “Bố mày đến đây tao cũng đếch sợ, ông huých chó cho nó cắn lồi mắt bố mày ra” [39, tr. 7].
Khi sử dụng từ bã bời nhà văn như đứng vào vị trí của nhân vật để cảm nhận, để nói hộ nhân vật. Bên cạnh đó chúng ta còn cảm nhận được thái độ như bông đùa của nhà văn khi kể lại sự việc. Nhà văn đã không đứng ngoài quan sát và miêu tả một cách khách quan lạnh lùng mà nhà văn đã hòa mình vào từng cử chỉ hành động của nhân vật. Nhà văn hóa thân vào nhân vật để suy nghĩ và cảm nhận.
Với sự cảm thông cho số phận khốn khổ của Giang Minh Sài nhà văn đã ưu ái khi nói về chuyện ngoại tình của anh với Hương. Nhà văn đã sử dụng từ láy “giăng gió” để gọi tên cuộc tình ấy. Lẽ thường chúng ta vẫn gọi những cuộc tình ngoài luồng ấy là “chuyện trăng gió”. Việc sử dụng từ láy “giăng gió” với âm đầu là “gi” - là một âm giữa thay cho âm đầu là “tr”- là một âm đầu lưỡi, có lẽ nhà văn đã phần nào làm nhẹ đi tội ngoại tình của Sài.
Vốn sống phong phú không chỉ giúp nhà văn sử dụng hiệu quả những từ có trong vốn từ chung mà còn sáng tạo ra những từ láy mới dựa trên những khuôn mẫu có sẵn “Leo ơi, thế thì nó thồng thỗng trông quỷnh lắm, em chịu”
[39, tr. 90]. Bằng cách sử dụng từ láy thồng thỗng diễn tả sự trống trải không có gì ngăn che, khiến cho có thể nhìn thông từ phía trước ra phía sau, thì
thồng thỗng có nghĩa giống với từ láy thông thống nhưng khi sử dụng từ láy
thồng thỗng chúng ta cảm nhận được rõ hơn tính khẩu ngữ ngoài ra khi Lê Lựu sáng tạo ra cũng góp phần tạo nên điểm nhấn cho câu văn.
Ngôn ngữ mang đậm tính thông tục, khẩu ngữ không chỉ được thể hiện qua các sử dụng từ ngữ còn được thể hiện qua cách so sánh của nhà văn “Sài lại thấy (đôi khi bất chợt nhìn thoáng qua chứ có bao giờ dám nhìn lâu) cái mặt ấy trông chảy ra phèn phẹn như mẹt bánh đúc” [39, tr. 40]. Cách so sánh khuôn mặt “như mẹt bánh đúc” một hình ảnh quen thuộc ở những vùng quê đồng bằng Bắc bộ đã làm cho của cô Tuyết dường như dân dã hơn. Nhưng cách so sánh ấy khi kết hợp với từ láy phèn phẹt đã lột tả được sự căm ghét của Sài đối với Tuyết. Tuyết như xấu đến tột cùng trong mắt Sài và cô trở nên tầm thường như mẹt bánh đúc hàng ngày mọi người vẫn ăn của cả vùng quê nghèo chiêm trũng Hạ Vị.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng bằng các sử dụng từ láy nhà văn đã làm cho tác phẩm của mình mang tính đời thường, khẩu ngữ cao hơn. Qua đó chúng ta thấy được sự quan sát tinh tường của nhà văn đối với cuộc sống nông thôn.
3.2.3.2. Giá trị từ láy trong khắc họa chân thực cuộc sống
Lê Lựu luôn đề cao cái thật trong sáng tác của mình nên cuộc sống hiện lên trong tác phẩm của ông rất đa diện và cụ thể. Bằng con mắt tinh tường trong quan sát ông đã ghi lại chân thực cách sinh hoạt, ăn uống của người nông dân.
“Ăn uống thì húp háp xì xoạp, mồ hôi mồ kê đầm đìa nhễ nhại. Ăn xong ngồi xỉa răng nhanh nhách, đôi khi há mồm vẹo cả mặt để thò ngón tay để cậy các thứ mắc kẹt ở kẽ răng” [39, tr. 242].
Thông qua lời văn của Lê Lựu chúng ta như đang được xem thước phim quay chậm về cách ăn uống tự nhiên của những người nông dân. Với hai từ láy húp háp, xì xoạp nhà văn đã cho chúng ta có cái nhìn cận cảnh về cách ăn uống của những người nông dân. Không chỉ vậy mà nhà văn còn cho độc giả nhìn thấy được sự khó nhọc của những người dân quê qua việc sử
dụng liên tiếp hai từ láy đầm đìa, nhễ nhại để miêu tả mồ hôi. Chỉ với một từ láy đầm đìa thôi cũng đủ cho người đọc cảm nhận được thực tế nhưng khi sử tiếp một từ láy cũng trường nghĩa nữa là nhễ nhại chúng ta như thấy sự vất vả được tăng lên bội phần. Thông qua cách sử dụng từ ngữ này chúng ta chúng ta còn cảm nhận được sự quan sát tỉ mẩn của nhà văn.
Sài vốn là một người đàn ông của gia đình, anh tòan tâm toàn ý chăm lo cho tổ ấm của mình. Giống như bao người đàn ông khác, giây phút được làm cha thật thiêng liêng và cao quý. Để cám ơn vợ đã cho mình niềm hạnh phúc lớn lao đó anh cố gắng giành cho vợ sự chăm sóc đặc biệt: “Tay xách, nách mang ôm đồm, lếch thếch anh hý hửng bước vào phòng đấy sự hớ hênh…” [39, tr. 251]. Hành động “tay xách, nách mang” đã thể hiện rõ thành ý của anh, nhưng thành ý ấy anh không biết thể hiện ra một cách khéo léo. Với hành động ôm đồm – mang theo nhiều thứ một cách tham lam,kết hợp với từ láy lếch thếch đã biến anh thành một ông bố lôi thôi, luộm thuộm, trông bệ rạc khó coi nhưng trong lòng anh lại ngập tràn niềm vui và sự thích thú để chào đón đứa con đầu lòng. Trái ngược với tâm trang của Sài không gian anh đi tới lại được miêu tả “phòng đấy sự hớ hênh”. Hớ hênh gợi lên một không gian không có sự giữ gìn trân trọng. Sự trái chiều trong cách miêu tả làm cho hình ảnh của Sài càng trở nên đáng thương.
Với khả năng biểu cảm cao từ láy đã được nhà văn vận dung khá tinh tế khi miêu tả hành động của Tuyết và Sài “Cô son són đi trước, Sài lầm lũi theo sau” [39, tr. 91]. Trong tương quan đối xứng với lầm lũi - (Dáng đi) lặng lẽ mải miết, đầu cúi thấp dường như không để ý đến xung quanh [27, tr. 245] có lẽ từ láy son són gợi một dáng đi nhanh nhẹn hoạt bát. Lê Lựu sử dụng từ láy son són
và đặt trong tương quan với từ láy lầm lũi càng cho thấy sự xa cách giữa Sài và Tuyết, từ đó tô đậm thêm sự kệch cỡm của Tuyết khi đi thăm chồng.
Bằng cách sử dụng từ láy trong khi miêu tả cuộc sống nhà văn đã làm cho những chi tiết ấy trở nên sống động, có hồn hơn. Qua đó Lê Lựu cũng thể hiện được chất thật trong tác phẩm của mình.