Giá trị của từ láy trong miêu tả

Một phần của tài liệu Từ láy trong Thời xa vắng của Lê Lựu luận án thạc sĩ (Trang 54 - 72)

Miêu tả tức là dùng phương tiện nào đó làm cho người khác có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc hoặc thế giới nội tâm của con người. Với khả năng gợi hình cao từ láy đã phát huy vai trò của mình trong miêu tả các chi tiết nghệ thuật và miêu tả nhân vật. Qua đó góp phần đem lại thành công cho tác phẩm.

3.2.1.1. Giá trị của từ láy trong miêu tả chi tiết nghệ thuật

Sức chinh phục của một hình tượng nghệ thuật chính là ở sự truyền cảm mà tạo ra sức truyền cảm lại nằm ở các chi tiết nghệ thuật. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng chi tiết nghệ thuật chính là những yếu tố nhỏ lẻ của tác phẩm nhưng mang sức chứa lớn cảm xúc và tư tưởng. Đồng thời nó cũng là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn của một tác phẩm văn học. Thông qua các chi tiết nghệ thuật nhà văn thể hiện được khả năng quan sát, vốn sống và đó cũng là mảnh đất để nhà văn bộc lộ phong cách nghệ thuật riêng của mình. Vai trò của các chi tiết nghệ thuật là không nhỏ nên trong quá trình sáng tác các nhà văn đều tập trung nhiều tâm sức và tài năng để sáng tạo. Vì vậy những chi tiết nghệ thuật đặc sắc đã mang lại thành công cho họ. Cốt truyện

Thời xa vắng được đan dệt bằng một hệ thống các chi tiết nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn. Các chi tiết dù nhỏ nhưng lại mang một sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng, góp phần làm cho hình tượng nghệ thuật mang tính cụ thể, gợi cảm, sống động hơn. Các chi tiết này đóng vai trò vật liệu xây dựng, làm tiền đề cho cốt truyện phát triển thuận lợi và hợp lý.

+ Chi tiết về thiên nhiên

Nông thôn Việt Nam vốn là đề tài quen thuộc của các nhà thơ, nhà văn nhưng trong mỗi tác phẩm, mỗi tác giả nó lại hiện lên dưới những góc độ, màu sắc khác nhau. Lê Lựu vốn xuất thân từ một anh nông dân mặc áo lính, nên những trang văn của ông không thể vắng bóng hình ảnh những vùng quê nghèo, lam lũ. Không giống như nhiều nhà văn khác bức tranh nông thôn trong sáng tác của Lê Lựu chỉ là những nét chấm phá trong toàn bộ tác phẩm. Mặc dù hiếm hoi nhưng thiên nhiên trong tác phẩm cũng được nhà văn kì công miêu tả và nó cũng để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.

Thiên nhiên trong Thời xa vắng cùng mang âm hưởng của tiêu đề tác phẩm, một khung cảnh mang có màu sắc u sầu. Ngay mở đầu tác phẩm nhà văn đã đưa người đọc vào một không gian trầm buồn.

“Làng bập bềnh như trôi trong đêm sương muối. Những cây cau thẳng đuột cao vóng như chỉ chực lao thẳng đến tận trời chìm ngập giữa âm thầm

lạnh giá. Đã năm đêm nay sương làm táp đen những luống khoai lang và những cây đòn tay bằng tre ngâm nổ toang toác [39, tr. 5].

Bập bềnh gợi lên “sự trôi nổi nhấp nhô theo làn sóng, lúc bềnh lên, lúc tụt xuống” [27, tr. 33]. Bằng cách sử dụng từ láy bập bềnh dường như nhà văn đã có dự báo về cuộc sống ở ngôi làng này sẽ còn ẩn chứa nhiều điều đang chờ người đọc khám phá. Còn từ láy âm thầm với khuôn vần /âm/ gợi lên sự lặng lẽ. Sự kết hợp của hai từ láy này ở ngay câu mở đầu tác phẩm nhà văn muốn khắc họa trong lòng người đọc không gian của làng Hạ Vị nhuốm một màu u buồn. Không gian sẽ chìm sâu trong sự tĩnh lặng nếu không có từ láy tượng thanh toang toác. Âm thanh của những cây đòn tay bằng tre nổ đã kéo người đọc trở về với hiện thực để cùng tác giả nghe tiếp câu chuyện sắp được kể. Và cũng nhờ từ láy tượng thanh ấy nhà văn đã tạo ra cho bức tranh thiên nhiên thêm một điểm nhấn làm vơi đi sự hiu quanh đồng thời cũng tạo cho tác phẩm một sức hút ngay từ mở đầu.

Theo dòng kể của người dẫn chuyện chúng ta bắt gặp những bức tranh quê hương tươi đẹp nên thơ. Một trong số đó chúng ta phải kể đến đêm trăng mùa lụt.

“Ngẩng lên thấy mặt nước cồn cào trăng sáng, thứ ánh sáng rập rờn lấp lánh như bạc. Phía trước mặt là đồng nước đầy ánh trăng thơ mộng, phía sau lưng, nước đã trùm lên các mái nhà, các vườn tược cây cối và sóng ngầm đang thúc vào tường, vào vách, thúc vào rễ cây để rồi khi rút ra, tất cả sẽ xiêu vẹo mục nát, vàng úa và lụi tàn” [39, tr. 55].

Một đêm trăng đẹp cho một cuộc tình đẹp, trăng như sáng hơn, thấu lòng người hơn khi nhà văn khéo léo sử dụng hình ảnh “mặt nước cồn cào

bào mòn trong dạ từng cơn liên tiếp. Nhà văn dường như đã hóa thân vào các nhân vật để cảm nhận thế giới xung quanh để rồi đêm trăng thơ mộng ấy được tô đậm thêm nhờ các từ láy rập rờn, lấp lánh. Hai từ láy này góp cho không gian thêm lung linh, huyền ảo, mơ mộng. Đêm trăng còn được tác giả phối cảnh với không gian đồng nước mênh mông làm cho cảnh đêm trăng ngày lụt càng nên thơ.

Mặc dù không xuất hiện nhiều nhưng những chi tiết miêu tả thiên nhiên dưới ngòi bút của Lê Lựu đã để lại ấn tượng khó phai trong lòng người độc giả. Đồng thời những chi tiết ấy góp phần tạo nền cho các nhân vật bộc lộ tâm trạng. + Bức tranh sinh hoạt sống động

Trong tác phẩm Thời xa vắng, Lê Lựu miêu tả cảnh thiên nhiên chỉ mang tính chất điểm xuyết còn chân dung con người cũng chỉ được ông gợi tả xen trong những đoạn kể. Cái được nhà văn chú ý miêu tả hơn cả là những bức tranh sinh hoạt của con người. Trong tác phẩm có nhiều đoạn tả cảnh sinh hoạt khá hay, hấp dẫn.

Trong những cảnh ấy chúng ta cần kể tới cảnh người làng Hạ Vị đi làm thuê đã được gợi tả với ngòi bút sắc sảo và đầy xúc động “Làng lũ lượt kéo nhau đi”[39, tr. 25]. Từ láy lũ lượt gợi lên không khí của “từng đoàn, từng nhóm nối tiếp nhau không dứt” [27, tr. 312]. Bằng cách sử dụng từ láy lũ lượt

nhà văn đã gợi tả được hiện tượng đi làm thuê không phải là một hiện tượng lẻ tẻ mà nó đã trở nên phổ biến tại làng Hạ Vị. Đồng thời qua đó chúng ta cũng thấy được thái độ thương cảm của nhà văn khi viết về những người nông dân.

Trên bước đường mưu sinh, kiếm bát cơm xứ người, những người nông dân làng Hạ Vị luôn bị coi thường “Để đáp lại sự nhốn nháo xô đẩy, những ông bà chủ đưa mắt khinh khỉnh lướt nhìn trên đầu mọi người” [39, tr. 27],

khinh khỉnh – “(thái độ) kiêu ngạo, lạnh nhạt, coi thường, ra vẻ không thèm để ý đến người mình đang tiếp xúc” [27, tr. 199]. Sự khốn khổ của những

người nông dân được đẩy đến cao trào trước sự khinh bỉ rẻ rúng nhưng “cả làng vẫn lếch thếch kéo nhau đi” [39, tr. 29]. Lếch thếch gợi lên hình ảnh những con người lôi thôi, luộm thuộm đáng thương.

Sự tủi phận của nhưng người nông dân nói chung và của mẹ con Sài nói riêng còn được đẩy đến đỉnh điểm là phút bát cơm đến miệng mà không được ăn, khi vợ chồng nhà chủ đánh nhau hai mẹ con phải “xách nón len lén

ra khỏi cổng” [39, tr. 29]. Để lại “Phía sân mùi cơm gạo quyện với mùi tép kho dưa tỏa lên nghi ngút như muốn cuốn lấy tâm trí thằng Sài” [39, tr. 29]. Với từ láy len lén là động từ diễn tả hành động một cách hết sức nhẹ nhàng, kín đáo cốt không để cho người khác biết nhà văn đã đặc tả được hoàn cảnh đáng thương của hai mẹ con Sài. Đáng lẽ họ phải được đàng hoàng ăn cơm là thành quả lao động của họ nhưng vì thấp hèn nên những cái đáng lẽ được nhận cũng bị cướp đi. Để rồi lủi thủi như kẻ mắc tội mà chạy chốn. Hình ảnh Sài đói khát thèm thuồng vừa chạy theo mẹ vừa ngoái nhìn bát cơm mới xới ra thật xót xa và thấm thía.

Với quan điểm miêu tả cuộc sống và con người như nó vốn có Lê Lựu đã khắc họa nên hình ảnh những người dân làng Hạ Vị chân thực, sinh động trên bước đường mưu sinh khó nhọc. Không chỉ dừng lại ở đó mà bức tranh cuộc sống khốn khó của những người nông dân Hạ Vị còn được nhà văn tiếp tục khai thác thông qua cảnh lụt lội.

Cũng giống như bao làng quê ở vùng đồng Bắc Bộ cảnh lụt lội “đã thành lệ”. Nhưng những người nông dân khốn khó mỗi năm mùa nước về ttong lòng lại chất chứa bao tâm trạng.

“Sự chuẩn bị vừa hốt hoảng lo sợ, vừa háo hức mong chờ, niềm vui và nỗi buồn xô bồ cẩu thả đang bừa bộn ngổn ngang thì nước sông đã ăn lên lem lém nuốt chửng cả cánh bãi xanh non mênh mông lúa lốc và vừng” [39, tr. 42].

Mùa lũ về đã để lại trong lòng những người dân biết bao cảm xúc buồn vui lẫn lộn. Trước sức mạnh của thủy thần người dân có phần thì lo sợ và nó được cụ thể hóa qua từ hốt hoảng nhưng cũng có trong đó sự mong ngóng được cô đọng qua từ háo hức. Thế rồi sau bao ngày chuẩn bị, mong ngóng điều họ mong chờ và lo lắng đã đến.

“Đến quá nửa đêm đê quai vỡ ở chỗ cây đa còng cách đầu làng dăm cây số mà nghe tiếng nước ầm ầm rung chuyển như bom. Tiếng kêu la truyền đi rùng rợn, thảm thiết, làng nọ ríu vào làng kia, tiếng kêu như ong, hàng mấy giờ đồng hồ vẫn chưa thấy nước chảy đến” [39, tr. 43].

Với từ ầm ầm một từ láy mô phỏng âm thanh “vang to và rền liên tiếp” [27, tr. 17] nhà văn Lê Lựu đã đặc tả được sức mạnh của dòng nước lũ đang về. Cảnh lũ về không chỉ dừng lại ở âm thanh của nước mà còn được nhà văn cụ thể bằng “tiếng kêu la truyền đi rùng rợn, thảm thiết. Hai từ rùng rợn, thảm thiết đủ gợi tâm trạng sợ hãi của những người nông dân trước sức mạnh của dòng nước đang về.

Dòng nước lũ được miêu tả từ xa tới gần, ban đầu chỉ là âm thanh rồi đến những hình ảnh cụ thể “Nước đã tràn về ào ạt như gió, trong chốc lát cánh đồng lởm chởm mấp mô đã trắng băng [39, tr. 44]. Với từ ào ạt chúng ta nhưng cảm nhận được dòng nước lũ đang tràn tới, xô tới nhanh, mạnh nó cuốn đi, lấp đi tất cả “cánh đồng lởm chởm mấp mô đã trắng băng”.

Cuộc sống khốn khó nhưng những người nông dân vẫn đề cao cái tôi cá nhân nên họ thường không muốn để lộ hiện thực cuộc sống của mình. Cũng giống như bao người nông dân khác gia đình Sài cũng giữ thể diện cao. Để rồi nhà văn khắc họa cảnh mâm trên mâm dưới khiến cho người đọc phải rớt nước mắt. Châu về ra mắt họ hàng, gia đình Sài đã giành cho cô sự tiếp đãi trịnh trọng nhất.

“ba mâm cơm đều có các món hoàn hảo: thịt gà béo vàng ngây ngây, giò lụa trắng, giòn, nem rán, bóng xào xúp lơ, tôm nõn, tim gan, xúp thịt gà, cua bể, tôm hẹ giã lấy nước đánh lòng trứng gà giả làm yến. Cơm tám và xôi vò…” [39, tr. 225].

Một bữa ăn thừa thãi, các món được liệt kê thật phù hợp với đánh giá “Có thể nói món ăn Hà Nội cũng phải “nể”. Không chỉ dừng lại ở đó mà sau khi ăn xong còn có cà phê đi kèm. Nhưng đằng sau sự xa hoa, dư thừa đó lại là những hình ảnh đau lòng.

“gần chục đứa cháu đóng kín cửa bếp xì xụp bên những bát đĩa thừa thãi đã được dồn lại. Đứa con gái lớn đang gái chia vào bát cho các em. Chỉ đánh soạt vài cái chúng đã nhếu nháo xong lưng bát cơm trắng, chan nước xào” [39, tr. 226].

Hai bức tranh tương phản trong một buổi tiếp khách ở gia đình ông đồ Khang, mâm trên mọi thứ đều hoàn hảo và dư thừa nhưng đằng sau đó mâm dưới lại là cảnh thương tâm của con cháu. Chúng chỉ được ăn thức ăn thừa lại trong không gian “đóng kín cửa bếp”. Cách chúng ăn cũng thật đáng thương

xì xụp, nhếu nháo một cách ăn qua loa vội vàng. Nghịch cảnh càng được tô đậm bởi tình tiết tiếp theo “Gắp miếng giò hoặc thịt gà hoặc chả nem, cái phần duy nhất được phân phát ấy dặt xuống mâm vẫn kẹp giữa hai đầu đũa, chúng chìa bát xin mẹ múc cho thìa bánh đúc ngô” [39, tr. 226]. Bằng cách tả thực chi tiết mâm trêm mâm dưới nhà văn cho người đọc cảm nhận được sự chua xót cho tình cảnh gia đình ông đồ trong lúc khốn khó vẫn phải gồng mình lên để có những thứ cao lương mĩ vị tiếp đãi cô con dâu tương lai.

Lê Lựu không chỉ thành công trong miêu tả những chi tiết khốn khó của người nông dân mà ông còn là một ngòi bút đả kích sắc sảo. Những chi tiết về bọn người cơ hội xu nịnh xuất hiện trong đám ma cụ đồ Khang cũng là một đoạn tả xuất thần. Trần Đăng Khoa từng đánh giá trong “Chân dung và

đối thoại” rằng “Đoạn đám ma ông đồ Khang, Lê Lựu viết cũng khá tài. Anh đặc tả những người đến viếng bằng một ngọn bút sắc lẻm, có khi chỉ phẩy vài nét mà lột được hết hồn vía, tính cách, tâm địa nhân vật”.

Ngay từ đầu đám tang của cụ đã được đánh giá “Quả đám tang cụ đồ Khang là hiện tượng có một không hai ở vùng này” [39, tr. 168]. Đám tang của cụ đông vì cụ vốn là một thầy đồ có tiếng nên có nhiều học trò ở khắp nơi, lại có con trai là dũng sỹ đang chiến đấu ở trong Nam, và cũng vì họ hàng đông, hơn hết còn do sự kính nể đức độ của cụ và “Những lẽ ấy đã đem đến

nườm nượp đông đúc sự tiếc thương, kính trọng, sự linh thiêng của mất, còn tỏa ra từ đám tang cụ đồ” [39, tr. 168]. Chỉ bằng hai từ láy nườm nượp, đông đúc nhà văn đã đặc tả được không khí của đám tang. Không khí trịnh trọng là vậy còn những người tham gia lễ tang ấy cũng khiến người đọc phải suy nghĩ.

“Những còn cơ man nào là người không biết từ huyện xã nào ngơ ngác

thậm thụt, cung kính cười cợt, nghênh ngang khúm núm, họ là vô số người chưa hề biết cụ là ai, không phải vì ngưỡng mộ một gia đình cách mạng, một cuộc sống mẫu mực hoặc vì yêu mến thân thiết người em, người con của cụ” [39, tr. 168].

Một loạt từ láy được xếp theo cặp sóng đôi theo tính chất đối nghịch

ngơ ngácthậm thụt, cung kínhcười cợt, nghênh ngang khúm núm. Sáu từ láy được chia thành hai phái cực làm cho sự xuất hiện của những người này đáng lưu tâm hơn. Sự trái ngược ấy được lí giải “không đi sẽ không tiện” vì ông Hà đã về làm bí thư huyện được nửa năm, anh Tính ủy viên phụ trách nội chính của ủy ban nội chính huyện. Những người lạ tham gia đều mang trong mình những mục đích khác nhau “Đi quay ra Đật vẫn cúi vẻ mặt

đau đớn nhưng trong bụng đã có thể cái đơn xin hai nghìn ngói nằm ở chỗ Tính mà hai tuần sau anh sẽ đến xin hẳn tính không thể từ chối” [39, tr. 170]. Như vậy chỉ cần phẩy vài nét thôi, ngòi bút sắc lẻm của Lê Lựu đã lột tả được

hồn vía, tâm địa của những kẻ cơ hội khi tham gia đám tang. Mỗi người một vẻ khác nhau, nhưng họ đều là một lũ cơ hội, xu nịnh, một bầy quan lại nhà quê. Có kẻ lảng vảng vòng ngoài, dò hỏi tập quán, phong tục, ý thích của gia đình người chết rồi mới bước vào nhà, và phải đợi đến khi ông bí thư huyện uỷ đứng túc trực bên linh cữu bố, họ mới đến viếng, mới khấn to tên tuổi mình lên, vì biết trong cái túi áo đại cán của ông bí thư có cái đơn xin xỏ gì đó

Một phần của tài liệu Từ láy trong Thời xa vắng của Lê Lựu luận án thạc sĩ (Trang 54 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)