Tác phẩm “Thời xa vắng"

Một phần của tài liệu Từ láy trong Thời xa vắng của Lê Lựu luận án thạc sĩ (Trang 28 - 104)

Nhắc đến Lê Lựu là người ta nói đến Thời xa vắng, tác phẩm đưa ông trở thành sĩ quan trong làng văn. Lê lựu viết Thời xa vắng vào năm 1984, tại Đồ Sơn, ông viết trong vòng 3 tháng, tháng 6,7, 8. Cuốn sách được in năm 1986, sau khi kết thúc cuộc chống Mỹ mười một năm. Mười một năm, mọi người còn say sưa với thắng lợi, tiếp tục viết về cuộc chống Mỹ theo quán tính cũ. Lê Lựu cũng viết về chống Mỹ nhưng ông biết lùi lại giấu mình mà ngẫm nghĩ. Thời xa vắng cũng trong dòng văn chương viết về chiến tranh cách mạng nhưng là tác phẩm có giá trị hiện thực, sâu sắc. Do hoàn cảnh lịch sử văn chương trở thành một vũ khí trực tiếp chiến đấu, nên các giá trị khác không khỏi có phần non yếu. Phần lớn các tác phẩm văn chương thời kỳ này làm xong nhiệm vụ thì trôi đi, nhưng Thời xa vắng thì đọng lại. Thời xa vắng

viết về hậu phương miền Bắc trong cuộc chống Mỹ cứu nước với cả cái vui và cái buồn, cái nồng nhiệt và sự non nớt, những quầng sáng và những bóng mờ, có cả nụ cười và nước mắt....

Nhân vật chính của tiểu thuyết Thời xa vắng là anh nông dân Giang Minh Sài, từ tuổi ấu thơ, qua thời kì bộ đội, rồi thành một chuyên viên cấp bộ. Giang Minh Sài nhìn bề ngoài là thành đạt, nhưng thực ra cuộc đời anh là một bi kịch vì anh không sống cuộc sống chính mình mà là sống theo sự điều khiển của người khác. Anh yêu Hương, một tình yêu thật đẹp của tuổi trẻ học trò nhưng không lấy được Hương, để suốt đời ân hận. Anh lấy Tuyết là do người khác sắp đặt để tiến bộ, có con với Tuyết cũng là để tiến bộ, là chấp hành tổ chức để được kết nạp Đảng. Thực ra Giang Minh Sài không có gì sai, tổ chức cũng không có gì sai, mọi người đều nghĩ tốt và làm việc tốt. Nhưng cái Thời xa vắng ấy, nhiều việc tốt có tính chất khuôn mẫu cứng nhắc ấy vô

tình đã để lại hậu quả xấu, mà nhìn bề ngoài mọi người vẫn tưởng là tốt đẹp đã xa rồi.

Sự độc đáo của chủ đề, với những trang viết đầy ắp chất liệu thực, không tô hồng nhưng cũng không nhìn hiện thực bằng con mắt màu xám, mà khách quan sâu sắc, và một giọng văn thùng thình có kết dính, tạo hấp dẫn riêng, Thời xa vắng đã đưa Lê Lựu lên trên những nhà văn cùng lứa viết về đề tài chống Mỹ và bước đầu chuyển sang xây dựng thời bình.

1.4. Tiểu kết chƣơng 1

Từ láy là từ đa âm tiết được cấu tạo theo phương thức láy, trong đó quan hệ giữa các âm tiết phải thể hiện được sự hòa phối và lặp lại về mặt ngữ âm, có giá trị biểu trưng và sắc thái hóa về ngữ nghĩa. Phối hợp đặc điểm về lượng âm tiết và đặc điểm hoà phối âm thanh, ta có thể chia vốn từ láy thành láy đôi, láy ba, láy tư. Nếu dựa vào đặc điểm ngữ nghĩa chúng ta có thể chia từ láy thành các nhóm nhỏ như: mô phỏng âm thanh, nghĩa về tần suất, hình dáng kích thước, trạng thái tính chất.

Đồng thời chúng ta cũng nắm được cơ chế tạo từ láy. Trong tiếng Việt từ láy được tạo ra theo phương thức láy nó dựa vào cơ chế lặp, trên cơ sở nhân đôi yếu tố cấu thành trong láy hoàn toàn còn với láy bộ phận sự nhân đôi một vài thành tố cấu tạo được dựa trên sự hòa phối âm thanh, hay dựa vào giá trị biểu trưng mà từ mang lại.

Từ láy là một lớp từ quan trọng và đặc sắc của tiếng Việt. Trong văn học, từ láy được sử dụng như một biện pháp nghệ thuật có giá trị cao.

Nếu Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) được tấn phong là “người mở đường tinh anh” cho đổi mới văn học Việt Nam sau 1975, thì Lê Lựu chúng ta sẽ gọi là “người lính xung kích” trong trận đánh mở đường ngoạn mục đổi mới văn chương đương đại Việt Nam. Việc tìm hiểu về con người và sự nghiệp của ông, đặc biệt là tác phẩm Thời xa vắng sẽ góp phần khẳng định vị trí của ông trong nền văn học nước nhà.

Chƣơng 2

ĐẶC ĐIỂM TỪ LÁY TRONG "THỜI XA VẮNG" CỦA LÊ LỰU

2.1. Thống kê từ láy trong “Thời xa vắng” của Lê Lựu

Để đưa ra được một con chính xác về số lượng từ láy có trong vốn từ vựng tiếng Việt hiện nay, đó vẫn là một bài toán đang được các nhà nghiên cứu tìm lời giải. Tương tự như vậy, việc tìm hiểu vốn từ của một nhà văn cũng là một việc rất công phu, tỉ mỉ đòi hỏi quá trình kiểm kê ở tất cả các tác phẩm của họ. Do đó nghiên cứu từ ngữ trong một tác phẩm là một cách làm mang tính chất tương đối và coi như nghiên cứu mang tính chất trường hợp.

Từ ngữ là chất liệu không thể thiếu trong sáng tác văn chương, đồng thời đó cũng là mảnh đất để nhà văn thể hiện phong cách nghệ thuật. Do vậy khi vận dụng từ ngữ vào trong tác phẩm các nhà văn đều có sự tinh luyện nhằm đạt tới dụng ý nghệ thuật mà họ ấp ủ. Trên cơ sở đó chúng tôi tìm hiểu phong cách của nhà văn Lê Lựu thông qua khảo sát cách sử dụng từ láy trong tác phẩm Thời xa vắng.

Căn cứ vào cuốn Thời xa vắng của Lê Lựu, chúng tôi tiến hành khảo sát và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.1 Kết quả khảo sát từ láy trong tác phẩm Thời xa vắng

Tiêu chí

Từ láy

Từ láy có trong từ điển Từ láy Lê Lựu sáng tạo

Tổng

Số lượng Số lần

xuất hiện Số lượng

Số lần xuất hiện

Tư láy đôi 621 1561 23 30 644

Từ láy ba 0 0 0 0 0

Từ láy tư 2 2 0 0 2

Theo kết quả khảo sát trong Thời xa vắng của Lê Lựu, chúng tôi nhận thấy từ láy đôi gần như chiếm số lượng tuyệt đối: với 621 từ và 1561 lần xuất hiện, bên cạnh đó có hai từ láy tư còn láy ba trong tác phẩm không xuất hiện. Sự chiếm ưu thế tuyệt đối của từ láy đôi trong tác phẩm có thể giải thích dựa vào đặc điểm của thể loại tự sự nói chung và tiểu thuyết nói riêng. Trong tiểu thuyết ngôn từ luôn được dùng theo mạch nhằm miêu tả nhân vật, tình huống, sự kiện… mà từ láy đôi thường ngắn gọn sâu sắc, có khả năng gợi cảm. Ngoài ra chúng ta cũng có thể thấy rằng trong thực tế từ láy ba, láy tư không nhiều do vậy khả năng lựa chọn cũng nhiều hạn chế. Bên cạnh những từ láy Lê Lựu đã sử dụng ông còn sáng tác ra những từ láy mới, theo thống kê của chúng tôi trong tác phẩm Thời xa vắng nhà văn đã sáng tạo ra 23 từ láy đôi với 30 lần xuất hiện. Những từ láy do Lê Lựu sáng tạo ra đã góp phần làm giàu thêm cho vốn từ vựng tiếng Việt.

2.2. Những từ láy Lê Lựu sử dụng

2.2.1. Về cấu tạo

Dựa vào bộ phận đồng nhất hay khác biệt trong thành phần cấu tạo và cách phối hợp ngữ âm theo quy tắc điệp - đối, chúng tôi nhận thấy trong tiểu thuyết

Thời xa vắng của nhà văn Lê Lựu bao gồm từ láy hoàn toàn, từ láy bộ phận.

2.2.1.1. Láy hoàn toàn

Theo kết quả chúng tôi thống kê được có 117/621 từ láy đôi hoàn toàn, với 212 lần xuất hiện trong tổng số từ chiếm 13.6% tổng số lượt xuất hiện. Nhìn chung từ láy hoàn toàn đều mang đặc điểm chung của quy luật hoà phối ngữ âm trong từ láy. Trong từ láy hoàn toàn đế thuận tiện cho nghiên cứu chúng tôi tạm chia nhỏ thành các nhóm như:

- Từ láy giống nhau hoàn toàn về hình thức ngữ âm

Theo kết quả khảo sát chúng tôi thu được 69 từ giống nhau hoàn toàn về hình thức ngữ âm, chiếm 59% trong tổng số từ láy hoàn toàn. Có thể nêu ra

một số từ như: ầm ầm. ào ào, bừng bừng, buồn buồn, đều đều, êm êm, giếm giếm, vuốt vuốt, hoe hoe, gật gật, chốc chốc, chằm chằm, chiều chiều, khăng khăng, phù phù, rầm rầm, rè rè, ròng ròng, xồn xồn, rèo rèo, xa xa,… Trong các trường hợp này, trọng âm trở thành nét dị biệt quan trọng trong quan hệ giữa tiếng gốc và tiếng láy. Ở các từ này, trọng âm thường rơi vào tiếng thứ hai, khiến cho tiếng này được nhấn mạnh, có trường độ dài, còn thứ nhất được đọc lướt nhẹ và ngắn hơn.

- Láy hoàn toàn giữa hai tiếng có sự biến đổi thanh điệu

Theo chúng tôi thống kê có 41 từ chiếm 35% là từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng có sự biến đổi thanh điệu. Nguyên nhân của hiện tượng này là do phát âm lướt nhẹ ở tiếng đầu tiên nên xảy ra hiện tượng biến âm theo quy luật cùng âm vực. Có thể kể đến như: bong bóng, cuống cuồng, chầm chậm, chờn chợn, cuồn cuộn, đau đáu, hao háo, he hé, hơ hớ, hong hóng, kin kín, len lén, loang loáng, mảy may, mòng mọng,…

- Láy hoàn toàn giữa hai tiếng có sự khác nhau về âm cuối

Đây là trường đặc biệt trong từ láy hoàn toàn, trong tác phẩm Thời xa vắng chúng tôi thống kê được 7 từ có sự biến đổi phụ âm cuối, kèm theo biến đổi âm thanh chiếm 6%. Đó là các từ: nườm nượp, quàm quạp, răm rắp, phèn phẹt, sầm sập, sồn sột, tăm tắp.

Những từ láy này cùng mang đặc trưng là sự chuyển loại theo quy luật dị hóa: các phụ âm tắc vô thanh -p, -t, -k sẽ chuyển thành những phụ âm mũi cùng cặp –m, -n, -ng

2.2.1.2. Láy bộ phận

Láy bộ phận chiếm số lượng lớn nhất trong tổng số từ láy được Lê Lựu sử dụng khi viết tiểu thuyết Thời xa vắng, theo khảo sát của chúng tôi có 504 từ chiếm 81.2% trong tổng số từ láy đôi trong tác phẩm. Trong từ láy bộ phận chúng ta có thể chia thành hai tiểu loại là từ láy âm đầu và từ láy vần.

- Láy âm đầu

Từ láy âm đầu là những từ láy trong đó âm đầu được điệp lại, vần của hai tiếng trong từ láy là đối nhau. Theo khảo sát của chúng tôi trong tiểu thuyết Thời xa vắng của nhà văn Lê Lựu có 388/504 từ láy âm đầu chiếm 77% trong tổng số từ láy được sử dụng trong tác phẩm. Từ láy âm đầu chúng ta có thể chia thành các nhóm nhỏ như sau:

+ Phụ âm môi

/b/: bàn bạc, bảo ban, bập bẹ, bận bịu, bấp bênh,bập bềnh, bắt bẻ, bắt bớ, bí bách, bô báo, bội bạc, bừa bãi, bừa bộn, bức bách, bực bõ, bực bội, buồn bã.

/m/ : mấp mô, mải miết, mắng mỏ, mập mờ, mất mát, mát mẻ, màu mè, màu mỡ, mê mải, mê man, mê mệt, mênh mông, méo mó, mếu máo, mịn màng, mơ màng, mới mẻ, moi móc, mong manh.

/f/ phẳng phiu, phấp phỏng, phe phẩy, phèn phẹt, phập phồng, phù phiếm, phơi phóng, phởn phơ, phong phanh, phu phen.

/v/: vội vã, vội vàng, vớ vẩn, vui vẻ, vạ vật, vồ vập, vành vạch, vằng vặc, vạch vòi, vất vả, vật vã, vặt vãnh, ve vuốt, vênh vang, vênh váo, viển vông, vơ vẩn, vỗ về, vơ vét, vồn vã, vui vầy, vun vặt, vương vấn, vuốt ve, vướng vấp.

+ Phụ âm đầu lưỡi bẹt

/t/: Thân thiết, thầm thì, thậm thụt, thân thuộc, thẳng thắn, thảnh thơi, thành thục, thập thò, thấp thoáng, thấp thỏm, thập thõm, thật thà, tha thẩn, thấm thía, thảm thiết thẫn thờ, thậm thột, thề thốt, thềm thuồng, thều thào, thì thầm, thì thõm, thì thọt, thì thụt, thiếu thốn, thì thào, thin thít, thình thịch, thỉnh thoảng, thô thiển, thoả thuê, thoăn thoắt, thon thả, thon thót, thổn thức, thong thả, thông thạo, thủng thẳng, thững thờ.

/d/: đau đớn, đành đoạch, đua đòi, đủng đỉnh, đỡ đần, đen đủi, đua đòi. /n/: nắc nẻ, náo nức, nề nếp, ninh ních, no nê, nôn nao, nũng nịu, nuôi nấng, nở nang.

/s/: xào xạc, xa xăm, xa xôi, xầm xì, xao xác, xáo xác, xáo xới, xao xuyến, xâu xé, xì xầm, xì xào, xì xoạp, xì xụp, xin xỏ, xó xỉnh, xoắn xuýt, xoay xở, xôn xao, xuề xoà, xuýt xoa.

/z/: da diết, dai dẳng, dại dột, dấm dúi, dáng dấp, dan díu, day dứt, dề dàng, dè dặt, dịu dàng, duyên dáng, dỗ dành, dồn dập, doạ dẫm, dữ dội, dủm dỉm.

/l/: lặng lẽ, lầm lì, lam lũ, lầm lũi, làm lụng, lạnh lùng, lạnh lẽo, lấp lánh, lấp loá, lấp lửng, lẻ loi, lén lút, long lanh, liều lĩnh, lộ liễu, lời lẽ, lớn lao, lũ lượt, lừa lọc, lúc lắc, lúc lỉu, lung lay, lung linh, lưu loát.

+ Phụ âm đầu lưỡi quặt

/s/: sẵn sàng, sát sỉnh, sồn sột, súng sính, sung sướng, sầm sập, sâu sắc, sôi sục, suồng sã, sượng sùng.

/z/: răm rắp, rắc rối, rầm rĩ, rần rật, rảnh rang, rạo rực, rập rình, rập rờn, rè rúng, rên rỉ, rộn rạo, rì rầm, rình rập, ríu rít, rõ ràng, rời rạc, rối rãi, rối rít, rộn ràng, rộn rạo, rón rén, ròng rã, rủ rê, rũ rượi, rực rỡ, rùng rợn, rụt rè.

/t/: trắc trở, trằn trọc, trông trênh, trơ trẽn, trầm trồ, trơn tru, trục trặc.

+ Phụ âm mặt lưỡi

/c/: chan chứa, chậm chạp, chập chờn, chán chường, chật vật, chật chội, chặt chẽ, chập chờn, che chở, chết chóc, chì chiết, chầm chập, chắc chắn, chình chịch, chòn chọt, chói chang, chông chênh, chùn chụt, chung chiêng.

/n/: nham nhở, nhắc nhở, nhàn nhã, nhạt nhẽo, nhanh nhẹn, nhanh nhách, nhăn nheo, nhăn nhó, nhem nhuốc, nhàn nhã, nhập nhoạng, nhễ nhại, nhẹ nhàng, nhẹ nhõm, nhem nhếch, nhen nhóm, nhếnh nhoáng, nheo nhếch, nheo nhóc, nhếu nháo, nhỡ nhàng, nhỏ nhặt, nhoe nhoét, nhom nhem, nhớn nhác, nhốn nháo, nhộn nhạo, nhuần nhuyễn, nhục nhã, nhút nhát, nhấp nhổm.

+ Phụ âm gốc lưỡi

/k/ (c-q): cọc cạch, cồm cộp, cồn cào, cục cằn, quằn quại, què quặt, quanh quẩn, quần quật.

/n/: ngán ngẩm, ngần ngại, ngẩn ngơ, ngây ngô, ngây ngất, ngẳn ngủi, ngùn ngụt, ngổn ngang, ngơ ngác, ngỡ ngàng, ngóc ngách, ngột ngạt, ngọt ngào, ngùn ngụt, ngủng ngoảng, ngượng ngập.

/X/: khuây khoả, khuya khắt, khắt khe, khẽ khàng, khó khăn, khoẻ khoắn, khắc khoải, khao khát, khoan khoái, khoe khoang, khuây khoả.

/γ/: gai góc, gấp gáp, gắt gỏng, gọn gẽ, gần gũi, gắt gao, gay gắt.

+ Phụ âm thanh hầu

/h/: hẳn hoi, hả hê, hắt hủi, hậm hụt, hăng hái, heo hút, hí hửng, hớ hênh, hởn hở, hồi hộp, hẩm hiu, hăn hở , hẳn hoi, hãn hưu, hàn huyên, háo hức, hầu hạ, hẹn hò, hoạ hoằn, hốc hác, hối hả, hôi hám, hỏi han, hóm hỉnh, húp háp, hụt hẫng, hí hửng.

Vai trò của các phụ âm là không giống nhau, có những phụ âm đầu có khả năng tạo thành nhiều từ láy như /n/ (31 từ), /t/ (39 từ), /h/ (26 từ ), /z/ (27 từ), /l/ (71 từ), /s/ (21 từ) trong khi đó phụ âm /k/ (c-q) chỉ có 8 từ.

Một điều đáng chú ý là các từ láy âm khả năng thay đổi trật tự của từ. Có nhiều từ tồn tại trật tự đảo: thầm thì – thì thầm, khao khát – khát khao, dang dở - dở dang. Nguyên nhân của hiện tượng này chưa được lí giải rõ ràng. Nhưng theo một số nhà nghiên cứu cho rằng những từ có thể đảo trật tự nằm ở ranh giới từ ghép hợp nghĩa và từ láy. Bên cạnh đó cũng có tác giả kiên quyết gạt những từ này ra khỏi phạm vi từ láy. Tuy nhiên nhiều từ thuộc loại này là những từ thông dụng trong thói quen tư duy sử dụng từ láy của người Việt. Mặt khác mọi sự phân loại chỉ mang tính tương đối, nên chúng tôi coi chúng là từ láy trong phạm vi nghiên cứu.

- Từ láy vần

Từ láy vần là từ láy trong đó phần vần được lặp lại ở cả hai âm tiết, còn phụ âm đầu khác biệt nhau. Từ láy vần được cấu tạo theo nguyên tắc phần vần ở thành tố gốc và thành tố láy phải giống nhau hoàn toàn, thanh điệu giữa

Một phần của tài liệu Từ láy trong Thời xa vắng của Lê Lựu luận án thạc sĩ (Trang 28 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)