Cách tạo đơn vị

Một phần của tài liệu Từ láy trong Thời xa vắng của Lê Lựu luận án thạc sĩ (Trang 47 - 104)

Căn cứ vào văn cảnh kết hợp đối chiếu từ có trong từ điển chúng tôi mạnh dạn xếp các từ láy do Lê Lựu sáng tạo ra theo các nhóm sau:

2.3.2.1. Từ láy có nguồn gốc từ một từ láy khác

Dựa vào mẫu những của từ láy đã có trong vốn từ chung để từ đó nhà văn sáng tạo ra từ láy mới thông qua biến đổi thành phần cấu tạo của từ đã có.

- Dủm dỉm

“Dù anh đã liều quyết định khi chưa hỏi ý kiến vợ nhưng quay về vợ Tính cũng dủm dỉm cười nghĩ bụng: “Lát nữa” của anh ấy cũng được đến nửa đêm...” [39, tr. 138].

Nếu dựa vào văn cảnh chúng ta có thể suy đoán dủm dỉm được tạo ra dựa trên mẫu của từ láy tủm tỉm để gợi tả nụ cười của vợ Tính. Qua đó không chỉ thấy được sự không hài lòng mà trong đó còn bao hàm sự mỉa mai trước câu trả lời của anh cả. Như vậy cùng nội dung diễn tả nụ cười nhưng Lê Lựu sáng tạo và sử dụng từ dủm dỉm dường như có khả năng gợi cao hơn bội phần so với từ cùng trường nghĩa là tủm tỉm.

- Chấp chửng

Còn lúc tự mình làm chủ lấy công việc, làm chủ lấy ruộng đất, làm chủ lấy đời mình thì lại phá ngang ăn nói chấp chửng” [39, tr. 34].

Dựa vào văn cảnh chúng ta có thể suy đoán rằng chấp chửng được Lê Lựu sáng tạo ra trên khuôn mẫu của từ lấp lửng nhằm diễn tả thái độ mập mờ, cố ý làm cho không rõ ràng, dứt khoát muốn hiểu thế nào cũng được. Nhưng khi sử dụng âm đầu /ch/ thay cho âm đầu /l/ dường như nhà văn diễn đạt được cả tư thế run sợ của những người nông dân.

2.3.2.2. Dựa vào ấn tượng âm thanh của các khuôn vần

Dựa vào ấn tượng âm thanh là căn cứ vào nhận thức cảm tính xen lẫn cảm xúc còn lưu giữ lại trong đầu óc của các khuôn vần để sáng tạo ra từ mới

có khả năng biểu cảm cao hơn. Trong tác phẩm Thời xa vắng Lê Lựu đã sử dụng khá thành công biện pháp này và ông đã tạo được những từ láy mới có giá trị rất cao. Một trong số đó chúng ta có thể kể đến những từ như:

- Ngoen nguếch

Ngoen với khuôn vần /oe/ gợi cho chúng ta sự hoen ố, còn nguếch gợi lên sự nguệch ngoạc, nguếch ngoác, sơ sài, đơn giản. Sự kết hợp ngoen nguếch gợi lên sựu hoen ố nhưng trong đó còn bao hàm sự đánh giá mang tính cảm tính của tác giả.

“Ba bốn chục đứa trẻ, đứa cõng em trên lưng, đứa bế ở nách, có đứa bế ở bụng, đứa mặc áo vệ sinh, áo bồ đội của người lớn dài quá đầu gối, đứa lại mặc quần thắt dải dút lên đến ngang ngực vẫn phải bện lên mà vẫn lòa xòa trùm xuống bàn chân như cái chổi quét nhà. Mặt mũi đứa nào cũng

ngoen nguếch đầy mực” [39, tr. 117].

Khi miêu tả những em bé của vùng quê nghèo Hạ Vũ nhà văn sử dụng từ ngoen nguếch. Thông qua việc sáng tạo và sử dụng từ láy ngoen nguếch

nhà văn đã gợi lên chân dung của những đứa trẻ lấm lem vất vả của một vùng quê nghèo đói. Nhưng đằng sau đó chúng ta cũng cảm nhận được cái nhìn trìu mến, cảm thông của tác giả trước hoàn cảnh của các em.

- Phùng phìu

“Sài xách súng chạy đi các sườn đồi um tùm cây gai. Những tầng lá mục dưới chân phùng phìu như một chiếc đệm mút, mỗi bước đi người lại thấp xuống.” [39, tr. 162]

Dựa vào ấn tượng âm thanh của khuôn vần /ung/ diễn tả một trạng thái không cố định Lê Lựu đã sáng tạo ra từ láy phùng phìu để diễn tả cảm giác khi đi trên tầng lá mục.

Những từ láy được tạo ra dựa vào ấn tượng âm thanh của khuôn vần mang tính cá nhân rất đậm nét.

2.3.2.3. Dựa vào nghĩa của các thành tố cấu tạo

Từ láy được tạo ra theo phương thức dựa vào nghĩa của các thành tố cấu tạo chúng ta có thể chia thành hai nhóm: Dựa vào nghĩa của một thành tố và dựa vào nghĩa của cả hai thành tố.

- Dựa vào nghĩa của một thành tố

Những từ láy được sáng tạo bằng phương pháp dựa vào nghĩa của một thành tố nghĩa là căn cứ vào một từ có trong từ điển sau đó dựa vào phương thức láy tạo thêm thành tố thứ hai để tạo thành một từ mới mang đầy đủ đặc trưng của một từ láy.

- Loét xoét

Xoét chúng ta có thể gặp trong từ xoen xoét đây là từ gợi tả lối nói luôn mồm [thường là những điều không thành thực] một cách dễ dàng, trơn tru như không biết ngượng.

“Tính rất bực nếu cô em dâu lại loét xoét nói năng điều gì đó ảnh hưởng đến sự phấn đấu của em mình” [39, tr. 118].

Từ láy loét xoét được nhà văn tạo ra bằng cách dựa vào nghĩa của thành tố xoét để tạo ra một từ láy mới bằng cách lặp lại phần vần.

- Nhem nhếm

Nhem đồng nghĩa với lem – có vết bẩn ở bên ngoài [44, tr. 922]. Lê Lựu lấy yếu tố nhem với nghĩa là có vết bẩn ở bên ngoài tạo ra một từ láy mới bằng cách lặp lại phần đầu của yếu tố này nhằm chỉ người hay quần áo bị dây bẩn nhiều chỗ.

“Anh chỉ sợ cô ta là trí thức, người thành phố, nhà mình quê mùa lụt lội, chị chú là người tốt thật nhưng người cục mịch chém to kho mặn, các cháu thì nhem nhếm lúc chị em, thím cháu gặp nhau nó không được thoải mái” [39, tr. 194].

Những từ láy được tạo ra dựa vào nghĩa của một thành tố thường chỉ có một yếu tố rõ nghĩa còn một yếu tố chỉ là sự lặp lại.

- Dựa vào nghĩa của cả hai thành tố

Đây là cách thức sáng tạo từ bằng cách kết hợp ấn tượng nghĩa của hai từ để tạo ra một từ mới mang đầy đủ đặc trưng của từ láy.

- Tọa tệch

Tọa: chúng ta có thể gặp tọa trong các cấu trúc từ như: bàn tọa, an tọa, tọa lạc như vậy nếu dựa vào các từ đó chúng ta có thể tìm được nghĩa của tọa chính là ngồi.

Tệch: gợi lên sự lôi thôi, lếch thếch nếu chúng ta thêm /-u-/ ta có tuệch và nó xuất hiện trong các từ như bộc tuệch, tuệch toạc thì ý nghĩa của nó càng rõ.

Sự kết hợp của hai yếu tố này tạo ra một từ mang đầy đủ đặc điểm của từ láy nên chúng tôi xếp tọa tệch là từ láy do Lê Lựu sáng tạo.

“Cũng phải nói thêm giữa “nhà dưới” với “nhà trên” chỉ cách nhau môt khoảng sân và khách xa về không thể có sự tách biệt nào nhưng “nhà dưới” vẫn là ngôi nhà nghèo khó tọa tệch của làng Hạ Vị lụt lội ngày xưa” [39, tr. 139].

“Biết mình nói hơi quá, cô đi lại những nếp nhăn trên áo chồng: “em nói bao nhiêu lần ăn mặc phải gọn gàng anh tọa tệch lắm” [39, tr. 167].

Sau mỗi lần ấy bao nhiêu bực bội Sài trút cả lên đầu con bé mườii ba tuổi…. Nào quen thói tọa tệch đểnh đoảng ở nhà đến đây phải học hỏi, phải rèn luyện làm ăn nề nếp chứ. Nào…” [39, tr. 260].

Còn chú cháu của Sài lại niềm hiện thân của sự tọa tệch luộm thuộm

nhiều lúc Châu bắt quả tang một trong những việc mang dấu vết ấy khiến anh không thể cãi lại” [39, tr. 298].

Khi sử dụng từ tọa tệch nhà văn đã gợi lên được hình ảnh cuộc sống của những người nông dân giản đơn. Nhưng trong đó chúng ta cũng cảm nhận được tấm lòng thương cảm của Lê Lựu giành cho những con người khốn khổ.

- Chờn vơn

Đấy là kết quả của một buổi tối mùa đông đạp xe rạc cả người. Vừa mệt mỏi, sốt ruột trước sự bay lượn chờn vơn của một tình yêu như là chưa có, chưa phải thế” [39, tr. 190].

Khi sử dụng từ láy chờn vơn chúng ta cảm nhận được đó một trạng thái tình cảm lúc gần lúc xa, khi ẩn khi hiện, trạng thái tình cảm ấy chưa được định hình cụ thể. Như vậy về mặt nghữ nghĩa từ láy chờn vơn gần nghĩa với từ láy chờn vờn.

Giá đừng êm nhẹ và nũng nịu, đừng vuốt mái tóc và đừng cài lại chiếc áo quân phục cho anh, em cứ không được một cách cáu giận hoặc bằng bất cứ một cử chỉ nào đó “giết” ngay tức khắc niềm hi vọng bột phát của anh thì còn gì dễ chịu hơn sự vuốt ve chờn vơn [39, tr. 343].

Nếu căn cứ vào văn cảnh chúng ta lại thấy chờn vơn gần nghĩa với mơn trớn nhằm diễn tả sự vuốt ve nhẹ, cốt để gây cảm giác dễ chịu, thích thú.

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng chờn vơn là sự kết hợp nghĩa của

chờn vờnmơn trớn. Khi sử dụng chờn vơn chúng ta không chỉ cảm nhận được trạng thái tình cảm lúc gần lúc xa, khi ẩn khi hiện mà chúng ta còn hình dung được cả thái độ của các nhân vật.

- Bô báo

Thành tố có trong từ bô bô mang nghĩa là lớn tiếng nói ra điều không nên nói một cách không ý tứ ví dụ như “chưa chi đã bô bô cái mồm”.

Báo cũng mang nghĩa là nói với nhau.

“Kiểm tra không có nghĩa là rình rập thập thò, mặt tròn mắt dẹp nhau

“Nếu thím ấy lại bô báo chú Sài chê vợ, chú Sài hắt hủi, lạnh lẽo với thím ấy để chú Sài mất Đảng thì bố nó cũng đừng tiếc gì, cho chú ấy bỏ quách đi” [39, tr. 118].

Từ láy bô báo được Lê Lựu sáng tạo ra dựa vào nghĩa của cả hai thành tố cùng chỉ hoạt động nói với nhau để tạo nên một từ láy mới chỉ hành động nói xấu nhau một cách vô ý.

Những từ láy được Lê Lựu sáng tạo ra dựa vào nghĩa của các thành tố là những từ mà có ít nhất một thành tố có nghĩa còn thành tố còn lại có thể được tạo ra bằng cách láy lại một bộ phận, hoặc là cả hai thanh tố đều có nghĩa và từ tạo ra mang đầy đủ đặc điểm của từ láy. Ngoài ra nghĩa của từ thường là sự tổng hợp nghĩa của hai thành tố nên từ mới tạo ra có khả năng biểu cảm cao hơn hẳn so với nghĩa của từng thành tố.

Nhìn chung những từ láy do Lê Lựu sáng tạo chủ yếu dựa vào sự cảm nhận riêng của ông về thế giới xung quanh vì vậy những từ láy được sáng tạo dựa vào ấn tượng khuôn vần chiếm số lượng lớn hơn cả. Vì mang đậm màu sắc cá nhân nên thông qua sáng tạo và sử dụng từ láy nhà văn đã thể hiện được sự đánh giá mang tính chủ quan của mình. Đồng thời một lần nữa nhà văn đã khẳng định được phong cách riêng.

2.4. Tiểu kết chƣơng 2

Qua kết quả thống kê, phân loại từ láy trong tác phẩm Thời xa vắng của Lê Lựu chúng tôi nhận thấy:

1. Lê Lựu khi viết tác phẩm Thời xa vắng đã sử dụng một số lượng khá lớn từ láy với 645 từ láy và 1591 lần xuất hiện, trong đó có 623 từ láy có trong từ điển, đặc biệt còn có 23 từ do nhà văn sáng tạo ra nhằm phục vụ dụng ý nghệ thuật.

2. Từ láy Lê Lựu sử dụng Về đặc cấu tạo.

Trong số 623 từ láy có 621 từ láy đôi và hai từ láy tư là “lau cha lau chau, rậm rà rậm rịch” không có từ láy ba. Trong 623 từ láy đôi từ láy bộ phận chiếm số lượng lớn nhất với 504 từ, số lần xuất hiện là 1349 lần, chiếm 86.7%, còn lại 117 từ láy hoàn toàn với 212 lần xuất hiện chiếm 13.6%. Ngoài ra chúng tôi còn thấy có 40 từ láy không theo quy tắc thanh điệu, trong đó có 5 từ láy hoàn toàn và 35 từ láy bộ phận.

Về ngữ nghĩa:

Theo kết quả chúng tôi khảo sát trong Thời xa vắng có 457 từ láy xác định được thành tố gốc, chiếm 73.6%. Trong đó thành tố gốc đứng trước 418/ 621 từ, thành tố chính đứng sau có 39/621 từ. Từ láy không xác định được thành tố gốc có 132 từ, còn trường hợp cả hai thành tố đều có nghĩa theo chúng tôi khảo sát được có 32 từ. Ngoài ra chúng tôi thấy rằng các từ láy được sử dụng trong tiểu thuyết Thời xa vắng có thể phân theo các nhóm mang các ý nghĩa biểu trưng khác nhau như: ý nghĩa về tần suất, mô phỏng âm thanh, hình dáng kích thước, trạng thái tính chất.

3. Từ láy do Lê Lựu sáng tạo

Theo khảo chúng tôi nhận thấy có 23 từ láy do Lê lựu sáng tạo ra. Chúng đều là từ láy đôi, 4 từ láy hoàn toàn và 19 từ láy bộ phận trong đó láy âm đầu có 15 từ, láy vần có 4 từ. Căn cứ vào văn cảnh, kết hợp đối chiếu từ trong từ điển chúng tôi xếp từ láy do Lê Lựu sáng tạo ra theo các nhóm sau:

từ láy có nguồn gốc từ một từ láy khác, dựa vào ấn tượng âm thanh của các khuôn vần, dựa vào nghĩa của các thành tố cấu tạo.

Chƣơng 3

GIÁ TRỊ TỪ LÁY TRONG "THỜI XA VẮNG" CỦA LÊ LỰU

3.1. Dẫn nhập

Ngôn ngữ là chất liệu quan trọng nhất của văn chương nghệ thuật, nó là một phần quyết định đem lại thành công cho tác phẩm. Cùng một chất liệu chung nhưng với tài năng của mỗi nhà văn sẽ tạo ra những sản phẩm khác nhau. Giá trị của một từ nhiều khi được quyết định bởi cách dùng của tác giả. Do vậy khi sáng tác các nhà văn rất chú ý lựa chọn và tổ chức ngôn từ sao cho thật chính xác, độc đáo để đem lại nhiều giá trị nhất. Và khi người đọc cảm nhận được sự dày công đó chính là lúc họ cảm hiểu được vẻ đẹp nghệ thuật văn chương.

Từ láy là một bộ phận đặc sắc và quan trọng trong vốn từ vựng tiếng Việt và đó là một lớp từ có giá tri đặc biệt “Dường như, sự lặp lại toàn bộ hay bộ phận âm thanh từ láy tạo nên đặc thù trong nghĩa của mỗi từ mà khi đọc lên mới cảm thụ hết được… mỗi từ láy chứa đựng trong mình một sự thể hiện rất tinh tế và sinh động về sự cảm thụ chủ quan, về cách đánh giá và thái độ của người trước sự và vật hiện tượng đời sống. Cho nên về phương diện sử dụng ,từ láy là phương tiện tạo hình đắc lực của văn chương nghệ thuật…”[27, tr. 5]. Vì vậy các tác giả khi sử dụng từ láy đã rất chú ý khai thác thế mạnh riêng của chúng góp phần tạo nên những áng văn giàu giá trị nghệ thuật, làm say lòng độc giả.

3.2. Giá trị của từ láy Lê Lựu sử dụng

3.2.1. Giá trị của từ láy trong miêu tả

Miêu tả tức là dùng phương tiện nào đó làm cho người khác có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc hoặc thế giới nội tâm của con người. Với khả năng gợi hình cao từ láy đã phát huy vai trò của mình trong miêu tả các chi tiết nghệ thuật và miêu tả nhân vật. Qua đó góp phần đem lại thành công cho tác phẩm.

3.2.1.1. Giá trị của từ láy trong miêu tả chi tiết nghệ thuật

Sức chinh phục của một hình tượng nghệ thuật chính là ở sự truyền cảm mà tạo ra sức truyền cảm lại nằm ở các chi tiết nghệ thuật. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng chi tiết nghệ thuật chính là những yếu tố nhỏ lẻ của tác phẩm nhưng mang sức chứa lớn cảm xúc và tư tưởng. Đồng thời nó cũng là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn của một tác phẩm văn học. Thông qua các chi tiết nghệ thuật nhà văn thể hiện được khả năng quan sát, vốn sống và đó cũng là mảnh đất để nhà văn bộc lộ phong cách nghệ thuật riêng của mình. Vai trò của các chi tiết nghệ thuật là không nhỏ nên trong quá trình sáng tác các nhà văn đều tập trung nhiều tâm sức và tài năng để sáng tạo. Vì vậy

Một phần của tài liệu Từ láy trong Thời xa vắng của Lê Lựu luận án thạc sĩ (Trang 47 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)