Về ngữ nghĩa

Một phần của tài liệu Từ láy trong Thời xa vắng của Lê Lựu luận án thạc sĩ (Trang 38 - 46)

Từ láy là từ đa âm tiết được cấu tạo theo phương thức láy, trong đó quan hệ giữa các âm tiết phải thể hiện được sự hòa phối và lặp lại về mặt ngữ âm, có giá trị biểu trưng và sắc thái hóa về ngữ nghĩa. Do vậy ngoài việc xem xét cấu tạo thì việc xác định thuộc tính chung về mặt ngữ nghĩa là phần khó hơn những cũng không kém phần thú vị. Khi xem xét ngữ nghĩa của từ láy trong tác phẩm Thời xa vắng chúng tôi chú ý tới hai điểm chính: quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố trong từ láy và ý nghĩa biểu thị của từ láy.

2.2.2.1. Quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố trong từ láy

Nhận diện từ láy về mặt hình thức là một vấn đề có lẽ là đơn giản hơn rất nhiều so với việc phân loại và xác định những thuộc tính chung của từ láy về mặt ngữ nghĩa. Việc phân loại từ láy trong tác phẩm Thời xa vắng của Lê Lựu chúng ta có thể phân thành các mối quan hệ cơ bản sau:

a, Từ láy xác định được thành tố gốc

Những từ láy xác định được thành tố gốc là những từ láy có một thành tố có nghĩa và những thành tố còn lại không có nghĩa. Thành tố có nghĩa được gọi là thành tố làm nòng cốt, dựa vào nó thành tố láy được tạo ra bằng cách láy lại toàn bộ hay bộ phận các yếu tố của thành tố gốc như: cuống cuồng, chán chường… Xét về mặt ngữ nghĩa thành tố gốc quy định đặc điểm ngữ pháp của từ. Nếu thành tố gốc chỉ màu sắc thì ý nghĩa của từ láy cũng chỉ màu

sắc, nếu thành tố gốc chỉ tính chất, hành động thì từ láy cũng chỉ tính chất, hành động.

Theo kết quả khảo sát thống kê trong tác phẩm Thời xa vắng của Lê Lựu có 457 từ láy xác định được thành tố gốc, chiếm 73.6% tổng số từ láy trong tác phẩm. Nếu căn cứ vào vị trí thành tố gốc trong từ láy đôi có thể phân thành hai loại:

-. Từ láy có thành tố gốc đứng trước, thành tố phụ đứng sau.

Khảo sát và thống kê trong tác phẩm Thời xa vắng của nhà văn Lê Lựu chúng tôi thấy có 418 từ chiếm 81.8% trong tổng số từ láy xác định được thành tố gốc. Những từ láy thuộc nhóm này do tiếng gốc có nghĩa nên chúng có thể tách ra và sử dụng độc lập không cần tới thành tố láy. Từ láy có thành tố gốc đứng trước được xem như những từ đơn tồn tại song song bên từ láy.

Ví dụ: chán – chán chường, chặt – chặt chẽ, nhẹ – nhẹ nhõm, buồn – buồn bã, nặng – nặng nề, vội – vội vàng, vội - vội vã…

Quan hệ giữa các thành tố của những từ láy có thành tố gốc đứng trước là quan hệ chính phụ - thành tố gốc đứng trước thành tố láy đứng sau. Có thể biểu quan hệ này như sau:

-. Từ láy có thành tố láy đứng trước, thành tố gốc đứng sau

Theo khảo sát và thống kê trong tác phẩm Thời xa vắng của Lê Lựu chúng tôi thấy có 39 từ láy có thành tố láy đứng trước, thành tố gốc đứng sau. Những từ láy thuộc nhóm này bao gồm cả từ láy hoàn toàn và láy bộ phận như: chầm chậm, sung sướng, nhoái nhoài, lẳng lặng, lành lạnh, loáng thoáng…

Qua hệ giữa các thành tố chúng ta có thể biểu diễn như sau:

Trong từ láy có thành tố láy đứng trước, thành tố gốc đứng sau ý nghĩa của tiếng gốc bao giờ cũng mang tính khái quát tổng hợp còn ý nghĩa của từ láy thường mang tính cụ thể với những sắc thái biểu trưng hóa khác nhau. b, Từ láy không xác định được thành tố gốc

Đó là những từ mà thành tố cấu tạo nên nó hoàn toàn không có nghĩa, nghĩa của từ láy không thể giải thích nhờ vào từng thành tố trong cấu trúc của bản thân nó.

Theo thống kê của chúng tôi trong tác phẩm Thời xa vắng từ láy không xác định được thành tố gốc có 132 từ, chiếm 21.3% trên tổng số từ láy trong tác phẩm. Chúng ta có thể kể tới các từ như: đủng đỉnh, nhúng nhắng, lẫm chẫm, chuệnh choạng, chung chiêng, xào xạc, hể hả…

Mặc dù các thành tố cấu thành nên loại từ láy này không thể tồn tại độc lập, vì chúng không rõ nghĩa nhưng khi kết hợp chúng lại với nhau trong một từ thì lại tạo nên nghĩa rất rõ ràng.

Ví dụ:

Nhúng nhắng

Hơi nhúng nhắng khó đi nhưng với sức lực của Sài không thể có cách nào khác hơn để vượt khỏi khu rừng này” [39, tr. 163].

- Nhúng nhắng: Không gọn, lằng nhằng, làm cho vướng víu. Kéo dài một cách dai dẳng không dứt khoát [ 27, tr. 417].

Xào xạc

Lúc chập tối rừng cũng xào xạc sáng lên màu vàng nhợ” [39, tr. 159]. chầm chậm

- Xào xạc: có tiếng như tiếng lá cây va chạm nhẹ vào nhau khi lay động ý [27, tr. 566].

Hể hả

Nói đổ xuống sông, xuống ao, giả thử trời có bắt tội ông bà làm sao thì cũng hể hả yên phận vì con cái nó không bị dở dang” [39, tr. 121].

- Hể hả: vui vẻ lộ hẳn ra bên ngoài một cách tự nhiên do đã được vừa ý [27, tr. 161].

Lẩy bẩy

Ông lẩy bẩy đứng dậy” [39, tr. 5].

- Lẩy bẩy: ( chân tay) không vững, run rẩy một cách yếu đuối [ 27, tr. 356]. c, Những từ láy mà cả hai thành tố đều có nghĩa

Như chúng ta đã biết, ngoài những từ láy trên thì còn một loại từ láy mà cả hai yếu tố cấu thành đều có thể xác định được nghĩa. Những từ thuộc nhóm này trong tác phẩm Thời xa vắng có 32 từ, chiếm 5.1% trong tổng từ láy có trong tác phẩm. Chúng bao gồm láy hoàn toàn và láy bộ phận.

Những từ láy mà hai thành tố cấu thành đều có nghĩa chúng ta có thể kể tới như : ngóc ngách, nhường nhịn.

Nhóm từ láy giống nhau hoàn toàn về thành phần cấu tạo, chỉ khác nhau về trọng âm, thể hiện ở độ nhấn mạnh và độ kéo dài của trọng âm ở mỗi thành tố. Trọng âm thường rơi vào tiếng thứ hai của từ láy như: buồn > buồn buồn, chiều > chiều chiều, đêm >đêm đêm… Những từ láy thuộc nhóm có hình thức giống từ láy, nhưng cả hai thành tố đều có nghĩa, có khả năng hoạt động độc lập, ý nghĩa của chúng lại do nghĩa của các tiếng kết hợp với nhau tạo nên sẽ không phải từ láy chân chính. Chúng được coi là từ ghép láy âm hay từ ghép láy (Theo quan điểm của: Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Tài Cẩn).

Các thành tố của những từ láy ghép (kể cả láy bộ phận hay láy hoàn toàn) đều có ý nghĩa tương đồng với nhau về cơ bản chúng được ghép lại theo một mối quan hệ duy nhất là ghép đồng nghĩa, tức là các yếu tố có nghĩa gần nhau, tương đồng nhau.

Đối với từ láy hoàn toàn, đa số các thành tố được ghép với nhau quan hệ ngang bằng cả mặt ngữ âm và ngữ nghĩa (vì yếu tố láy được thực hiện bằng cách láy lại yếu tố gốc), dạng như: đăm → đăm đăm, xồn → xồn xồn, xăm → xăm xăm…

Đối với từ ghép láy bộ phận, mối quan hệ về ngữ nghĩa giữa các thành tố là cùng trong một phạm trù, nghĩa là chúng có cùng nội dung nghĩa tương đồng nhau. Những trường hợp này cả hai thành tố đều là danh từ hay động từ: danh từ (ngóc ngách) động từ (nhường nhịn).

2.2.2.2 Ý nghĩa biểu thị của từ láy

Trong vốn từ vựng tiếng Việt mỗi từ đều một ý nghĩa biểu thị riêng nhưng chúng đều có thể phân thành các nhóm ý nghĩa khái quát chung. Theo thống kê của chúng tôi trong tác phẩm Thời xa vắng ý nghĩa biểu thị của từ láy khá đa dạng, cụ thể:

a, Từ láy biểu thị ý nghĩa tần xuất

Từ láy biểu thị ý nghĩa tần xuất là những từ láy biểu thị số lần xuất hiện của một hiện tượng trong một phạm vi, một đơn vị thời gian nhất định.

Ví dụ:

- “Chốc chốc” - liên tiếp nhau sau mỗi khoảng ngừng nghỉ ngắn. [27, tr. 89] “Chốc chốc vấp ngã, mặt nó đập vào mặt đất lật hơi nghiêng như đập vào đá, đau đến nỗi chỉ thấy nước mắt ứa ra và không sao dậy nổi” [39, tr. 9]. - “Luôn luôn” thường xuyên, từ trước tới nay lúc nào cũng thế [27, tr. 323].

Anh luôn luôn khát vọng những người thân thiết của mình có mặt ở những nơi nguy hiểm” [39, tr. 143].

- “Thỉnh thoảng” - (Xảy ra) không thường xuyên, số lần ít và thường cách xa nhau một khoảng thời gian khá dài” [27, tr. 23].

Sau một tuần giúp em ở bệnh viện và mấy ngày đầu về nhà, chị gái Châu thỉnh thoảng mới đến thăm” [39, tr. 258].

Cả trưa và tối bố con chỉ có một chiếc bánh mì bột đen, rắn như cục gạch để trong túi, thỉnh thoảng thọc tay vào bẻ từng tí ăn dần” [39, tr. 289].

Từ láy biểu thị ý nghĩa tần xuất trong tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu không xuất hiện nhiều. Nhưng trong số đó có những từ tần số xuất hiện nhiều như là từ “luôn luôn” 12 lần, “thỉnh thoảng” 4 lần, “đều đều” và “chốc chốc” mỗi từ xuất hiện 2 lần.

b, Từ láy biểu thị ý nghĩa mô phỏng âm thanh

Những âm thanh được ghi lai thông qua các từ mô phỏng âm thanh. Ví dụ:

- “Lộp bộp” - (tiếng mưa rơi, vật rơi) trầm và nặng, nghe không đều và thưa thớt [27, tr. 303].

Tiếng nước ào ạt át cả tiếng mưa tơi lộp bộp trên mái tăng” [39, tr. 160]. - “Ầm ầm” - (tiếng động) vang to và rền liên tiếp.

Cái sức bùng nổ ấy ầm ầm trên đài phát thanh, choáng đầy trên báo hàng ngày” [39, tr. 135].

Nhưng chính lúc này nghe tiếng nước chảy ầm ầm anh tưởng như nó đang thúc vào ruột gan mình” [39, tr. 160].

- “Lao xao” - có nhiều âm thanh nhỏ nhẹ hoặc tiếng người xen lẫn nhau từ xa vẳng lại, nhe không rõ từng tiếng, nhưng đều và âm vang như tiếng gió thổi làm lá cây chao động phát ra [27, tr. 226].

Nằm chưa ấm chỗ lại nghe lao xao, tiếng gào kêu tên Sài hoảng hốt” [39, tr. 9].

Chợt có tiếng lao xao” [39, tr. 46].

Nhìn chung, trong số những từ láy thuộc loại này bên cạnh các từ đơn thuần mô phỏng âm thanh tự nhiên (ào ào, ầm ầm …), thì còn nhiều từ mà trong sự mô phỏng âm thanh đã ẩn chứa cả sắc thái đánh giá của người dùng. c, Từ láy biểu thị ý nghĩa về hình dáng, kích thước

Theo thống kê của chúng tôi trong tác phẩm Thời xa vắng có 11 từ láy biểu thị ý nghĩa về hình dáng, kích thước. Những từ láy này chủ yếu dùng để miêu tả các chi tiết trong tác phẩm và chúng đều là tính từ.

Ví dụ:

- “Lởm chởm” - “có nhiều mũi nhọn nhô ra hoặc đâm ra, chĩa ra không đều trông dễ sợ” [27, tr. 309].

“Nước đã tràn về ào ạt như gió, trong chốc lát cánh đồng lởm chởm mấp mô đã trắng băng” [39, tr. 44].

- “Lững thững” - “Thong thả, chậm rãi từng bước một, tỏ ra không có gì vội”

[27, tr. 327].

Anh lững thững đi về nhà, ngồi vào chiếc tràng kỉ âm thầm như một bóng ma” [39, tr. 11].

- “Lạch bạch” - (đi, chạy) chậm chạp, nghe rõ tiếng những bàn chân đạp xuống mặt đất [27, tr. 218].

Rót nước ra ca xong, cô chạy lạch bạch ra ngoài cười nói hớn hở cách ba bốn dãy nhà còn nghe thấy… Cô lại lạch bạch chạy về” [39, tr. 91]. - “Xăm xăm” - “Dáng đi nhanh với vẻ vội vã và thẳng một mạch tới nơi đã định” [27, tr. 218].

“Ông bỏ màn, sẽ sàng dựa tấm tốn vào cọc màn, xăm xăm đến nhà ban chỉ huy” [39, tr. 73].

d, Từ láy biểu thị ý nghĩa hoạt động

Từ láy thuộc nhóm biểu thị ý nghĩa hoạt động trong tiểu thuyết Thời xa vắng theo thống kê của chúng tôi có 154 từ. Những từ láy này đều là các động từ.

Ví dụ:

- “Thình lình” - ( xảy ra) hết sứ bất ngờ, đột ngột [27, tr. 509].

Anh không sợ “địch” không sợ ma, mà chỉ sợ trong đêm tối bất thình lình mà ai thụi cho mình một cái rồi chạy” [39, tr. 71].

- “Vuốt ve” - Vuốt nhiều lần để thể hiện tình thương yêu, trìu mến [27, tr. 562]. “Được giận dỗi xỉ vả hết mức, cũng đồng thời lại được vuốt ve thương yêu hết lòng” [39, tr. 258].

- “Xuýt xoa” - Phát ra những tiếng gió khe khẽ trong miệng để biểu thị cảm giác đau, rét hoặc sự tiếc rẻ, thương xót kinh ngạc… [27, tr. 578].

- “Mắng mỏ” - Mắng (nói khái quát) [27, tr. 336].

Người ta sẽ reo lên ngỡ ngàng khi tìm ra nó và bế nó về xuýt xoa

mắng mỏ, sai khiến và giục giã nhau thay quần áo, lấy khăn ướt lau mặt, dỗ dành chiều chuộng [39, tr. 258].

e, Từ láy biểu thị ý nghĩa trạng thái, tính chất, quá trình

Từ láy biểu thị ý nghĩa trạng thái tính chất, trong tác phẩm Thời xa vắng theo thống kê của chúng tôi có 435 từ.

Ví dụ:

- “Bập bềnh” - “Trôi nổi nhấp nhô theo làn sóng, lúc bềnh lên, lúc tụt xuống” [27, tr. 33].

Làng bập bềnh như trôi trong đêm sương muối” [39, tr. 5].

- “Lủi thủi” - “Với dáng âm thầm, lặng lẽ và cô đơn một cách tội nghiệp” [27, tr. 316].

Tính Sài lủi thủi nó quen rồi” [39, tr. 50].

- “Tất bật” - “Vội vàng và luôn tay luôn chân vì quá bận bịu và vất vả” [27, tr. 495].

Sài và lũ cháu hối hả, tất bật với bữa cơm” [39, tr. 256].

- “Thấp thỏm” - “Ở trạng thái lo lắng, không yên lòng khi phải chờ đợi hoặc mong đợi một điều gì sẽ tới” [27, tr. 504].

Nỗi thổn thức, thấp thỏm của cô chờ tin Sài, nỗi đau khổ buồn rầu tại sao anh lại ra đi không hề viết cho cô một vài dòng, cô cũng thổ lộ với người con gái lớn của nhà chủ mà cô coi như một người chị” [39, tr. 94].

Trong tiểu thuyết Thời xa vắng” từ láy được sử dụng với mật độ khá dày và có những từ láy được lặp lại rất nhiều lần. Ngoài ra những từ láy mà Lê Lựu sử dụng ý nghĩa biểu thị cũng rất đa dạng. Nó đã góp phần tạo nên sự hấp dẫn cho tác phẩm.

Một phần của tài liệu Từ láy trong Thời xa vắng của Lê Lựu luận án thạc sĩ (Trang 38 - 46)