Tạo điều kiện phát triển mạnh các loại hình kinh tế trong nông nghiệp nông thôn.

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 84 - 87)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH NINH BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚ

3.2.6Tạo điều kiện phát triển mạnh các loại hình kinh tế trong nông nghiệp nông thôn.

nông thôn.

Tổng nông nghiệp hiện tồn tại 3 thành phần kinh tế chủ lực đó là kinh tế hộ gia đình, kinh tế hợp tác xã, kinh tế quốc doanh. Đầu tư phát triển các loại hình kinh tế này sẽ tạo điều kiện tiền đề cho việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tư cũng như góp phần củng cố quan hệ sản xuất ở nông thôn giúp cho nông nghiệp và nông thôn ngày càng phát triển.

- Với kinh tế hộ gia đình: về lâu dài tiếp tục là thành phần kinh tế chủ lực sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, do tính chất nhỏ lẻ, sản xuất manh mún khó có thể cạnh tranh được với thị trường nhất là khi thị trường nước ta hội nhập với khu vực. Do vậy Nhà nước cần phải hỗ trợ qua hệ thống dịch vụ, khuyến nông và thông tin thị trường, cùng với chương trình tín dụng nông dân được vay vốn tổ chức tiêu thụ nông sản... tạo mọi điều kiện để hộ nông dân chuyển từ dạng

phổ biến là sản xuất tự cấp tự túc sang hộ nông dân sản xuất hàng hoá. Giúp cho các hộ gia đình ngày càng giàu lên, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng chung của cả nước.

- Với kinh tế hợp tác xã: Cần tiếp tục khuyến khích thành lập mới theo luật hợp tác xã, đảm bảo cho hợp tác xã hoạt động thực sự không mang tính chất hình thức. Như vậy, Nhà nước cần hỗ trợ ban đầu bằng con đường tín dụngtrên nguyên tắc giao vốn hoạt động kinh doanh có thời hạn cụ thể. Bằng các nguồn vốn phát triển, Nhà nước hợp tác theo chương trình, mục tiêu cụ thể trên cơ sở đã có quy hoạch phát triển được các cấp phê duyệt. Có thể sử dụng hình thức cho vay vật tư, thiết bị trả chậm nhằm giúp các Hợp tác xã, các hiệp hội của nông dân đầu tư đa dạng hoá sản xuất theo những quy mô hợp lý, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn. Về lâu dài hợp tác xã phải đóng vai trò chủ chốt trong việc cung ứng vật tư, chế biến và tiêu thụ sản phẩm tiến tới nhập khẩu trực tiếp. UBND các huyện, thị xã tiến hành phân loại Hợp tác xã để có phương án chuyển đổi phù hợp . Hoạt động của Hợp tác xã chuyển đổi theo mô hình Hợp tác xã dịch vụ (thuỷ nông, bảo vệ thực vật, thú y, khoa học kỹ thuật, tiêu thụ nông sản, cung cấp vật tư phân bón, hàng tiêu dùng) trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện, dân chủ, có thể là trong một hộ vừa tham gia Hợp tác xã, nhưng lại vừa kinh doanh riêng, tư nhân, cá thể.

- Thành phần kinh tế quốc doanh: Thời gian tới, kinh tế quốc doanh vẫn có vị trí then chốt trong phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến và dịch vụ. Vấn đề đặt ra là phải phát huy cao hiệu quả của tiền vốn và các nguồn lực khác của khu vực này để đảm bảo đúng vai trò của loại hình kinh tế này trong sản xuất, đồng thời bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trong cạnh tranh. Và để đạt được điều này, trong thời gian tới cần tiến hành giải thể hoặc cổ phần hoá với các đơn vị làm ăn thua lỗ, hình thành các doanh nghiệp hoạt động theo loại hình doanh nghiệp công ích sản xuất giống, dịch vụ thuỷ nông, khuyến khích đầu tư thành lập các doanh nghiệp chế biến nông sản và tiêu thụ nông sản phẩm.

Một giải pháp nữa trong chính sách của nhà nước cho nông nghiệp và sẽ làm cho đầu tư trong nông nghiệp thành công hơn là nó nên kết hợp với đầu tư cho công nghiệp chế biến.. Ta biết rằng công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản là một lĩnh vực công nghiệp nhưng nó chính là động lực cho sự phát triển ngành nông nghiệp và khai thác được những thành quả của đầu tư cho nông nghiệp. Đối với một tỉnh có vị trí gần thủ đô , lại nằm ở khu vực đông dân cư. Trong khi đó, nông nghiệp của tỉnh lại có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. do vậy tỉnh nên đầu tư xây dựng một số nhà máy chế biến quy mô vừa phải nhằm chế biến các nông sản của tỉnh, từ đó nâng cao giá trị nông sản và dễ dàng manh đi tiêu thụ ở thị trường lớn. Với sự đầu tư này không những giúp cho nông nghiệp tỉnh phát triển nhanh mà còn kéo theo ngành công nghiệp phát triển theo góp phần vào việc công nghiệp hoá và hiện đại hoá tỉnh nhà.

KẾT LUẬN

kinh tế của tỉnh Ninh Bình - một tỉnh ven biển đồng bằng châu thổ sông Hồng. Vì vậy, phát triển nông nghiệp nông thôn là rất cần thiết, là chiến lược đúng đắn, hợp lý trong quá trình phát triển kinh tế. Để phát triển nông nghiệp, Ninh Bình cần phải có sự đầu tư thoả đáng cho ngành vốn có vị thế và tỷ trọng lớn nhất này. Trong thời gian qua, ngành nông nghiệp nông thôn Ninh Bình cũng đã nhận được quan tâm đáng kể và đạt được một số kết quả, thành tựu nhất định. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm sao đẩy nhanh quá trình đầu tư và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đó để nó phát huy tác dụng cho nền kinh tế. Do đó, việc giải quyết các vấn đề này cũng như các giải pháp đã nêu là vô cùng quan trọng. Nếu thực hiện được như vậy, nguồn vốn đầu tư cho nông thôn nông thôn sẽ được giải quyết và được sử dụng có hiệu quả cao, tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp nông thôn tỉnh Ninh Bình ngày càng phát triển, đồng thời góp phần to lớn vào sự phát triển và ổn định nền kinh tế tỉnh, làm cho nền kinh tế tế tỉnh vững chắc, đời sống nhân dân được nâng cao.

Trên đây là toàn bộ bài viết của em về đề tài này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy TS. Nguyễn Hồng Minh cùng các cô chú trong thanh tra bộ- Bộ kế hoạch và đầu tư đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

Hà Nội, ngày 30 tháng 04 năm 2011 Sinh viên: Nguyễn Mỹ Linh

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 84 - 87)