Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 58 - 61)

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2006-

2.3.2Những tồn tại và nguyên nhân

2.3.2.1 Những hạn chế:

- Cơ cấu nông nghiệp đã chuyển biến theo hướng tích cực song còn chậm: tỷ trọng ngành chăn nuôi còn thấp so với toàn ngành; tỷ trọng trồng trọt lớn... Sản xuất hàng hóa nông nghiệp chưa thật năng động, thị trường hạn chế và còn mang tính tự phát cao. Các vùng kinh tế trọng điểm chưa phát huy tương xứng với tiềm năng và vai trò, chính sách đầu tư và hỗ trợ các vùng kém phát triển chưa đáp ứng được nhu cầu. Cơ cấu đầu tư bất hợp lí còn thể hiện ở việc phân bổ vốn đầu tư nhiều cho khu vực quốc doanh là khu vực có hiệu quả thấp và sức cạnh tranh thấp trong khi vốn đầu tư cho khu vực dân cư và các thành phần kinh tế khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong nông nghiệp trong khi đây là khu vực sản xuất chính của ngành nông nghiệp.

- Sản xuất quy mô nhỏ, phân tán, chưa hình thành các vùng, khu vực sản xuất chuyên môn hoá nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá lớn có hiệu quả và sức cạnh tranh cao trên thị trường. Sản xuất trồng trọt còn manh mún, ruộng đất bị chia cắt nhỏ theo hộ gia đình và phân tán nhiều địa điểm, sản phẩm sản xuất khối lượng nhỏ do nông dân tự tiêu thụ do vây hiệu quả thấp. Các hộ nông dân cũng chỉ làm chỉ để đủ ăn, không có hướng sản xuất để kinh doanh nên giá trị không cao. Ngành chăn nuôi còn phát triển theo hướng tận dụng phụ phẩm và thức ăn thừa trong gia đình là chủ yếu, nhất là chăn nuôi lợn, trâu bò...

- Quy mô vốn đầu tư cho nông nghiệp thấp so với yêu cầu phát triển. Tỷ trọng vốn đầu tư cho nông nghiệp liên tục giảm đây cũng là nguyên nhân cản trở việc phát huy hiệu quả của vốn đầu tư tới khoa học công nghệ, nâng cao nhân lực trình độ cao. Vốn đầu tư từ ngân sách cấp cho dự án thấp so với nhu cầu thực tế dẫn đến đầu tư không đồng bộ, chậm đưa công trình vào sử dụng ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư, nguồn vốn trong dân nhiều nhưng chưa được huy động thỏa đáng. Chưa tận dụng triệt để tranh thủ mọi nguồn vốn huy động, phát triển ngành đảm bảo vốn liên doanh, liên kết để sản xuất. Vốn đầu tư nước ngoài còn ít, các dự án thường nhỏ, hiệu quar không cao nguyên nhân là do thẩm định, thực hiện các điều kiện tiếp nhận chậm dẫn đến vốn đối ứng trong nước chưa giải quyết kịp.

- Đầu tư cho khoa học công nghệ thấp, chậm áp dụng những tiến bộ mới vào sản xuất nên chưa khơi dậy được tiềm năng chất xám để tăng trưởng nông nghiệp với nhịp độ cao ổn định. Đầu tư cho nghiên cứu lai tạo giống mới, phổ cập, nhập nội cây con, con giống có năng suất chất lượng cao chưa đúng mức. Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay khi nghiên cứu đàu tư cho lai tạo giống mới và phổ cập cây con, con giống chất lượng cao, chi phí thấp, phù hợp với điều kiện tỉnh chưa được khai thác. Đây chính là các yếu tố quyết định tới tăng trưởng bền vững của nông nghiệp. Khi có nghiên cứu thì việc áp dụng chúng vào sản xuất còn chậm, mối liên hệ giữa các trung tâm nghiên cứu chưa rộng rãi.

- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực chưa được quan tâm đúng mức. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là hoạt động đầu tư cho công tác đào tạo, nâng cao trình độ, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công nhân, nhà nghiên cứu, nhà quản lí trong lĩnh vực nông nghiệp. Đào tao nguồn nhân lực cung cấp cho nền sản xuất nông nghiệp các đội ngũ các nhà nghiên cứu, kĩ sư, cán bộ công nhân nông nghiệp, nâng cao trình độ kĩ thuật và nghiệp vụ, cải tiến cách thức tổ chức lao động sản xuất nhằm sử dụng hiệu quả hơn lao động hiện có. Tuy có vai trò lớn trong phát triển nông nghiệp nhưng tỷ trọng vốn đầu tư cho công việc này còn thấp, chưa được chú trọng.

- Hiệu quả các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp còn thấp. Do vốn đầu tư không đủ để đáp ứng cho xây dựng hệ thống cơ sở vật chất nhất là hệ thống thủy lợi nên các công trình nông nghiệp nhanh chóng xuống cấp không thể đáp ứng được nhu cầu phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Đầu tư mới chỉ chú trọng xây dựng mới không chú ý đến duy tu, bảo dưỡng các công trình đã có dẫn đến nhiều công trình hư hỏng xuống cấp nhanh, mức độ huy động thấp.

- Chưa tạo được thị trường vốn hợp lý cho đầu tư phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng. Tuy khối lượng vốn tín dụng tăng lên nhưng chủ yếu là vốn ngắn hạn, vốn trung và dài hạn còn hạn chế, thời gian cho vay thiếu linh hoạt, phương thức cho vay vốn chưa phong phú bởi vậy chưa kích thích được các doanh nghiệp, các hộ nông dân sử dụng nguồn vốn này đầu tư phát triển sản xuất. Hơn

nông nghiệp lại có lãi suất cao hơn khu vực thành thị nếu vay thương mại. Tuy đã tháo gỡ bớt những rang buộc về việc vay vốn của các hộ nông dân, các trang trại nhưng nhìn chung thủ tục, quy trình và thời hạn, lãi suất còn rườm rà chưa tạo được sự hấp dẫn.

- Công nghiệp chế biến nông sản phát triển chậm, chủ yếu là sơ chế, chưa hình thành các cơ sở chế biến lớn, có công nghệ hiện đại như chế biến thịt, tôm, rau quả... từ đó tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, hình thành các vùng nguyên liệu cho công nghiệp.

- Dân số lao động nông nghiệp trong nông thôn là còn rất lớn nên nhiều khi dẫn tới dư thừa, tạo ra áp lực lớn về yêu cầu giải quyết việc làm.

- Một số khó khăn khác còn tồn tại như kinh tế hợp tác xã đã chuyển đổi hoạt động theo luật song hiệu quả còn thấp chưa hỗ trợ tích cực cho kinh tế hộ phát triển. Kinh tế hộ đong vai trò và sản xuất ra chủ yếu sản phẩm trong nông thôn song với phương thức sản xuất manh mún, công nghệ lạc hậu, lao động thủ công là chính sẽ khó cạnh tranh trên cơ chế thị trường. Thị trường đầu ra cho sản phẩm của nông dân còn bấp bênh, chưa ổn định, tạo tâm lý không yên tâm khi sản xuất...

2.3.2.2 Nguyên nhân của tồn tại

- Đổi mới tư duy kinh tế chưa kịp thời dẫn đến chậm trễ, lung túng trong việc xây dựng, quản lý và thực hiện hệ thống kinh tế, xã hội đồng bộ, trước hết là hệ thống quy hoạch và các điểm đột phá, trọng điểm.

- Hệ thống các văn bản dười luật hướng dẫn chưa kịp thời, chưa có tính thống nhất dẫn đến lúng túng trong chỉ đạo điều hành của địa phương.

- Nền kinh tế của tỉnh nói chung nông nghiệp nói riêng có xuất phát điểm thấp, quy mô nhỏ; kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội còn nhiều bất cập, nguồn lực, đặc điểm là nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp còn nhiều hạn chế.

- Công tác cải cách thủ tục hành chính, tổ chức thực hiện còn thiếu chủ động, thiếu sự phối hợp kết hợp giữa các cấp, các ngành.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 58 - 61)