0
Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Quy hoạch phát triển các ngành nông nghiệp của tỉnh đến

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2006 ĐẾN 2010 (Trang 64 -66 )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH NINH BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚ

3.1.3 Quy hoạch phát triển các ngành nông nghiệp của tỉnh đến

Thực hiện xây dựng nông thôn mới. Trước mắt xây dựng các quy hoạch về nông thôn và thí điểm nông thôn mới của tỉnh. Tạo động lực mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa sản xuất trên cơ sở khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả các loại đất nông nghiệp, bố trí hợp lí cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất và hiệu quả đầu tư.

Phát triển toàn diện nông, lâm nghiệp và thủy sản cùng các ngành nghề nông thôn, tạo cho nông dân có việc làm trong suốt năm. Xây dựng nhiều mô hình kinh tế tổng hợp, phù hợp nông dân. Phát triển mạnh vụ đông trên cơ sở ổn định diện tích trồng lúa và cây màu. Mở rộng diện tích gieo trồng lúa chất lượng cao. Gắn sản với thị trường tiêu thụ và chế biến sản phẩm. Thực hiện quy hoạch:

- Tăng cường đầu tư cho chăn nuôi.

Trong thời gian tới, tỉnh Ninh Bình nên có cơ cấu ngành nông nghiệp theo đó ngành chăn nuôi sẽ chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Việc đưa ra cơ cấu hợp lí này sẽ góp phần đưa nông nghiệp tỉnh đi lên.Việc chọn ngành chăn nuôi làm trọng điểm sẽ làm nguồn vốn đầu tư của ngân sách cho chăn nuôi sẽ gia tăng và toàn tỉnh đầu tư nhiều hơn vào giống vật nuôi , giúp cho nông dân có giống mới, và họ sẽ đầu tư vào chăn nuôi góp phần đưa chăn nuôi tăng trưởng.Bên cạnh việc phát triển chăn nuôi, tỉnh vẫn cần ổn định phát triển ngành trồng trọt , cần ưu tiên cho một số cây trồng hỗ trợ chăn nuôi hoặc nên kết hợp cả chăn nuôi và trồng trọt trong một tổng thể chung cùng phát triển.Việc đầu tư chăn nuôi góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp, cải thiện đời sống cho người nông dân và ngoài ra có thể giúp cho người dân có thể tiến hành chăn nuôi trên quy mô lớn được thuận lợi

- Đầu tư theo thứ tự ưu tiên.

Tỉnh Ninh Bình không phải là một tỉnh giàu có, vốn đầu tư cho nông nghiệp thì rất ít, trong khi đó nhiều công trình hạ tầng nông nghiệp đã xuống cấp cần đầu

tư, hoặc cần phải đầu tư trước...Vì vậy mà tỉnh nên có kế hoạch thật hợp lí khoa học để xếp các công trình dự án theo một thứ tự ưu tiên nhất định: công trình nào cần thì đầu tư trước, ít cần thì đầu tư sau... như vậy không những giảm được nhu cầu vốn đầu tư quá lớn và tránh được sự lãng phí và hiện tượng đầu tư dàn trải trên diện rộng, đồng thời cũng nâng hiệu quả của các đồng vốn đầu tư bỏ ra sớm phát huy tác dụng.Như đầu tư cho hệ thống giống phải song song đi liền với hệ thống thuỷ lợi, và lượng vốn đầu tư cho giống không nên thấp quá so vơi vốn cho thuỷ lợi . Hoặc như đầu tư vào hệ thống kênh mương vùng nào còn sử dụng được nên tận dụng. Địa phương nào cần đầu tư cho thuỷ lợi nên đầu tư cho các kênh chính trước sau đó đầu tư các kênh phụ như vậy sẽ sử dụng được đồng bộ các công trình. Việc quy hoạch thứ tự các dự án là rất cần thiết đối với đầu tư trong ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Bình.

- Đầu tư theo mô hình kinh tế trang trại.

Tỉnh Ninh Bình là một địa phương có nhiều thế mạnh mà có khả năng phát triển hiệu quả mô hình kinh tế trang trại. Bởi lẽ tỉnh có địa hình đa dạng, đồi núi nhiều chưa được sử dụng, thời tiêt khá ổn định. Mặt khác mô hình kinh tế trang trại còn giúp cho người dân gia tăng sản xuất, tăng thu nhập và khai thác những tiềm năng của mình. Cho nên tỉnh cần có những chính sách ưu tiên và kêu gọi người dân áp dụng mô hình này theo định hướng của tỉnh. Như khuyến khích người dân thông qua việc cho vay vốn ưu đãi, không thu thuế trong thời gian đầu, có thể giúp họ tiêu thụ nông sản nếu được mùa và trợ cấp khi khó khăn. Hoặc tỉnh có các chương trình phổ biến kiến thức cho người dân về cách thức làm trang trại và cách chăm sóc các cây trồng vật nuôi trong những trang trại của mình. Phát triển trang trại là cách đi đúng,nó sẽ tạo điều kiện cho việc cơ giới hoá nông nghiệp và hướng phát triển của nông nghiệp trong tương lai.

- Chú trọng đầu tư vào vùng chuyên canh để khai thác tối đa thế mạnh của vùng: + Khai thác hiệu quả các loại mặt nước cho nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn và vùng ruộng trũng nuôi thủy sản thời vụ. Thực hiện trồng rừng theo chương trình 5 triệu ha rừng, trong đó tập trung phát triển

trồng rừng sản xuất, trồng rừng phòng hộ, bảo vệ tốt những diện tích rừng hiện có. + Vùng ven biển Kim Sơn tập trung xây dựng vùng chuyên canh cói với diện tích khoảng 470 ha cói trở lên, phục vụ nguyên liệu cho chế biến cói, vùng chuyên canh nuôi trồng thủy sản với diện tích trên 2.100 ha nước mặn lợ, lấy tôm sú, cua rèm là con nuôi chủ yếu.

+ Vùng đồng bằng tập trung xây dựng một số vùng chuyên canh như lạc,đỗ tương, vùng lúa chất lượng cao; thực hiện thâm canh cây trồng, đồng thời xây dựng một số cơ sở chế biến phù hợp nhằm thu hút sản phẩm hàng hóa ở vùng này.

+ Vùng đồi núi tập trung phát triển vùng chuyên canh cây dứa (khoảng 2.800 ha), cây mía (1.200ha) phục vụ cho nhà máy hoa quả hộp Đồng Giao. Đồng thời phát triển mạnh chăn nuôi tập trung đối với bò, dê, ong, hươu…

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2006 ĐẾN 2010 (Trang 64 -66 )

×