Giải pháp đầu tư phát triển khoa học công nghệ vào nông nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 81 - 82)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH NINH BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚ

3.2.4Giải pháp đầu tư phát triển khoa học công nghệ vào nông nghiệp

Áp dụng rộng rãi khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất cây trồng vật nuôi và tạo súc cạnh tranh trên thị trường, việc áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất là hết sức cần thiết.

Ngoài việc áp dụng công nghệ sẵn có, cần đầu tư tập trung ngiên cứu đổi mới công nghệ trên các lĩnh vực sản xuất giống cây, giống con, công nghệ áp dụng vào các khâu trong sản xuất nông, lâm nghiệp, chế biến, thuỷ lợi theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, áp dụng các thành tựu công nghệ sinh học mới trong nông nghiệp nhằm xây dựng một nền nông nghiệp sạch đa dạng và hiệu quả.

Về cơ chế quản lý cần khuyến khích các đơn vị trích vốn tự có phục vụ nghiên cứu khoa học và công nghiệp, ưu tiên đầu tư cho các đơn vị có dự án đầu tư áp dụng khoa học công nghiệp mới.

Cần có kế hoạch đào tạo về kiến thức cho nông dân tiếp thu thành tựu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Như vậy, nền sản xuất nông nghiệp tỉnh sẽ phát triển đa dạng và đem lại hiệu quả kinh tế cao.Từ đó sẽ đẩy mạnh quá trình thu hồi vốn và mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư.

Cụ thể, cần tập trung triển khai các đề tài nghiên cứu về giống để có bước đột phá và chủ động cung cấp giống cây và giống con có năng suất và giá trị cao; trọng tâm là sản xuất giống lúa lai F1, lợn hướng nạc theo công nghệ PIC, tạo nguyên liệu

cho xuất khẩu...

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 81 - 82)